Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Siêu tên lửa Brahmos

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Siêu tên lửa Brahmos


Tên lửa hành trình mới sẽ có tốc độ nhanh gấp 5-7 lần vận tốc âm thanh, đó là tiết lộ của ông ông Praveen Pathak về dự án hợp tác phát triển tên lửa mới giữa Nga và Ấn Độ.



Tại triển lãm vũ khí Defexpo cuối tháng 30/3, ông Praveen Pathak, người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa hành trình BrahMos, khẳng định: "Vũ khí mới sẽ có khả năng bay ở tốc độ hành trình "siêu vượt âm" (hypersonic) Mach 5 - Mach 7, ông nói.

"Chúng tôi muốn tạo ra một vũ khí có thể sẽ không khác nhiều so với loại tên lửa BrahMos đang được chế tạo về trọng lượng và kích thước, để có thể sử dụng được các bệ phóng đã được triển khai trên tàu và hay các bệ phóng di động. Cách lựa chọn này sẽ không mất quá nhiều việc để chuyển đổi hệ thống như vậy lên siêu vượt âm", ông Pathak nói thêm.

"Nga đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc phát triển vũ khí tốc độ cao và động cơ phản lực siêu âm, đây là một chương trình Nga - Ấn có thể hoàn thành", ông Pathak nói với Douglas Barrie, nhà phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, Anh.

"Thiết kế của một tên lửa siêu thanh chính hãng có khả năng sẽ "mới hơn” loại tên lửa 3M55 Onyx/BrahMos đang sử dụng hiện nay. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực mới để duy trì tốc độ bay siêu âm trong toàn hành trình của nó", ông Pathak nói.



http://nghiadx.blogspot.com
Dựa trên tên lửa BrahMos, Nga và Ấn Độ sẽ tạo ra một số biến thể tên lửa mới có những ưu điểm vượt trội.


Trước đây, Cơ quan phát triển và nghiên cứu quốc phòng DRDO của Ấn Độ từng giới thiệu mô hình thí nghiệm công nghệ siêu vượt âm ở một triển lãm hàng không.

NPO Mashinostroeniye, đối tác của Ấn Độ trong chương trình BrahMos, đã phát triển một tên lửa siêu vượt âm có tên 3M25 Meteorit, tuy nhiên họ chưa một lần nào trưng bày loại tên lửa này.

Cùng thời điểm này, một số tuyên bố của Nga và Ấn Độ cho biết, hai nước sẽ hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có khả năng tấn công tàu sân bay. Tuy nhiên hai tuyên bố này có thể không phải là một, do dự án phát triển biến thể chống tàu sân bay của tên lửa BrahMos chỉ có tốc độ siêu âm Mach 2,5 - 2,9.

Ấn Độ cũng sẽ tiến hành bắn thử nghiệm lần đầu đối với biến thể tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phóng từ máy bay Su-30MKI của họ vào cuối năm 2012 "Chúng tôi hy vọng vào cuối năm 2012 sẽ tiến hành phóng thử lần đầu từ một máy bay. Nó sẽ là một vụ phóng từ trên không", ông nói.

Công việc tích hợp biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không cho máy bay Su-30MKI đang được thực hiện cho Không quân Ấn Độ. Trong đó đã có một vài máy bay Su-30MKI được thay đổi cấu hình để mang được tên lửa BrahMos.

Lực lượng Không quân Ấn Độ đã sẵn sàng nhận được đủ các bệ phóng tên lửa BrahMos (biến thể đất - đối - đất) để trang bị cho hai tiêu đoàn tên lửa. Những tên lửa này sẽ được triển khai ở những căn cứ gần biên giới của Ấn Độ để có thể tấn công các căn cứ không quân, các đơn vị phòng không và các trạm radar của kẻ thù, ông Pathak cho biết.

Trong tháng 3/2012, Ấn Độ đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (biến thể đất - đối - đất, cải tiến lên Block III). "Tên lửa đã bay đạt tầm bắn cực đại, 290 km. Ở giai đoạn cuối đã bay bổ nhào xuống độ cao thấp. Đây là một yêu cầu của lực lượng mặt đất", ông nói thêm, một cuộc tấn công theo kiểu “bổ nhào” là cần thiết đối với những mục tiêu ở địa hình đồi núi.

BrahMos, được phát triển từ loại tên lửa hành trình hải quân 3M55 Yakhont bởi hãng NPO Mashinostroeniye của Nga, là một vũ khí có khả năng nhất trong các loại tên lửa cùng lớp, tên lửa có tầm bắn xa tới 290 km, tốc độ siêu âm cực đại Mach 2,8, trang bị đầu đạn lên tới 250 kg, có mặt cắt tiết diện phản xạ radar thấp và hành trình tấn công có thể thay đổi, bao gồm các độ cao bay thấp nhất là 10 m và có thể bay cao tới 14.000 m. Tên lửa hoạt động theo nguyên lý bắn vào quên. Biến thể BrahMos phóng từ mặt đất có trọng lượng phóng lên tới 3 tấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang