Nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ nhanh chóng nếu không có những chính sách cần thiết.
Một nghiên cứu mới đây cho biết, khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của châu Âu sẽ gặp khó khăn, và có thể sẽ không thực hiện được trừ khi những quyết định cấp thêm kinh phí sớm được đưa ra.
Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Quốc Phòng Châu Âu (EDA) về hệ thống hàng không tương lai (FAS4 Europe) cho rằng tình hình của các hệ thống này trong tương lai tương đối nghiêm trọng, với khả năng một số ngành công nghiệp và kỹ thuật quan trọng sẽ được đặt trong tình trạng báo động. Nếu không tăng cường đầu tư và xây dựng một chiến lược phát triển cần thiết thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm rằng "phát triển máy bay chiến đấu tương lai (có người lái và không người lái) và máy bay trực thăng tấn công" mang lại những rủi ro rất cao. Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon "Ngành công nghiệp phòng không của châu Âu vẫn còn tính cạnh tranh, tuy nhiên, vị trí hiện nay có được đều dựa trên những dự án đầu tư trong quá khứ," báo cáo cho biết. "Để phục hồi lại được sẽ tốn kém rất nhiều về cả thời gian và tiền bạc ". Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng trong một số trường hợp ngành công nghiệp sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia thành viên trong EDA cho tới năm 2020. "Để có nhiều thời gian và chi phí cần thiết cho việc phát triển hệ thống hàng không tiên tiến trong tương lai, các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phải thống nhất một kế hoạch chung, tuy nhiên trên thực tế lại chưa có một kế hoạch nào như vậy", nhóm nghiên cứu FAS4 Europe cho biết. Những chương trình thực dụng và ngắn hạn cần phải được thay thế bằng một chiến lược dài hạn để duy trì sức mạnh quân sự. Máy bay chiến đấu Saab Gripen Họ cũng chỉ ra rằng nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, và các cường quốc công nghiệp mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những lý do buộc họ phải hành động. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu FAS4 Europ (bao gồm BAE Systems, Dassault, EADS, Hellenic Aerospage Industry, Saab và Thales) đã đề xuất một chiến lược ba giai đoạn từ năm 2012 tới 2017. Trong đó, giai đoạn đầu tiên sẽ thực hiện các dự án để "duy trì khả năng công nghiệp, hoàn thiện công nghệ, tăng cường hợp tác, phát triển các mô hình kinh doanh, cũng như đấu thầu cho các dự án chung châu Âu". Các nước thành viên cần phải cấp thêm nguồn kinh phí để tài trợ cho các dự án, bao gồm dự án phát triển hệ thống hàng không tương lai, báo cáo cho biết. Mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) công bố rằng lần đầu tiên trong lịch sử, chi phí dành cho công nghiệp quốc phòng của các quốc gia châu Á đã vượt qua khu vực châu Âu. Máy bay chiến đấu Dassault Rafale Trong báo cáo của IISS, tổng mức ngân sách quốc phòng của hai khu vực đã nhanh chóng “xích lại gần nhau” từ sau năm 2008. Các quốc gia châu Âu đang phải cắt giảm chi phí quốc phòng vì khủng hoảng kinh tế khu vực: trong giai đoạn 2008-2010, 16 quốc gia thành viên NATO đã phải cắt giảm đáng kể chi phí quốc phòng hàng năm. Trong năm 2011, các quốc gia NATO thuộc châu Âu chi ra 270 tỉ USD cho quốc phòng, còn các quốc gia châu Á (gồm cả Australia và New Zealand) đạt 262 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2010, Mỹ đã chi 693 tỉ USD và Nga là 53 tỉ USD cho quốc phòng. Ở khu vực châu Á, chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí quốc phòng của khu vực. Tạp chí quân sự Janes dự báo, tới năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn tổng chi phí quốc phòng của 8 quốc gia chủ chốt của NATO (trừ Mỹ) cộng lại, gồm: Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ba Lan. Máy bay chiến đấu BAE Harrier Vào trung tuần tháng 3, Trung Quốc tuyên bố dự toán ngân sách quốc phòng của nước này năm 2012 sẽ tăng 11,2% so với năm 2011, đạt 106,4 tỉ USD. Mức tăng này trong năm 2011 là 12,7%. |
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
>> CNQP Châu Âu sẽ sụp đổ ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét