Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Angi 5

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Angi 5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Angi 5. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?

Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5


Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?

Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành trình, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach.

Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành trình siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

 Thông qua chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa.

Ông Pillai còn cho rằng, về tốc độ và độ chính xác thì tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nhì thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm.

Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ.

Ngoai ra, Ấn Độ đã thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI.

Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu.

Ông Pillai tiết lộ, chương trình thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng.

Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng phòng thủ mặt đất.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ tự tin chế tạo lá chắn tên lửa

Ấn Độ sẽ xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không Prithvi của Ấn Độ

Sau khi thành công trong các thử nghiệm gần đây, các quan chức Ấn Độ tin rằng hệ thống chống tên lửa của nước này đã sẵn sàng để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt.

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang sử dụng hệ thống tên lửa đánh chặn hai tầng. Tầng thứ nhất là các tên lửa phòng không Prithvi (PAD) và được sử dụng để đánh chặn trên độ cao từ 50 đến 80 km.

Tầng thứ hai gồm có các tên lửa phòng không AAD, được sử dụng cho độ cao thấp hơn (30 km). Hai hệ thống tên lửa kết hợp với một hệ thống radar Green Pine của Israel cung cấp có thể tiêu diệt những tên lửa đạn đạo có tầm xa tới 5.000 km.

Điều này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng tự vệ trước các tên lửa của Pakistan và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, hiện nay, Ấn Độ vẫn đang phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn thứ ba (PDV). Đó là một tên lửa siêu thanh có thể hạ các tên lửa ở độ cao trên 150 km.

Ấn Độ là quốc gia thứ năm thực hiện tham vọng phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Mười năm trước, Ấn Độ đã nhập khẩu hai hệ thống radar chống tên lửa đan đạo Green Pine của Israel.

Hệ thống vũ khí này đã được đưa vào sử dụng phục vụ hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ từ sáu năm trước đây sau khi thử nghiệm thành công
http://nghiadx.blogspot.com
Radar Green Pine của Israel

Radar Green Pine ban đầu được thiết kế chế tạo làm “mắt thần” cho hệ thống chống tên lửa chống đạn đạo Arrow của Israel. Arrow được xây dựng trên cơ sở hợp tác với Mỹ, nhằm bảo vệ Israel trước những mối nguy hiểm của các tên lửa đạn đạo đến từ Iran và Syria.

Ấn Độ cũng đã phát triển hệ thống radar Swordfish, trong đó có khả năng tương tự như hệ thống Green Pine và đã hoạt động trong hai năm. Swordfish là một phần của một hệ thống tích hợp dữ liệu từ vệ tinh và các nguồn khác để phát hiện và theo dõi các tên lửa.

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trên thực tế, các tên lửa đánh chặn và hệ thống điều khiển đều được thiết kế và chế tạo ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn có thể mua các công nghệ của Israel để tăng tốc độ phát triển của hệ thống phòng thủ.

Ấn Độ muốn mua toàn bộ hệ thống Arrow của Israel, nhưng Mỹ từ chối cho phép Israel thực hiện hợp đồng này vì có liên quan đến rất nhiều công nghệ của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AAD của Ấn Độ

Mặc dù, hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) của Ấn Độ chỉ mới hoạt động trong vòng hai năm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất hàng loạt và họ đang đề nghị quốc hội chi tiền để bắt đầu xây dựng hệ thống bảo vệ New Delhi.

Trong tình hình hiện nay, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ, Trung Quốc và Pakistan có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ mỏng manh của Ấn Độ bất cứ lúc nào, bằng cách bắn nhiều tên lửa cùng một lúc hơn so với mức độ xử lý có thể của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ.

>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa

Các tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân và sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu như để chúng chúng lọt qua “tường lửa”.

Ấn Độ có thể mua công nghệ của Israel để đối phó. Tuy nhiên giá thành đắt đỏ cũng như các trở ngại về mặt công nghệ sẽ khiến việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng Ấn Độ phải tự sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa là cần thiết vào lúc này.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên hiện Trung Quốc cảm thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ báo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau khi phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn Agni-5, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, Quân đội Ấn Độ có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh trên nền tảng này, không chỉ có thể mở rộng khu vực sát thương tiềm tàng, mà còn có thể có “khả năng kỳ lạ”, gồm chế tạo vũ khí chống vệ tinh, từ đó mở ra thời đại mới của lĩnh vực hàng không vũ trụ tên lửa của Ấn Độ.

Theo báo Nga, ngày 19/4, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa Agni-5, bay ở độ cao 600 km, đã rơi xuống vùng biển dự kiến ở Ấn Độ Dương ngoài 5.000 km. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đã có thể sử dụng loại tên lửa này phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo.

Độ cao quỹ đạo của đa số vệ tinh quân sự trong đó có vệ tinh do thám vào khoảng 300-800 km, vì vậy nhiệm vụ của các kỹ sư Ấn Độ là nghiên cứu chế tạo ra tên lửa có độ bay cao có thể đạt 800 km.

Trưởng thiết kế Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Saraswat cho biết, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này trên nền tảng tên lửa Agni-5. Mặc dù không muốn quân sự hóa vũ trụ, nhưng Ấn Độ buộc phải có khả năng nhất định, ra sức phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ.

Báo Nga cho rằng, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc phóng thử tên lửa Agni-5 của Ấn Độ và những nỗ lực của Ấn Độ trên phương diện tăng tầm phóng và độ bay cao của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Báo chí Đức bình luận, hiện nay cánh tay của Ấn Độ đã vươn ra rất dài, Trung Quốc có thể tạm thời còn chưa cảm giác thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.

Nhưng mặt khác, sự “bình tĩnh rất cao” này cũng rất thực tế, bởi vì thành tựu trên lĩnh vực này của Trung Quốc ít nhất dẫn trước Ấn Độ 10 năm.

Tầm phóng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc gấp đôi tên lửa Agni-5 của Ấn Độ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc quan tâm đến việc đưa tin của báo giới về việc Ấn Độ phóng tên lửa, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, là đối tác chứ không phải đối thủ. Quan hệ Trung-Ấn hiện đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục xu thế này.

Cựu Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia-Viện Khoa học Nga Kekeshen (đọc âm Hán) nói với hãng Itar-Tass rằng, chế tạo và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 là một thành tựu quan trọng của Ấn Độ, cho thấy sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ được cải thiện rất lớn.

Hoàn toàn có thể suy đoán, trong mấy năm tới Ấn Độ sẽ có khả năng chế tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, có thể tấn công các mục tiêu từ từ 10.000-11.000 km thậm chí xa hơn.

Ấn Độ cần thông qua quyết sách chính trị đặc biệt, chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạn xuyên lục địa. Hành động này của Ấn Độ có thể là để bước vào câu lạc bộ các nước lớn có tên lửa hạt nhân siêu cấp, sánh ngang với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> 10 sự thật về ICBM Agni-V


19/4 là ngày đầy ý nghĩa đối với Ấn Độ bởi đất nước này đã bắn thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V.



Agni-V là một ICBM sử dụng 3 tầng nhiên liệu đẩy, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển.

Dưới đây là 10 sự thật về loại tên lửa này:

1. Với sự kiện bắn thử thành công tên lửa Agni-V, Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ các cường quốc sở hữu ICBM mà trước đó gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. ICBM Agni-V có trọng lượng nặng tới 50 tấn và sẽ sẵn sàng sản xuất vào năm 2014 - 2015.

2. Họ tên lửa Agni, gồm Agni-V có vai trò quan trọng đối với Quân đội Ấn Độ trong việc đối mặt và duy trì cán cân sức mạnh quân sự với Trung Quốc, nhất là sau khi Bắc Kinh triển khai các loại tên lửa tầm xa của họ ở Tây Tạng.

3. Loại tên lửa này có thể tấn công toàn bộ các vùng lãnh thổ châu Á, vươn sang một phần châu Âu, châu Phi và một vùng lãnh thổ nhỏ của châu Mỹ. Do đó, sự xuất hiện của Agni-V đã làm thay đổi cuộc chơi. Agni-V sẽ làm cho cả thế giới phải kiêng nể Ấn Độ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bắn của tên lửa là hơn 5000km, bao trùm lãnh thổ Trung Quốc.


4. Một khi được phóng lên, không thể cản được sức mạnh của tên lửa này, nó di chuyển nhanh hơn một viên đạn nhưng lại mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1 tấn. Tên lửa có thể triển khai từ bệ phóng cỡ container, đặc biệt có thể phóng có tính cơ động cao.

5. Với tầm bắn xa tới 5.000 km, một khi được xác nhận và thông qua bởi các lực lượng quân đội sau một vài lần thử nữa, Agni-V sẽ là tên lửa bắn xa nhất của Ấn Độ.

6. Từ Agni-V, Ấn Độ sẽ hướng tới khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Lúc đó, uy lực của nó sẽ vô cùng ghê gớm.

7. Agni-V có thể được sửa đổi cấu hình để biến thành tên lửa mang vệ tinh cỡ nhỏ và sau đó thậm chí có thể sử dụng để bắn rơi vệ tinh của đối phương.

8. Việc phóng tên lửa chỉ được thực hiện khi có lệnh trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, họ hy vọng rằng loại vũ khí giết người hàng loạt này chỉ được sử dụng với mục đích "duy trì hòa bình" và không gây chiến tranh.

9. Tên lửa Agni-V có chiều dài 17 m, ba tầng nhiên liệu đẩy đều sử dụng nhiên liệu rắn. Tâng đẩy động cơ đầu tiên sẽ đưa tên lửa lên độ cao khoảng 40 km. Tầng đẩy thứ hai sẽ đẩy tên lửa lên độ cao khoảng 150 km. Tầng đẩy thứ ba sẽ đưa lên 300 km so với mặt đất. Tên lửa cuối cùng sẽ đẩy nó lên độ cao khoảng 800 km.

10. Vụ thử hôm 19/4 là lần phóng đầu tiên của tên lửa Agni-V, theo tính toán, tên lửa có thể đạt tầm xa trên 5.000 km.

Một số hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Agni-V của Ấn Độ hôm 19/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-V được đặt trên một bệ phóng cơ động và phóng lúc 8h5p trên đảo Wheeler.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo dự tính ban đầu thì cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào hôm 18/4, tuy nhiên nó đã bị hoãn lại do thời tiết xấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc thử nghiệm thành công đánh dấu một bước tiến dài của chương trình tên lửa Ấn Độ


http://nghiadx.blogspot.com
Agni-V được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực định vị và dẫn đường, đầu nổ và động cơ cũng có nhiều cải tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ có Agni-I với tầm bắn là 700 km, Agni-II với tầm bắn là 2.000 km, Agni-III và IV với tầm bắn lần lượt là 2500 và 3.500 km.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?


Sự hưng phấn của Ấn Độ sau vụ phóng tên lửa thành công bất ngờ bị báo Trung Quốc “dội gáo nước lạnh”.



Theo giới truyền thông Ấn Độ, với tầm bắn hơn 5.000km, tên lửa liên lục địa Agni-5 có thể bắn tới hầu hết các khu vực của Trung Quốc, kể cả khu vực bờ biển miền Đông nước này.

“Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc. Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, Uday Bhaskar, cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích thuộc Quỹ hàng hải quốc gia ở New Delhi nhấn mạnh.

Tờ Global Times của Trung Quốc nhận định, công nghệ tên lửa của Ấn Độ quả thực đang phát triển rất nhanh. Quốc gia này phóng thành công tên lửa Agni-4 với tầm bắn 3.500km và nay là Agni-5 có khả năng nhắm mục tiêu cách xa 5.000km.

Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang ảo tưởng về sức mạnh tên lửa của mình. Tên lửa của New Delhi chỉ có tầm bắn 5.000km trong khi khả năng của các tên lửa “mang quốc tịch” Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pháp vượt 8.000km.


http://nghiadx.blogspot.com
Báo Trung Quốc cảnh báo về mối nguy hiểm Ấn Độ tự đặt ra cho mình sau vụ phóng tên lửa. Ảnh minh họa: CBCNews.

Theo Global Times, sức mạnh quân sự mà Ấn Độ phát triển trong thời gian qua dường như không tương xứng với tiềm lực quốc gia. New Delhi vẫn còn nghèo và cơ sở hạ tầng cũng còn lạc hậu song chính quyền cũng như người dân nước này lại cương quyết phát triển tiềm lực hạt nhân.

Trong khi đó, phương Tây cũng chọn cách phớt lờ mọi hiệp ước liên quan đến kiểm soát hạt nhân và tên lửa để ủng hộ Ấn Độ. Không chỉ vậy, phương Tây còn làm thinh trước thực tế là chi tiêu quân sự của New Delhi đã tăng tới 17% trong năm 2012 và quốc gia này một lần nữa trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới.

“Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Ngay cả khi quốc gia này sở hữu tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược tại Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là New Delhi có thể ngạo mạn giành mọi lợi thế trong các tranh chấp với Bắc Kinh. Ấn Độ nên nhớ rõ rằng, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Trong tương lai gần, New Delhi sẽ không còn chút cơ hội để sánh kịp với Bắc Kinh trong cuộc đua vũ khí”, Global Times cảnh báo.

Tờ báo cũng nhấn mạnh, Ấn Độ không nên quá sùng bái giá trị của các đồng minh phương Tây cũng như lợi ích mà quốc gia này có được khi tham gia vào “cuộc chơi kìm chế Trung Quốc” của phương Tây. Nếu New Delhi đánh đồng các vụ thử tên lửa chiến lược tầm xa với khả năng răn đe Bắc Kinh thì sẽ làm gia tăng sự thù địch và đó thực sự là một “sai lầm chết người”.

Trung Quốc và Ấn Độ nên phát triển mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Dù mục tiêu này khó có thể đạt được nhưng hai nước ít nhất cũng cần biết chịu đựng lẫn nhau và học cách cùng chung sống hòa bình.

Vị thế quốc gia mới nổi cho thấy hai nước càng nên tăng cường hợp tác trên chính trường quốc tế. Cả New Delhi và Bắc Kinh đều không nên tìm kiếm sự cân bằng quyền lực thông qua uy lực của tên lửa.

Nền địa chính trị châu Á sẽ ngày càng phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ Trung - Ấn. Sự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực có vai trò tối quan trọng đối với cả hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cùng phải có trách nhiệm duy trì nền hòa bình và ổn định này, đồng thời cảnh giác với những mưu đồ can thiệp từ bên ngoài.



Ấn Độ đưa tin tên lửa đạn đạo Angi-5 phóng thử thành công


Global Times nhấn mạnh, Bắc Kinh hiểu được khao khát bắt kịp với Trung Quốc của Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, sẵn sàng coi New Delhi là một “đối thủ hòa bình”.

Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc và Ấn Độ đang cảnh giác lẫn nhau. Tuy nhiên, khách quan mà nói, Bắc Kinh không dành nhiều mối quan tâm để đối phó với New Delhi, trái ngược với thái độ thù địch mà Ấn Độ dành cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng Ấn Độ giữ bình tĩnh để cả hai sẽ cùng hưởng lợi.

Trong khi đó, trái ngược với những lời lẽ “răn đe” của Trung Quốc, Tổng thư ký NATO khẳng định, tổ chức này không coi Ấn Độ là một hiểm họa tên lửa, bất chấp chương trình phát triển tên lửa tối tân của nước này.

Tương tự, Washington hôm nay cũng kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế và ngừng chỉ trích Ấn Độ về vụ phóng tên lửa có tầm bắn trọn lãnh thổ Trung Quốc hay châu Âu này.

Khi được hỏi liệu tên lửa Agni-5 mà Ấn Độ vừa phóng có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ quan tâm về vụ phóng, nhưng không đề cập cụ thể về vấn đề này với Ấn Độ.

“Tôi chỉ muốn nói, chúng tôi kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế bởi Ấn Độ cũng tham gia hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Mark Toner nhấn mạnh.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang