Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo Ấn Độ và Mỹ đề đặt câu hỏi cho chiến lược bao vây Trung Quốc mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Số lượng tàu chiến hàng năm của Trung Quốc ở vào mức 11,8%.


Về vấn đề này, báo chí Trung Quốc bình luận: Ấn Độ tỏ ra thận trọng với khả năng hi sinh quan hệ Ấn – Trung để gia nhập vào vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn từ Tạp chí Foreign Policy cho biết, nếu có xung đột xảy ra, Mỹ không có cơ hội thực hiện một cuộc chiến tranh đường biển giữa các nhóm tàu xung kích với Trung Quốc.

Trung Quốc tự tin "tiếp đón" Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Theo bài báo trên, trong hội nghị Shangri – La vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng nước này sẽ thực hiện chiến lược bảo đảm cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ phát biểu của ông Leon Panetta, có thể thấy rằng trong tương lai người Mỹ sẽ gia tăng và mở rộng sự xuất hiện quân sự của họ trong khu vực.

Ông Panetta còn tuyên bố đến năm 2020 Mỹ sẽ điều 60% lực lượng hải quân của mình đến châu Á Thái Bình Dương (*). Ông còn trình bày khái niệm về học thuyết tác chiến không - biển mới, đồng thời, phủ nhận việc gia tăng quân sự ở châu Á là nhằm để khống chế Trung Quốc.

Ông Panetta cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự cũng như thực hiện học thuyết không - hải chiến là cần thiết, tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra một vài phản ứng ảnh hưởng đến cán cân quân sự hiện nay tại khu vực.

Trong khi đó, báo cáo tình báo của Hải quân Mỹ dự báo, trong 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thực chất, đặc biệt, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có những bước nhảy vọt về số lượng.

Tất nhiên, nếu chỉ xem xét số lượng tàu chiến thì không thể nhìn nhận được thấu đáo vấn đề. Quan trọng nhất là những tàu này sẽ được dùng cho mục đích và nhiệm vụ gì, cũng như chúng sẽ tác chiến trong các điều kiện chiến trường ra sao.

Báo chí Trung Quốc nhận định: nếu xảy ra xung đột ở Hoàng Hải và biển Đông giữa Mỹ với Trung Quốc, lực lượng chiến đấu của Trung Quốc sẽ có thể có ưu thế hơn so với Hải quân Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc có thể phân tán các máy bay chiến đấu của mình ở hơn 100 căn cứ rải rác khắp lãnh thổ, từ đó tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu trên biển của đối phương.

Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, số lượng tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc vào năm 2009 là 145 chiếc, đến năm 2020 là 348 chiếc. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có một số ít căn cứ không quân. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh, các căn cứ này hoàn toàn nằm trong tầm uy hiếp của các loại tên lửa đường đạn Trung Quốc. Theo hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung, nếu xét về số lượng loại tên lửa này, Trung Quốc đã chiếm ưu thế so với Mỹ.

Nếu chỉ so sánh tàu chiến chủ lực với nhau, người ta đã quên đi các loại tên lửa chống tàu được bắn từ mặt đất của Trung Quốc, chúng được phóng từ các bệ phóng cơ động. Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng không tính đến các tàu tuần tra tên lửa hạng nhẹ gần bờ của Trung Quốc, các nhóm tàu này đều có khả năng mang tên lửa chống hạm.
Học thuyết không - hải chiến nhấn mạnh việc hiệp đồng tác chiến giữa hai quân chủng không quân và hải quân. Việc hiệp đồng này có thể thấy rõ gần đây nhất là tại chiến tranh Libya hồi 2011. Khi đó hệ thống phòng không của Chính phủ Libya hầu như bị tên lửa hành trình của hải quân Mỹ tiêu diệt.

Tác chiến không biển cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự đe dọa từ các lực lượng trên bộ, các giếng phóng tên lửa cố định hoặc các bệ phóng cơ động, chúng có những ưu thế vô cùng to lớn.

Việc hiệp đồng tác chiến này vẫn còn những kẽ hở, nếu muốn đạt được thắng lợi, tác chiến không - biển không chỉ dựa vào việc tránh khỏi các đòn đánh của lực lượng lên lửa đối phương, mà còn phải đảm bảo việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo tầm xa cũng như các căn cứ nằm sâu trong tung thâm đối phương, có như vậy mới có thể ngăn chặn được các đòn phản công từ lực lượng tên lửa đối hạm ven bờ. Tạo được sức hủy diệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế của như ổn định xã hội của đối phương. Tuy nhiên, người ta quan ngại rằng, với phương thức tác chiến như thế, có thể dẫn đến việc mở rộng tính chất và phạm vi chiến tranh.

Ngoài ra, nếu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này, Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều về chi phí chiến tranh. Một tàu chiến của Mỹ sẽ tiêu tốn số tiền tương đương với việc sản xuất hàng trăm thậm chí là hàng ngàn tên lửa chống hạm.

Khó khăn trong việc lôi kéo Ấn Độ?

Ông Panetta cho rằng, các ưu thế địa lý có thể là một trong những ưu điểm lâu dài của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra xung đột, một vòng cung từ Nhật Bản vượt qua Đài Loan và kéo dài đến Philippines sẽ là sợi dây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc, cũng như có lợi cho Mỹ và đồng minh trong việc giám sát các cơ sở quân sự và lực lượng tên lửa của phía Trung Quốc. Điều này vốn được Trung Quốc xem là một thách thức lớn từ xưa đến nay.

Thứ hai, Mỹ và đồng minh có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án hiệp đồng tác chiến. Trong khu vực, Mỹ có những đồng minh lâu đời, cùng nhau thực hiện các cuộc diễn tập hàng năm, họ xây dựng được một hệ thống hợp tác, chỉ huy, điều phối rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một điều quan trọng đối với việc thực thi tác chiến không biển.

Ưu thế lớn nhất của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là hệ thống đồng minh đông đảo, các quốc gia kí kết hiệp ước bảo hộ an ninh, các quốc gia đối tác của Washington sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có nhiều lựa chọn. Người Mỹ có càng đông đồng minh, Trung Quốc lại càng khó khăn hơn.

Trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc ngày càng rõ, chính sách ngoại giao của Mỹ là tìm kiếm càng nhiều đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương, từ đó sẽ tạo ra sức uy hiếp lớn hơn, những nguy cơ mà các quốc gia thành viên phải đối mặt sẽ được giảm thiểu. Việc tăng cường cam kết với Austraulia, Philippines và Singapore trong thời gian gần đây không nằm ngoài mục đích trên.

Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, các tham vọng của Mỹ đang gặp những trục trặc đáng kể.

Báo chí Ấn Độ những ngày qua cho rằng, Mỹ xem Ấn Độ là quốc gia đối tác chiến lược có tiềm lực đáng kể nhất trong chính sách châu Á mới của họ, tuy nhiên, một vài nhận định của giới phân tích Ấn Độ cho rằng, hiện tại sẽ không có một quốc gia châu Á nào kể cả Ấn Độ chấp nhận công khai đối mặt với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ.

Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới. Thế nhưng dù Washington có thể cung cấp vũ khí cho Ấn Độ với những hợp đồng máy bay vận tải hạng nặng hay pháo mặt đất thì trong trường hợp xảy ra xung đột tại vùng Nam Tây Tạng, khả năng Mỹ can thiệp là vô cùng thấp, Ấn Độ chỉ có thể dựa vào chính họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó,người Ấn Độ cho rằng, họ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhưng không thể mang quan hệ với Trung Quốc ra để trao đổi.

Các quốc gia Đông Nam Á đang là đồng minh với Mỹ cũng không hề xem nhẹ yếu tố Trung Quốc vì hiện tại, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Vì vậy, ông Panetta trong bài diễn văn của mình, cho rằng liên minh các quốc gia đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương sẽ là một bài toán rất hóc búa với Trung Quốc và đây sẽ là chìa khóa để Mỹ giải quyết trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề là Mỹ sẽ thực hiện điều này như thế nào và thành công đến đâu?

(*) Theo tin từ bộ quốc phòng Mỹ, trong số 186 tàu chiến của nước này (bao gồm các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm tên lửa, tàu chở trực thăng, tàu ngầm tấn công) thì có đế 101 chiếc (54%) hiện đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch đóng tàu mới nhất của mình, người Mỹ dự kiến đến năm 2020 số tàu tác chiến chủ lực của họ ở vào khoảng 181 chiếc, trong đó có 109 chiếc chiếm 60% sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương, tăng 8 chiếc so với hiện tại.

Dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết, đến năm 2020 số tàu chiến chủ lực của Trung Quốc sẽ tăng từ con số 86 chiếc vào năm 2009 lên đến 106 chiếc.

Trong đó, có khoảng 72 chiếc là tàu ngầm tấn công, khi đó, Mỹ sẽ có khoảng 29 tàu ngầm tấn công hoạt động ở khu vực này.

Từ giai đoạn năm 2020 đến năm 2040, số lượng tàu chiến của Mỹ không thay đổi nhiều. Với Trung Quốc, sự gia tăng số lượng tàu chiến hàng năm của nước này ở vào mức 11,8%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang