Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DF-31 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc DF-31.


Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.

DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học - cải tiến thuộc Quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 1990 bị trì hoãn nhiều lần.

Cho đến tận giữa những năm 1990, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố).

Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.

Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.

Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MAZ-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.

Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MAZ-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.

Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).

Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8.000 lên 12.000 km.

Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.

Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo Type 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Xia. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Tàu ngầm Xia mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2.000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.



http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo JL-1

Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm Type 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7.500-8.000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.

Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?

Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.

Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?

Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang