Học giả Mỹ cho rằng, Mỹ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc đối với biển Đông, theo đó nguy cơ chiến tranh sẽ sớm xảy ra. >> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông >> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi" Các giáo sư, học giả của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ. Trang mạng sina.com.cn dẫn bài viết từ tờ “Pháp chế văn tụy báo” ngày 30/6 cho biết, cách đây không lâu, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tổ chức một diễn đàn chiến lược thường niên. Tại diễn đàn, nhiều học giả cho rằng, Trung Quốc đang bắt chước Mỹ trong thế kỷ 19, thúc đẩy chủ nghĩa Monroe của họ, cho rằng chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hăm dọa”. Chiến tranh không còn xa do “chủ nghĩa Monroe Trung Quốc”? Năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe và Ngoại trưởng Mỹ John Quincy Adams đã đưa ra một nguyên tắc ngoại giao mới, tuyên bố phần lớn các hòn đảo và vùng biển của biển Caribbe và vịnh Mexico là “sân sau” của Mỹ, Mỹ sẵn sàng tiến hành chiến đấu để bảo vệ “lợi ích quốc gia cốt lõi” này bất cứ lúc nào. Monroe và Adams còn yêu cầu, các thế lực hải quân ngoài khu vực như Anh không được hoạt động ở duyên hải của Mỹ. Tư tưởng cốt lõi của bài phát biểu này sau này được cho là “chủ nghĩa Monroe”, đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại giao của Mỹ. Ngay từ tháng 7/2010, cựu chỉ huy Hải quân Mỹ, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Paul Ghiara và Chủ nhiệm Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm An ninh Mỹ mới, Patrick Cronin đã có bài viết trong tạp chí “Nhà ngoại giao” cho rằng, Bắc Kinh nâng vấn đề biển Đông lên thành lợi ích cốt lõi quốc gia, có nghĩa là “họ sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ chủ quyền trên biển ở Đông Nam Á bất cứ lúc nào”, đồng thời Trung Quốc tiến hành phản ứng gay gắt với cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải giữa Mỹ-Hàn, một loạt động thái này đều khiến người ta liên tưởng tới chủ nghĩa Monroe của Mỹ trong thế kỷ 19. Năm 2009, tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ bị tàu thuyền Trung Quốc bao vây trên biển Đông. Tháng 5/2012, giáo sư về các vấn đề quốc tế, Học viện Chính trị Kennedy, Đại học Harvard, Stephen Walter đã có bài viết “Ứng phó với chủ nghĩa Monroe” của Trung Quốc trên tờ “Thời báo New York”. Bài viết cho rằng, trong thế kỷ 19, Mỹ, một nước đang trỗi dậy, đã đưa ra chủ nghĩa Monroe, đồng thời từng bước đuổi các cường quốc châu Âu ra khỏi tây bán cầu. Walter nói, tương tự, một nước Trung Quốc mạnh sẽ không muốn Mỹ liên minh, liên kết và duy trì sự hiện diện quân sự mạnh ở trước “cửa nhà” của họ, vì vậy “chắc chắn sẽ nỗ lực trục xuất Quân đội Mỹ khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Nhưng Mỹ hoàn toàn sẽ không cam chịu rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương, bởi vì một khi Trung Quốc tạo được sự thống trị ở khu vực này, Bắc Kinh sẽ thò cái “vòi” tới các khu vực xa hơn. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, thì rất có khả năng tiến hành một cuộc cạnh tranh an ninh quyết liệt với Mỹ. Walter cho rằng, giữa các nước thường chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Bắc Kinh hiện đã lấy một phần nguồn lực liên tục tăng trưởng để phát triển sức mạnh quân sự, trong tương lai sẽ làm như vậy, đồng thời “chắc chắn sẽ tạo ra môi trường an ninh xung quanh có hiệu quả cho bản thân”. Bài viết cho rằng, quan hệ kinh tế căng thẳng giữa Trung-Mỹ hiện nay làm cho “hai bên đều có đủ lý do để đưa sự cạnh tranh vào phạm vi có thể kiểm soát”, nhưng hiện tượng này hoàn toàn không thể lâu dài. Bởi vì, về cơ bản, kinh tế Trung Quốc là “hướng ra bên ngoài”, khác với Liên Xô tự cung tự cấp thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc “phụ thuộc vào thị trường và nguyên vật liệu ở nước ngoài”, điều này sẽ trở thành “nguyên nhân lớn làm cho Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề quốc tế, xây dựng hải quân tầm xa sau này”. Trong khi đó, sự phát triển của Trung Quốc sẽ chỉ có thể gây ra nhiều xung đột hơn giữa Trung-Mỹ. Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự trên biển. Để ngăn ngừa xung đột, Mỹ đang không ngừng củng cố quan hệ đồng minh hiện có ở châu Á và ra sức phát triển các đối tác mới. Để đáp trả, Trung Quốc đang khuyến khích các nước láng giềng “rời xa Washington và chấp nhận bá quyền thiện chí của Bắc Kinh”. Nhưng “hầu hết các nước láng giềng vẫn đầy lo ngại đối với Trung Quốc”, điều này làm cho Trung Quốc “cảm thấy bị cô lập”, từ đó dẫn đến xác suất xảy ra xung đột tiếp tục gia tăng. Đương nhiên, chiến tranh Trung-Mỹ hoàn toàn không phải không thể tránh được. Walter cho rằng, hai nước đều có vũ khí hạt nhân và chính phủ hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh sẽ là thảm họa. Nếu các nhà lãnh đạo luôn duy trì được sự sáng suốt và thận trọng, sẽ có thể duy trì được hòa bình. Một khi có một bên xuất hiện một nhà lãnh đạo “thiếu kinh nghiệm, liều lĩnh và quá tự tin”, chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng lịch sử cho thấy, “xác suất có thể luôn duy trì sự sáng suốt của tầng lớp lãnh đạo hai nước cạnh tranh hoàn toàn không cao”. Chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc càng “bá đạo”? Đối với việc phải chăng Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa Monroe, các học giả Mỹ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Ngày 22/6, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, James Holmes có bài viết “Chủ nghĩa Monroe của Trung Quốc” trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ cho rằng, chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc sẽ “bá đạo hơn nhiều” so với nguyên bản. Bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện nay có sự khác biệt to lớn so với Mỹ thế kỷ 19. Mặc dù chủ nghĩa Monroe cho phép các cường quốc châu Âu duy trì lợi ích hiện có của tân đại lục (châu Mỹ), nhưng rõ ràng phản đối họ tiếp tục bành trướng. Mỹ tuyên bố, bất cứ “hành vi nào khôi phục sự thống trị đế quốc đối với các nước châu Mỹ” đều bị coi là hành vi không hữu hảo đối với Mỹ. Điều này có nghĩa là, một khi các nước Mỹ Latinh thoát khỏi xiềng xích – sự thống trị của các cường quốc, trở nên độc lập, họ sẽ có thể giành được tự do vĩnh viễn, vì vậy rất ít bị phản đối. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ trên biển Đông, khoa mục diễn tập là đổ bộ đoạt lấy các đảo đá. Điều này rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông. Trong khi đó, các động thái của Trung Quốc làm cho các nước châu Á khác “có rất nhiều lý do lo ngại họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng lên như thế nào”. Đến nay, “rất ít người phủ nhận vai trò ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh”, nhưng rốt cuộc đóng vai trò ảnh hưởng thế nào lại rất quan trọng. Bài viết cho rằng, chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hiếu chiến, mức độ chọc ngoáy công việc của người khác cao hơn chủ nghĩa Monroe ở bất kỳ thời điểm nào”. Trước hết, “Washington chưa từng tuyên bố chủ quyền đối với biển Caribbe như Bắc Kinh đối với biển Đông”. Thứ hai, “Mỹ chưa từng hạn chế hoạt động của hải quân nước khác ở duyên hải, trong khi Trung Quốc lại luôn phản đối cả hoạt động thông thường của tàu sân bay Mỹ ở biển Hoàng Hải”. Bài viết cho rằng, Trung Quốc cáo buộc tàu sân bay Mỹ hoạt động ở duyên hải làm cho Bắc Kinh nằm trong phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu quân Mỹ, lý do này “cơ bản không đứng vững”. Ngoài ra, “Bắc Kinh còn không cho phép cả hoạt động giám sát trên bầu trời quốc tế rất hợp pháp và lâu dài”, “một Trung Quốc kiêu ngạo” luôn nâng chính sách duyên hải lên độ cao trong vấn đề chủ quyền. Còn về phương diện chủ quyền, nước nào cũng sẽ không nhượng bộ. Làm như vậy thì chỉ có thể “đưa mình vào chỗ chết”. Holmes cho rằng, Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền như vậy, chắc chắn sẽ “đi vào con đường tối”, không thể thỏa hiệp. Trung Quốc “bảo vệ chủ quyền” bằng đàm phán hòa bình? Báo Trung Quốc cho rằng, việc các học giả Mỹ như James Holmes đem chính sách ngoại giao của Trung Quốc với chủ nghĩa Monroe của Mỹ ra so sánh là “gượng ép”, “đổi trắng thay đen” và “phải đề phòng”. Bài báo đã liệt kê các hoạt động chinh phạt lãnh thổ của Mỹ theo nguyên tắc chỉ đạo chính sách ngoại giao của chủ nghĩa Monroe, cụ thể như Mỹ đã mở rộng lãnh thổ về phía tây nước này, Mỹ giành lấy các vùng lãnh thổ của thực dân Tây Ban Nha trước đây (quần đảo Hawaii, Philippines, Guam, đặt nền tảng cho Mỹ đến châu Á-Thái Bình Dương sau này), cho rằng, quá trình trỗi dậy của Mỹ là một bộ lịch sử đẫm máu. Trung Quốc tập trung phát triển tàu vận tải/tấn công đổ bộ. Với lập luận đó, bài báo cho rằng: “Mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, không xâm phạm lợi ích của bất cứ quốc gia hay dân tộc nào”. Tuy nhiên, tờ báo này quên rằng, năm 1974 Trung Quốc đã trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đến năm 1988, Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực chiếm thêm một số đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những sự kiện gần đây nhất (cắt cáp tàu hải giám, tuyên bố mời thầu 9 lô nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) cũng phản ánh ngược lại những tuyên bố mà nước này đưa Bài báo cố nói thêm rằng: “Trong các nước lớn, Trung Quốc là nước duy nhất thực hiện nguyên tắc bảo vệ chủ quyền bằng đàm phán hòa bình, xây dựng quan hệ tin cậy với các nước láng giềng trong mấy chục năm qua và cuối cùng đã ký thỏa thuận biên giới”. Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ “chưa từng đưa ra yêu cầu chủ quyền lãnh thổ đối với duyên hải” (như Trung Quốc đối với biển Đông) là do khi đưa ra chủ nghĩa Monroe, sức mạnh quốc gia của Mỹ còn yếu, cơ bản không thể chống lại các cường quốc châu Âu. Như vậy, có lẽ báo Trung Quốc cho rằng, do Trung Quốc mạnh rồi, nên họ có quyền và có khả năng đưa ra yêu cầu chủ quyền phi lý như thế trên biển Đông (đòi chủ quyền đối với khoảng 80% biển Đông)!? Báo Trung Quốc tiếp tục biện hộ cho rằng, Trung Quốc có “chủ quyền vốn có” đối với biển Đông, những năm gần đây, các nước láng giềng đã “gây khó khăn trong vấn đề lãnh thổ”cho Trung Quốc. Trung Quốc muốn bảo vệ “quyền lợi vốn có của mình”, chứ đó không phải là “hành vi xâm lược” theo chủ nghĩa Monroe mà học giả Mỹ nói. Điều này đúng hay sai thì công luận cứ nhìn vào lời nói và hành động của Trung Quốc trên biển Đông thì ai cũng có thể hiểu được!. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển tàu hộ vệ 056 có khả năng săn ngầm ở biển gần. Lô đầu tiên loại tàu chiến này sẽ được biên chế cho lực lượng đóng ở Hồng Kông, và rất có thể triển khai ở biển Đông. (Nguồn : Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012
>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét