Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quan hệ Việt-Trung

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc - Việt Nam: cuộc chiến vì thềm lục địa đang được chuẩn bị

Nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga.

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?



http://nghiadx.blogspot.com
Giàn khoan Hải Dương 981 - Ảnh: Nhân Dân nhật báo


Từ đầu tháng này, EU đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ Iran và này chỉ còn Trung Quốc và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất dầu mỏ Iran.

Do tình hình ở Trung Á căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tìm các nguồn cung cấp hydrocarbon thay thế.

Trung Quốc đang đưa ra trắng trợn hơn yêu sách đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nơi các công ty dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang hoạt động.

Cuối tháng 6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời các công ty nước ngoài thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Vấn đề là ở chỗ các hãng dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang tiến hành thăm dò địa chất, hơn nữa lại rất thành công ở các lô này. Các công ty này đã được Chính phủ Việt Nam, quốc gia đang kiểm soát các lô này trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, cấp giấy phép thăm dò địa chất.

Chính phủ Việt Nam và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã yêu cầu Trung Quốc phải lập tức hủy bỏ việc mời thầu này vì nó vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu “nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Namа”, vì thế nó “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền” của Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu nói.

Sau đó, có những tin tức nói rằng, các tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam đang tập trung tại khu vực này.

Hồi đầu năm, Mỹ đã thông báo thay đổi các ưu tiên đối ngoại. Nay khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải khu vực Cận Đông trở thành khu vực lợi ích chủ yếu của người Mỹ. Vì thế, chỉ cần Trung Quốc mưu toan chiếm giữ các mỏ dầu mà Exxon đang làm việc và hạm đội Mỹ nhảy vào bảo vệ, điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.

Một vấn đề quan trọng là Nga sẽ có lập trường thế nào trong cuộc xung đột này. Một mặt, Nga và Trung Quốc là các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mùa xuân năm nay, hai nước đã tổ chức tập trận chung.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc đang đưa ra yêu sách phi pháp đối với các mỏ dầu mà Gazprom đang hoạt động.

Đáng chú ý là hiện nay các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ mà Trung Quốc thì không được mời tham dự.

Ngoài ra, mấy năm nay, Việt Nam tăng cường rất mạnh việc mua sắm vũ khí của Nga. Nga đang bán cho Việt Nam các máy bay tiêm kích Su-30MK2, các tàu tên lửa, các frigate lớp Gepard, tàu ngầm, các hệ thống tên lửa bờ biển cực mạnh Bastion trang bị tên lửa hành trình chống hạm Yakhont… Kết quả là Việt Nam đã giành vị trí thứ hai trong số các khách hàng mua vũ khí Nga, chỉ đứng sau Ấn Độ. Trước đó, Trung Quốc từng giữ vị trí này.

Nếu đánh giá danh mục vũ khí Nga được bán cho Việt Nam thì thấy rằng, vũ khí dùng để chống xâm lược từ hướng biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa của Việt Nam chiếm một phần quan trọng.

Tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc có thể là cú hích dẫn đến xung đột quân sự với Việt Nam. Mùa thu tới sẽ diễn ra việc thay đổi ban lãnh đạo Trung Quốc, điều này đã làm cuộc đấu tranh nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc căng thẳng đột biến. Cụ thể là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai đã bị bắt.

Một thời gian sau, trên báo chí xuất hiện những thông tin nói rằng, thân nhân của nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc Tập Cận Bình đang sở hữu cổ phần trong các công ty ước trị giá 376 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một phần công ty khai thác đất hiếm có giá trị khoảng 1,73 tỷ USD.

Chính quyền Trung Quốc đang muốn hướng dư luận khỏi những thông tin khó chịu này nên một cuộc chiến tranh ngắn thắng lợi sẽ có thể rất hữu ích. Cần lưu ý rằng, lần gần đây nhất Trung Quốc tấn công Việt Nam là vào năm 1979 và đã thất bại thảm hại, điều mà Trung Quốc đến nay vẫn coi là nỗi nhục quốc gia. Và nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga, những quốc gia có các công ty đang hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam.

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Những phát ngôn nóng bỏng của các nhà bình luận quân sự TQ trong những tháng gần đây không khỏi khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về việc liệu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải chăng đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong hoạt động hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh.

Sự trở nên quyết liệt hơn, dù khôn ngoan hơn của Trung Quốc, khiến vấn đề ảnh hưởng của quân đội trong Trung Nam Hải càng có ý nghĩa quan trọng hơn giúp tìm hiểu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế có đang phát huy tác dụng.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?



http://nghiadx.blogspot.com
Lính TQ.


Liệu ảnh hưởng lớn hơn của PLA tại Bắc Kinh có thể được giải thích mà không cần liên hệ tới những lời lẽ gay gắt của giới bình luận hiếu chiến - những người mà chưa rõ thẩm quyền đến đâu - như Dương Nghi và La Viện? Câu trả lời đơn giản là có và bằng chứng đang cho thấy rõ thực tế này. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về vai trò của PLA vẫn.

Thứ nhất, ở vào thời điểm khi các phe phái chính trị ít kết dính và liên hệ với nhau hơn trước đó, cần phải lưu ý rằng PLA chỉ kiểm soát hơn 20% Hội đồng Trung ương - một cơ quan trên danh nghĩa lựa chọn ra Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội. Tuy nhiên, mặc dù PLA không phải là người lập "hoàng đế", nhưng lực lượng này có thể phủ quyết các lựa chọn cho các vị trí cấp cao tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu năm nay. Điều đó có tiềm năng đặt quân đội Trung Quốc ở vào thế có thể đòi hỏi nhượng bộ, tập hợp các cam kết, và khuyến khích những người có tham vọng chính trị hơn ủng hộ các ưu tiên của PLA.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng nên lưu ý không dấn sâu những thông tin này - ít nhất là khi chưa có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn về các phe phái trong PLA được xuất bản đã cách đây gần 20 năm và chúng ta không rõ sự thống nhất của PLA trong Ủy ban trung ương với tư cách là một khối thống nhất ra sao. Hơn nữa, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ chính trị và không có đại diện trong Ủy ban thường vụ quốc hội, do đó vai trò của quân đội trong công tác chính trị có thể chỉ mang tính gián tiếp chứ không nhất thiết là thường trực.


Thứ hai, như David Finkelstein của CNA Corporation ghi nhận hồi năm ngoái, PLA cũng có thể trình lên giới lãnh đạo các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995/1996, PLA phải chấp nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng PLA không có nhiều vai trò trong vấn đề Đài Loan hay trước các lực lượng Mỹ triển khai tới khu vực. Điều này không còn đúng trong thời điểm hiện nay. Dù là việc sơ tán công dân tq khỏi Libya, hay hoạt động tuần tra chống cượp biển tại vịnh Eden hay khả năng áp đặt (chứ chưa phải giành được) Đài Loan, PLA đã chứng tỏ rằng mình có vị trí để đưa ra khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Những người có thể đề xuất lựa chọn và giải pháp gần như luôn chiến thắng trên bàn hoạch định chính sách trước những người chỉ nêu ra những trở ngại.

Thứ ba, PLA đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn trong vai trò của một lực lượng chiến đấu với nhiều năng lực hơn ở cả trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trị. Theo đuổi hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đang cố gắng phá vỡ các giới hạn hoạt động trong các lĩnh vực này. Việc tập chung hơn vào các chiến dịch chính xác cao hơn trong những lĩnh vực chât chội này sẽ cho phép PLA chiến đấu theo phương thức căn bản khác biệt. Lục quân PLA đang trong quá chính chuyển đổi lớn cả về học thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là việc hiểu được PLA có thể làm được những gì còn khó khăn hơn khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay khi tq gửi quân tình nguyện tới Triều Tiên vào năm 1950.

Thứ tư, giới lãnh đạo chính trị hiện nay gần như không có kinh nghiệp trực tiếp với các vấn đề chính trị và phải hoàn toàn dựa vào PLA về chuyên môn quân sự hay ở một mức độ nào đó là chính trị quân sự. Không giống như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người được cho là sắp kế nhiệm, Đặng Tiểu Bình, không có trải nghiệm trực tiếp với việc sử dụng lực lượng quân đội để đạt được các mục đích chính trị và có lẽ sẽ phải dựa vào người khác về chuyên môn quân sự. Điều đó có nghĩa là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình phải phụ thuộc rất lớn do thiếu kinh nghiệm về các vấn đề quân sự để đưa ra những đánh giá cho những hành động phù hợp.

Họ có biết vấn đề nào đang được đặt ra? PLA có có trình bầy lên một văn bản hợp lý? Hay phản ứng của PLA và Hội đồng Quân sự trung ương trước các yêu cầu về thông tin ra sao?

Cũng chưa rõ liệu Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình có tìm thấy những hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết. Trong số những nghiên cứu về vấn đề quân sự trong Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia hay kho sách Trung Quốc, các tác giả PLA vẫn chiếm tuyệt đại đa số các nghiên cứu chiến lược. Ngược lại với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một ngành phân tích quốc phòng dân sự phát triển.

Đơn cử, nếu Nhá Trắng muốn một đánh giá khác với của Lầu năm góc, họ có thể tìm tới bất kỳ trong số rất nhiều các viện nghiên cứu và nhóm chuyên gia - như Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, và Trung tâm An ninh Mỹ mới, đó là chưa kể tới các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoạt động bằng ngân sách liên bang - để thu thập các phân tích quân sự được thực hiện rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu Trung Nam Hải muốn "rung cây", không rõ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tìm thấy những đánh giá độc lập với PLA ở đâu. Điều này mang đến một sức mạnh rất lớn cho PLA - ngay cả khi không hề chủ định - khiến họ có tể che giấu những gì họ đang làm trên thực tế và ảnh hưởng toàn diện của những hành động đó ra sao nếu không thâm nhập giám sát.

Các nhà quan sát thường chỉ vào vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2007 như một dấu hiệu cho thấy quá trình hoạch định chính sách của tq thiếu sự phối hợp. Một số cho rằng giới lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin - hay không nắm thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu PLA chỉ trình Hồ Cẩm Đào một sổ ghi nhớ đề nghị "Chúng tôi có thể tiếp tục với kế hoạch thử nghiệm chương trình X thí điểm hay không?" Các quan chức có thể che giấu thông tin quan trọng trừ khi có ai đó nhiều thời gian và công sức tìm hiểu ý nghĩa đẩy đủ của nó. Và ở thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào là cá nhân dân sự duy nhất có thẩm quyền trên PLA.

Ảnh hưởng của PLA đang lớn dần lên vì một số nguyên nhân. Chưa kể đến những cá nhân liên quan, PLA đang ở vào vị thế rất tốt để đòi hỏi lợi ích và quan điểm của mình trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu một tiếng nói chung của tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia - chứ không chỉ lợi ích vật chất của PLA và phương thức bảo vệ lợi ích - và liệu tiếng nói đó có thống nhất trong những giới quân sự khác nhau hay không.

Ngay cả khi PLA có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì PLA nói ra cũng rất không rõ ràng. Đối phó với những thách thức về hiện đại hóa nhiều khả năng vẫn khiến PLA tập trung hơn vào nội bộ và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy PLA đã có những nỗ lực quyết tâm để tự đánh giá. Hội đồng quân sự trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào dẫn dầu đã thông qua bản đánh giá quan trọng nhất, được biết đến là "Hai không tương xứng", - năng lực PLA không tương xứng với việc giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trong điều kiện thông tin hiện nay và không tương xứng với việc hoàn thành các sứ mệnh lịch sử của PLA. Điều đó nghe có vẻ không mang tính hiếu chiến nhưng, liên tục khiến giới lãnh đạo phải hành động.

Mối quan ngại thực sự là liệu các nhà lãnh đạo dân sự có trải nghiệm tri thức hay khả năng dựa vào những tri thức quân sự ngoài PLA để quản lý vai trò và ảnh hưởng ngày một lớn của PLA. Vấn đề này ở mức độ nào đó các nhà hoạch định dân sự của Trung quốc, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, có hiểu đầy đủ được năng lực và hạn chế của PLA hay không và những lựa chọn được cơ quan này đưa ra - và cách hiểu của họ ảnh hưởng ra sao tới quyết định chiến tranh và hòa bình.

(Nguồn :: The Diplomat)

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?

Học giả Mỹ cho rằng, Mỹ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc đối với biển Đông, theo đó nguy cơ chiến tranh sẽ sớm xảy ra.

>> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông
>> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi"



http://nghiadx.blogspot.com
Các giáo sư, học giả của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ.


Trang mạng sina.com.cn dẫn bài viết từ tờ “Pháp chế văn tụy báo” ngày 30/6 cho biết, cách đây không lâu, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tổ chức một diễn đàn chiến lược thường niên. Tại diễn đàn, nhiều học giả cho rằng, Trung Quốc đang bắt chước Mỹ trong thế kỷ 19, thúc đẩy chủ nghĩa Monroe của họ, cho rằng chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hăm dọa”.

Chiến tranh không còn xa do “chủ nghĩa Monroe Trung Quốc”?

Năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe và Ngoại trưởng Mỹ John Quincy Adams đã đưa ra một nguyên tắc ngoại giao mới, tuyên bố phần lớn các hòn đảo và vùng biển của biển Caribbe và vịnh Mexico là “sân sau” của Mỹ, Mỹ sẵn sàng tiến hành chiến đấu để bảo vệ “lợi ích quốc gia cốt lõi” này bất cứ lúc nào.

Monroe và Adams còn yêu cầu, các thế lực hải quân ngoài khu vực như Anh không được hoạt động ở duyên hải của Mỹ. Tư tưởng cốt lõi của bài phát biểu này sau này được cho là “chủ nghĩa Monroe”, đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại giao của Mỹ.

Ngay từ tháng 7/2010, cựu chỉ huy Hải quân Mỹ, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Paul Ghiara và Chủ nhiệm Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm An ninh Mỹ mới, Patrick Cronin đã có bài viết trong tạp chí “Nhà ngoại giao” cho rằng, Bắc Kinh nâng vấn đề biển Đông lên thành lợi ích cốt lõi quốc gia, có nghĩa là “họ sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ chủ quyền trên biển ở Đông Nam Á bất cứ lúc nào”, đồng thời Trung Quốc tiến hành phản ứng gay gắt với cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải giữa Mỹ-Hàn, một loạt động thái này đều khiến người ta liên tưởng tới chủ nghĩa Monroe của Mỹ trong thế kỷ 19.



http://nghiadx.blogspot.com
Năm 2009, tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ bị tàu thuyền Trung Quốc bao vây trên biển Đông.

Tháng 5/2012, giáo sư về các vấn đề quốc tế, Học viện Chính trị Kennedy, Đại học Harvard, Stephen Walter đã có bài viết “Ứng phó với chủ nghĩa Monroe” của Trung Quốc trên tờ “Thời báo New York”. Bài viết cho rằng, trong thế kỷ 19, Mỹ, một nước đang trỗi dậy, đã đưa ra chủ nghĩa Monroe, đồng thời từng bước đuổi các cường quốc châu Âu ra khỏi tây bán cầu.

Walter nói, tương tự, một nước Trung Quốc mạnh sẽ không muốn Mỹ liên minh, liên kết và duy trì sự hiện diện quân sự mạnh ở trước “cửa nhà” của họ, vì vậy “chắc chắn sẽ nỗ lực trục xuất Quân đội Mỹ khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Nhưng Mỹ hoàn toàn sẽ không cam chịu rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương, bởi vì một khi Trung Quốc tạo được sự thống trị ở khu vực này, Bắc Kinh sẽ thò cái “vòi” tới các khu vực xa hơn. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, thì rất có khả năng tiến hành một cuộc cạnh tranh an ninh quyết liệt với Mỹ.

Walter cho rằng, giữa các nước thường chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Bắc Kinh hiện đã lấy một phần nguồn lực liên tục tăng trưởng để phát triển sức mạnh quân sự, trong tương lai sẽ làm như vậy, đồng thời “chắc chắn sẽ tạo ra môi trường an ninh xung quanh có hiệu quả cho bản thân”.

Bài viết cho rằng, quan hệ kinh tế căng thẳng giữa Trung-Mỹ hiện nay làm cho “hai bên đều có đủ lý do để đưa sự cạnh tranh vào phạm vi có thể kiểm soát”, nhưng hiện tượng này hoàn toàn không thể lâu dài. Bởi vì, về cơ bản, kinh tế Trung Quốc là “hướng ra bên ngoài”, khác với Liên Xô tự cung tự cấp thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc “phụ thuộc vào thị trường và nguyên vật liệu ở nước ngoài”, điều này sẽ trở thành “nguyên nhân lớn làm cho Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề quốc tế, xây dựng hải quân tầm xa sau này”. Trong khi đó, sự phát triển của Trung Quốc sẽ chỉ có thể gây ra nhiều xung đột hơn giữa Trung-Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự trên biển.

Để ngăn ngừa xung đột, Mỹ đang không ngừng củng cố quan hệ đồng minh hiện có ở châu Á và ra sức phát triển các đối tác mới. Để đáp trả, Trung Quốc đang khuyến khích các nước láng giềng “rời xa Washington và chấp nhận bá quyền thiện chí của Bắc Kinh”.

Nhưng “hầu hết các nước láng giềng vẫn đầy lo ngại đối với Trung Quốc”, điều này làm cho Trung Quốc “cảm thấy bị cô lập”, từ đó dẫn đến xác suất xảy ra xung đột tiếp tục gia tăng.

Đương nhiên, chiến tranh Trung-Mỹ hoàn toàn không phải không thể tránh được. Walter cho rằng, hai nước đều có vũ khí hạt nhân và chính phủ hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh sẽ là thảm họa. Nếu các nhà lãnh đạo luôn duy trì được sự sáng suốt và thận trọng, sẽ có thể duy trì được hòa bình.

Một khi có một bên xuất hiện một nhà lãnh đạo “thiếu kinh nghiệm, liều lĩnh và quá tự tin”, chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng lịch sử cho thấy, “xác suất có thể luôn duy trì sự sáng suốt của tầng lớp lãnh đạo hai nước cạnh tranh hoàn toàn không cao”.

Chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc càng “bá đạo”?

Đối với việc phải chăng Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa Monroe, các học giả Mỹ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Ngày 22/6, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, James Holmes có bài viết “Chủ nghĩa Monroe của Trung Quốc” trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ cho rằng, chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc sẽ “bá đạo hơn nhiều” so với nguyên bản.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện nay có sự khác biệt to lớn so với Mỹ thế kỷ 19. Mặc dù chủ nghĩa Monroe cho phép các cường quốc châu Âu duy trì lợi ích hiện có của tân đại lục (châu Mỹ), nhưng rõ ràng phản đối họ tiếp tục bành trướng.

Mỹ tuyên bố, bất cứ “hành vi nào khôi phục sự thống trị đế quốc đối với các nước châu Mỹ” đều bị coi là hành vi không hữu hảo đối với Mỹ. Điều này có nghĩa là, một khi các nước Mỹ Latinh thoát khỏi xiềng xích – sự thống trị của các cường quốc, trở nên độc lập, họ sẽ có thể giành được tự do vĩnh viễn, vì vậy rất ít bị phản đối.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ trên biển Đông, khoa mục diễn tập là đổ bộ đoạt lấy các đảo đá. Điều này rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.
Trong khi đó, các động thái của Trung Quốc làm cho các nước châu Á khác “có rất nhiều lý do lo ngại họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng lên như thế nào”. Đến nay, “rất ít người phủ nhận vai trò ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh”, nhưng rốt cuộc đóng vai trò ảnh hưởng thế nào lại rất quan trọng.

Bài viết cho rằng, chính sách duyên hải của Trung Quốc là “hiếu chiến, mức độ chọc ngoáy công việc của người khác cao hơn chủ nghĩa Monroe ở bất kỳ thời điểm nào”. Trước hết, “Washington chưa từng tuyên bố chủ quyền đối với biển Caribbe như Bắc Kinh đối với biển Đông”.

Thứ hai, “Mỹ chưa từng hạn chế hoạt động của hải quân nước khác ở duyên hải, trong khi Trung Quốc lại luôn phản đối cả hoạt động thông thường của tàu sân bay Mỹ ở biển Hoàng Hải”.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc cáo buộc tàu sân bay Mỹ hoạt động ở duyên hải làm cho Bắc Kinh nằm trong phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu quân Mỹ, lý do này “cơ bản không đứng vững”. Ngoài ra, “Bắc Kinh còn không cho phép cả hoạt động giám sát trên bầu trời quốc tế rất hợp pháp và lâu dài”, “một Trung Quốc kiêu ngạo” luôn nâng chính sách duyên hải lên độ cao trong vấn đề chủ quyền.

Còn về phương diện chủ quyền, nước nào cũng sẽ không nhượng bộ. Làm như vậy thì chỉ có thể “đưa mình vào chỗ chết”. Holmes cho rằng, Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền như vậy, chắc chắn sẽ “đi vào con đường tối”, không thể thỏa hiệp.

Trung Quốc “bảo vệ chủ quyền” bằng đàm phán hòa bình?

Báo Trung Quốc cho rằng, việc các học giả Mỹ như James Holmes đem chính sách ngoại giao của Trung Quốc với chủ nghĩa Monroe của Mỹ ra so sánh là “gượng ép”, “đổi trắng thay đen” và “phải đề phòng”.

Bài báo đã liệt kê các hoạt động chinh phạt lãnh thổ của Mỹ theo nguyên tắc chỉ đạo chính sách ngoại giao của chủ nghĩa Monroe, cụ thể như Mỹ đã mở rộng lãnh thổ về phía tây nước này, Mỹ giành lấy các vùng lãnh thổ của thực dân Tây Ban Nha trước đây (quần đảo Hawaii, Philippines, Guam, đặt nền tảng cho Mỹ đến châu Á-Thái Bình Dương sau này), cho rằng, quá trình trỗi dậy của Mỹ là một bộ lịch sử đẫm máu.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tập trung phát triển tàu vận tải/tấn công đổ bộ.

Với lập luận đó, bài báo cho rằng: “Mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, không xâm phạm lợi ích của bất cứ quốc gia hay dân tộc nào”. Tuy nhiên, tờ báo này quên rằng, năm 1974 Trung Quốc đã trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đến năm 1988, Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực chiếm thêm một số đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những sự kiện gần đây nhất (cắt cáp tàu hải giám, tuyên bố mời thầu 9 lô nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) cũng phản ánh ngược lại những tuyên bố mà nước này đưa

Bài báo cố nói thêm rằng: “Trong các nước lớn, Trung Quốc là nước duy nhất thực hiện nguyên tắc bảo vệ chủ quyền bằng đàm phán hòa bình, xây dựng quan hệ tin cậy với các nước láng giềng trong mấy chục năm qua và cuối cùng đã ký thỏa thuận biên giới”.

Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ “chưa từng đưa ra yêu cầu chủ quyền lãnh thổ đối với duyên hải” (như Trung Quốc đối với biển Đông) là do khi đưa ra chủ nghĩa Monroe, sức mạnh quốc gia của Mỹ còn yếu, cơ bản không thể chống lại các cường quốc châu Âu. Như vậy, có lẽ báo Trung Quốc cho rằng, do Trung Quốc mạnh rồi, nên họ có quyền và có khả năng đưa ra yêu cầu chủ quyền phi lý như thế trên biển Đông (đòi chủ quyền đối với khoảng 80% biển Đông)!?

Báo Trung Quốc tiếp tục biện hộ cho rằng, Trung Quốc có “chủ quyền vốn có” đối với biển Đông, những năm gần đây, các nước láng giềng đã “gây khó khăn trong vấn đề lãnh thổ”cho Trung Quốc. Trung Quốc muốn bảo vệ “quyền lợi vốn có của mình”, chứ đó không phải là “hành vi xâm lược” theo chủ nghĩa Monroe mà học giả Mỹ nói.

Điều này đúng hay sai thì công luận cứ nhìn vào lời nói và hành động của Trung Quốc trên biển Đông thì ai cũng có thể hiểu được!.

http://nghiadx.blogspot.com

Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển tàu hộ vệ 056 có khả năng săn ngầm ở biển gần. Lô đầu tiên loại tàu chiến này sẽ được biên chế cho lực lượng đóng ở Hồng Kông, và rất có thể triển khai ở biển Đông.

(Nguồn : Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

>> TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

>> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ?



http://nghiadx.blogspot.com
La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông


Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.



http://nghiadx.blogspot.com
Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)

Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

http://nghiadx.blogspot.com

Một hạm đội Nam Hải được đầu tư trang bị vũ khí nhanh và nhiều một cách bất thường vẫn chưa đủ cho âm mưu độc chiếm biển Đông, theo La Viện phải có thêm một sư đoàn nữa hoặc tương đương (ảnh: hạm đội Nam Hải diễn tập)
Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm.


Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ

Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ.

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ.

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác.

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh

- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp.


Nguồn :: Báo Giáo Dục VN

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

>> TQ nên ‘cảnh giác với tham vọng của VN’ ?

(Dẫn nguồn BBC Vietnamese) Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã kêu gọi người dân của họ nên cảnh giác trước tham vọng của Việt Nam ở Biển Đông trong một chương trình bình luận trên kênh truyền hình trung ương của nước này hôm thứ Hai ngày 14/5.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang cảnh giác trước việc Việt Nam xây dựng hải quân

Trong khuôn khổ mục ‘Focus Today’ (Tâm điểm trong ngày), chương trình bình luận thời sự 30 phút phát hằng ngày trên kênh tiếng Anh CCTV4, các phân tích gia Trung Quốc đã bình luận về việc Việt Nam xây dựng sức mạnh hải quân để đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

>> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung'

Các khách mời trong buổi nói chuyện hôm 14/5 bao gồm ông Mạnh Tường Thanh, giáo sư tại Học viện Quốc phòng quốc gia, và ông Dương Khê Ngư, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế, dưới sự chủ trì của người dẫn chương trình Lộ Khiết.

Xây dựng hạm đội

GS Mạnh dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết Việt Nam đang xây dựng một hạm đội ở Nam Sa (Trường Sa) với mục đích đối phó với mối đe dọa của tàu sân bay Trung Quốc.

Ông này nhận xét rằng với động thái này thì quả thật Việt Nam đang chuyển trọng tâm xây dựng sức mạnh quân sự từ bộ binh sang hải quân kể từ khi bước sang thế kỷ mới và rằng mục đích của Việt Nam là bảo vệ những lợi ích mà nước này có được trong việc chiếm đóng một số hòn đảo thuộc Trường Sa.

Cho đến nay Việt Nam đã mua của Nga sáu tàu ngầm lớp kilo cũng như sáu chiến hạm lớp Gepard, các phân tích gia Trung Quốc cho biết.

Ông Dương cho rằng mặc dù Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo nhất ở Trường Sa thì nước này cũng không có sự kiểm soát với khu vực này trên thực tế bởi vì họ không thực hiện được quyền tài phán đối với hòn đảo lớn nhất trong khu vực.

“Do đó Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là ‘giành lấy Trường Sa trước năm 2050’,” ông cho biết.
Ông Dương cũng lưu ý một số động thái gần đây của Việt Nam để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Theo ông này thì Việt Nam đã ‘khiêu khích’ quân đội Đài Loan trú đóng trên đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa mà phía Việt Nam gọi là Ba Bình.

“Chắn chắn Việt Nam sẽ lợi dụng việc Đài Loan và đại lục đang nằm dưới sự quản lý riêng rẽ để giành lấy Thái Bình khi thời cơ đến,” ông nói.

“Nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển (Đài Loan) nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam ngay cả khi Việt Nam đang tự đề cao quá mức sức mạnh quân sự của mình cho một chiến dịch như thế,” ông nói thêm.

Cả hai ông này đều đánh giá quyết định mới đây của tập đoàn dầu khí nhà nước của Ấn Độ ONGC Videsh rút ra khỏi lô 128 thuộc dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông với lý do nền biển cứng là một ‘động thái khôn ngoan’.

Theo ông Dương thì bên cạnh những rủi ro về đầu tư, nếu tập đoàn này cứ kiên quyết theo đuổi thỏa thuận với Việt Nam bất chấp sự phản đối của Chính phủ Trung Quốc thì họ bản thân họ và Chính phủ Ấn Độ sẽ bị dính vào những nguy cơ chính trị và ngoại giao lớn hơn.
Ông này nói rằng đây là một bài học mà bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào muốn hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông cũng phải cân nhắc.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Giang Trạch Dân và quan hệ chiến lược Việt - Trung




Dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Trung Quốc đi từ đổi thay này đến đổi thay khác và đạt được những bước ngoặt quan trọng.

Lãnh đạo tài tình

Ông Giang Trạch Dân sinh ra trong một gia đình trí thức ở Dương Châu, Giang Tô. Ông tốt nghiệp ĐH Giao Thông Thượng Hải chuyên ngành điện.

Trong thời gian học ĐH, ông Giang tích cực tham gia các phong trào của thanh niên dưới sự dẫn dắt của đảng Cộng sản và gia nhập đội ngũ của đảng năm 1946.

Vào thời điểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông Giang được bầu làm phó Giám đốc một nhà máy. Năm 1955, ông sang Liên Xô học tập và làm việc tại nhà máy ô tô Stalin.

Khi về nước, ông chuyển sang làm các công việc quản lý của Chính phủ và bắt đầu thăng tiến. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.

Tiếp đó, ông giữ chức Chủ tịch thành phố Thượng Hải, đã lập một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm sử dụng nguồn vốn nước ngoài. Nhờ đó, thành phố thu về được 3,2 tỷ USD từ thị trường vốn nước ngoài, trong đó 1,4 tỷ USD được sử dụng để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khắp thành phố, cầu Nanpu, xử lý nguồn nước thải, phát triển hạ tầng viễn thông. Điều này mang lại những thay đổi đáng kể cho bộ mặt cũng như đời sống người dân Thượng Hải.

Thành công này mang lại bước đột phá mới cho sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1987, ông trở thành thành viên trong Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 6/1989, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong bối cảnh Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao.

Chỉ trong vài năm nắm quyền, ông Giang mang lại những thay đổi lớn cho đất nước. GNP của Trung Quốc tăng ồn định ở mức nhanh nhất trên thế giới 12,1% và Bắc Kinh đã trải qua một “giai đoạn chính trị ổn định với nhiều hoạt động ngoại giao tích cực và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể”.



Uy tín của ông Giang (giữa) không ngừng được nâng cao nhờ khả năng lãnh đạo tài tình.


Nhờ thành công vang dội này, ông Giang Trạch Dân được tái cử chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15. Việc ông được tái cử chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản với 58 triệu đảng viên được đánh giá là thước đo sự tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc đối với ông.

Đến tháng 3/1993, ông đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian lãnh đạo, ông luôn đề cao lòng tự tôn dân tộc và sự đoàn kết trong nhân dân.

Tiếp tục được tín nhiệm nên sau đó ông Giang được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương. People’s Daily cho rằng, sự thăng tiến không ngừng này của ông Giang hoàn toàn phù hợp với tài năng xuất chúng cũng như những thành quả mà ông mang lại cho đất nước.

Ông Giang Trạch Dân là người có khả năng nói nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumania, Nga và Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện bên lề về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ.

Chú trọng quan hệ Việt - Trung

Tháng 11/1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.

Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân "phát kiến" 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Tháng 11/2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, ông Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.

Theo ông, "ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau.

"Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt trong khi "hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.

"Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Việc xác định phương châm 16 chữ vàng khiến quan hệ hai đảng, hai nước Việt Trung thu được tiến triển quan trọng mới. Thực hiện phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới.

Một số hình ảnh trong quá trình lãnh đạo đất nước của ông Giang Trạch Dân:











[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang