Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đây… >> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông ! Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc. Giáo sư Carlyle A. Thayer Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Đây là 1 chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan và nó đã đạt được thành công. Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức. Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. >> Su-27 ra Trường Sa Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình. Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia. Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ. Đường lối rõ ràng này đã vượt qua những mâu thuẫn nội tại của mình. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách. Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc. Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu. Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước. Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây. Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng. Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là lực lượng dân sự. Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác. Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình. Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay. Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Việt Nam đóng vai trò then chốt với 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, ngày 11 tháng 7 năm 2012, nắm bắt điểm này một cách độc đáo. Bài xã luận bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài. Không có kết luận về giải pháp cho tình thế của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ. (Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012
>> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc
Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012
>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"
Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012 Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng. >> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”. Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày. Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011. Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây. Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông. “Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”. Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”. Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin… Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc. Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung. Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam. Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ. Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông. Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD) Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”. Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ. Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”. Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc. Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân. Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương. Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa. Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu. Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu. Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012. Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần. Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này… Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ. Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ tại Singapore từ năm 2013. Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên. Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”. Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen. Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???). Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ? Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”. (Theo Báo Giáo Dục.NET) |
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
>> Mục đích chuyến thăm Việt Nam của BT Quốc phòng Mỹ
Từ ngày 03 đến 05/06/2012, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta công du Việt Nam. Sau đây là nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, về chuyến đi này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta >> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1) Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành trao đổi các chuyến viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần. Năm 2003, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phạm Văn Trà đã thăm Washington. Năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld công du Hà Nội. Đến năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh thăm Washington. Chuyến công du tới Hà Nội của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào tháng Sáu, nằm trong hướng trao đổi các cuộc viếng thăm đã được thỏa thuận. Có thể giải thích thời điểm chuyến đi lần này của bộ trưởng Panetta là ông kết hợp với việc tham dự Đối thoại thường niên Shangri La, được tổ chức tại Singapore. Chuyến đi Hà Nội hồi tháng 10 năm 2010 của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng. Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. (ASEAN Defense Ministers Meeting Plus). >> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung' Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại về quốc phòng trong 8 năm qua. Cùng với thời gian, cuộc đối thoại này đã mở rộng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp. Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt thường niên đầu tiên diễn ra vào năm 2004. Bốn năm sau, cuộc đối thoại này được nâng lên thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng hai nước. Đến năm 2010, đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt được nâng cấp khi cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên được tổ chức giữa các sĩ quan quân đội cao cấp của bộ Quốc phòng Việt Nam và của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở cấp thứ trưởng. Hoa Kỳ tiến hành đối thoại chiến lược với Việt Nam như là một phần trong chính sách liên kết chính thức của Mỹ. Hoa Kỳ mong muốn thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng qua một số lĩnh vực và để cho Việt Nam làm quen với việc hợp tác với Mỹ. Nói một cách khác, biến đổi một mối quan hệ không nằm trong các thỏa thuận, thành các hoạt động thường xuyên và để cho nó trở thành một phần trong hợp tác lâu dài về quốc phòng. Ví dụ, Việt Nam chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được tiến hành trong khu vực dân sự của vịnh Cam Ranh. Bộ trưởng Panetta dường như sẽ thúc giục Việt Nam nên linh hoạt hơn khi áp dụng thỏa thuận này. Tháng 09/2011, tại cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chính thức đầu tiên ( Memorandum of Understanding – MOU) về hợp tác quốc phòng. Biên bản này bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên : Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai. Chuyến công du của bộ trưởng Panetta sẽ có mục đích là thúc đẩy thỏa thuận để đạt được các bước tiến trong những lĩnh vực hợp tác này. Ngoài ra, bộ trưởng Panetta sẽ tìm kiếm một sự cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký kết hồi tháng 08/2011. Hoa Kỳ đề nghị đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu y tế. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với Việt Nam bởi vì cho đến nay, Việt Nam vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc tại Phòng Tùy viên Quân sự. Bộ trưởng Panetta cũng sẽ tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai, chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy, không phát triển vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải. Việt Nam sẵn sàng đóng góp đầu tiên vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Dường như bộ trưởng Panetta sẽ nêu vấn đề làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này. Gần đây, các Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Liberman tiết lộ là trong chuyến viếng thăm của họ, phía Việt Nam đã trình bầy một « danh sách mong muốn » các thiết bị quân sự mà Việt Nam muốn được cung cấp. Các Thượng nghị sĩ đã nói rõ là vấn đề này sẽ không có tiến triển cho đến khi nào Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Không có những dấu hiệu cải thiện nào kể từ sau chuyến công du của các Thượng nghị sĩ Mỹ. Nội bộ Việt Nam bị chia rẽ trong việc làm thế nào xử lý quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vẫn có một nhóm các nhân vật nặng về ý thức hệ trong Đảng còn cho rằng Hoa Kỳ thúc đẩy âm mưu diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các lo ngại về ý thức hệ này thỉnh thoảng lại xuất hiện thông qua những cảnh báo nhắm vào Cơ quan hoạt động vì hòa bình – Peace Corps và các trường đại học Mỹ, muốn hoạt động tại Việt Nam. Phe bảo thủ cho rằng Việt Nam có thể xử lý được các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông mà không cần phải ngả theo Hoa Kỳ. Phe bảo thủ có thể nêu ra là quan hệ với Trung Quốc được cải thiện kể từ sau chuyến công du Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng 10 năm ngoái. Cuộc viếng thăm của ông Trọng diễn ra sau khi Việt Nam đã cử hai đặc phái viên sang Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Sáu. Đến tháng 10, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Các thành viên khác của đảng Cộng sản Việt Nam thì lại tiến hành chính sách chủ động hội nhập với thế giới, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011. Chính sách này nhằm thúc đẩy Việt Nam có quan hệ đa dạng với tất cả các cường quốc lớn, trong đó có Hoa Kỳ. Hợp tác quốc phòng là một trong những khía cạnh của chính sách « chủ động hội nhập ». Cần ghi nhận là Việt Nam và Anh Quốc đạt được thỏa thuận về « quan hệ đối tác chiến lược ». Bộ trưởng Panetta sẽ phải chú ý sao cho việc củng cố hợp tác quốc phòng giữa hai nước không bị các nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam diễn giải như là một ý đồ lôi kéo Việt Nam vào trong chính sách ngăn cản, chống Trung Quốc. Việc này nói thì dễ hơn làm, cho dù Hoa Kỳ liên tục tuyên bố chính thức rằng họ muốn làm việc với Trung Quốc chứ không phải muốn kiềm chế. Bộ trưởng Panetta cũng sẽ phải đối mặt với tình thế khó xử trong các vấn đề nhân quyền. Ông có thể giảm nhẹ vấn đề và đẩy sang bộ Ngoại giao Mỹ. Thế nhưng, bộ trưởng Panetta không thể không chú ý tới chính sách của Mỹ và các mối quan ngại ở Hoa Kỳ của các các công dân Mỹ và của những thành viên chủ chốt trong Nghị viện. Mặt khác, bộ trưởng Panetta phải rất thận trọng, tránh tạo ra những mong đợi thiếu thực tế liên quan đến đường hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai, nơi các quan chức Việt Nam, những người đang thúc đẩy chính sách «chủ động hội nhập ». Cuối cùng, bộ trưởng Panetta cũng phải ý thức được rằng những nhân vật bảo thủ trong Đảng cũng sẵn sàng dùng vấn đề nhân quyền để ngăn cản sự phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. |
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
>> Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Mỹ
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher ký Bản ghi nhớ. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN) Ngày 19/9, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Mỹ lần thứ hai đã diễn ra tại thủ đô Washington với sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Với tinh thần thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau, tại cuộc đối thoại này, hai bên bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher nhất trí rằng cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mỹ một cách thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Đoàn đại biểu Việt Nam đã thông báo với phía Mỹ kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đầu năm 2011. Trong khi đó, phía Mỹ thông báo về sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương. Hai bên thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào năm lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa. Bản ghi nhớ nói trên có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ. Chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam, theo tinh thần "chủ động hội nhập quốc tế" mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, và sự công khai, minh bạch, rõ ràng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong văn kiện này. Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn Việt Nam cũng có các cuộc gặp gỡ với một số nghị sĩ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Mỹ. |
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
>> Giang Trạch Dân và quan hệ chiến lược Việt - Trung
Dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Trung Quốc đi từ đổi thay này đến đổi thay khác và đạt được những bước ngoặt quan trọng. Lãnh đạo tài tình Ông Giang Trạch Dân sinh ra trong một gia đình trí thức ở Dương Châu, Giang Tô. Ông tốt nghiệp ĐH Giao Thông Thượng Hải chuyên ngành điện. Trong thời gian học ĐH, ông Giang tích cực tham gia các phong trào của thanh niên dưới sự dẫn dắt của đảng Cộng sản và gia nhập đội ngũ của đảng năm 1946. Vào thời điểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông Giang được bầu làm phó Giám đốc một nhà máy. Năm 1955, ông sang Liên Xô học tập và làm việc tại nhà máy ô tô Stalin. Khi về nước, ông chuyển sang làm các công việc quản lý của Chính phủ và bắt đầu thăng tiến. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải. Tiếp đó, ông giữ chức Chủ tịch thành phố Thượng Hải, đã lập một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm sử dụng nguồn vốn nước ngoài. Nhờ đó, thành phố thu về được 3,2 tỷ USD từ thị trường vốn nước ngoài, trong đó 1,4 tỷ USD được sử dụng để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khắp thành phố, cầu Nanpu, xử lý nguồn nước thải, phát triển hạ tầng viễn thông. Điều này mang lại những thay đổi đáng kể cho bộ mặt cũng như đời sống người dân Thượng Hải. Thành công này mang lại bước đột phá mới cho sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1987, ông trở thành thành viên trong Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 6/1989, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong bối cảnh Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao. Chỉ trong vài năm nắm quyền, ông Giang mang lại những thay đổi lớn cho đất nước. GNP của Trung Quốc tăng ồn định ở mức nhanh nhất trên thế giới 12,1% và Bắc Kinh đã trải qua một “giai đoạn chính trị ổn định với nhiều hoạt động ngoại giao tích cực và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể”. Uy tín của ông Giang (giữa) không ngừng được nâng cao nhờ khả năng lãnh đạo tài tình. Nhờ thành công vang dội này, ông Giang Trạch Dân được tái cử chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15. Việc ông được tái cử chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản với 58 triệu đảng viên được đánh giá là thước đo sự tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc đối với ông. Đến tháng 3/1993, ông đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian lãnh đạo, ông luôn đề cao lòng tự tôn dân tộc và sự đoàn kết trong nhân dân. Tiếp tục được tín nhiệm nên sau đó ông Giang được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương. People’s Daily cho rằng, sự thăng tiến không ngừng này của ông Giang hoàn toàn phù hợp với tài năng xuất chúng cũng như những thành quả mà ông mang lại cho đất nước. Ông Giang Trạch Dân là người có khả năng nói nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumania, Nga và Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện bên lề về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ. Chú trọng quan hệ Việt - Trung Tháng 11/1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc. Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân "phát kiến" 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Tháng 11/2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, ông Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước. Theo ông, "ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau. "Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt trong khi "hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng. "Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Việc xác định phương châm 16 chữ vàng khiến quan hệ hai đảng, hai nước Việt Trung thu được tiến triển quan trọng mới. Thực hiện phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới. Một số hình ảnh trong quá trình lãnh đạo đất nước của ông Giang Trạch Dân: [BDV news] |
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
>> Chưa bao giờ quan hệ Việt-Mỹ tốt như hiện nay
Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua khi gặp Thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie
Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua. Về phần mình, Thống đốc bang Neil Abercrombie nhấn mạnh, với vị trí địa lý nằm ở khu vực Thái Bình Dương rất gần châu Á, bang Hawaii có rất nhiều điểm tương đồng và có thể hòa quyện nhuần nhuyễn với nền văn hóa châu Á. Hawaii là bang tốt nhất giúp hài hòa quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực châu Á. Hiện tại, Hawaii có khoảng 36.000 người Việt đang sinh sống tại đây, chiếm 3% dân số của bang. Thống đốc Abercrombie cho biết, ông rất hài lòng với những đóng góp của cộng đồng người Việt vào sự phát triển chung của bang. Thống đốc Bang Hawaii cho biết, cộng đồng người Việt hòa nhập với cuộc sống ở đây một cách mẫu mực. Cũng trong chuyến thăm này, đoàn công tác cũng gặp Phó Thống đốc bang Hawaii để khảo sát và tìm hiểu cơ sở hạ tầng, cùng các bước chuẩn bị của phía bạn cho Hội nghị APEC diễn ra vào tháng 11/2011. |
Nhãn:
Hải quân,
Hawaii,
Hoa Kỳ,
Hội nghị APEC,
Mỹ,
Quan hệ Việt-Mỹ,
USA,
viet nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)