Ngày 15/3, chiếc máy bay ném bom B-1 cuối cùng trong phi đội máy bay B-1 tại căn cứ Không quân Dyess đã được trang bị hệ thống ngắm bắn Sniper hiện đại.
Hệ thống ATP Sniper trên máy bay B-1/ Chưa hết, công nghệ video tầm xa của hệ thống cũng cung cấp cho lực lượng lục quân các dữ liệu trinh sát thông qua khả năng truyền tải video tới máy tính của lực lượng trên mặt đất. Công nghệ này cho phép các loại vũ khí có điều khiển khóa mục tiêu di động, đồng thời, xác định mục tiêu cho hệ thống vũ khí không điều khiển. Với khả năng xác định rõ mục tiêu, các nhân viên phi hành đoàn có thể trực tiếp phát lệnh khai hỏa tấn công. Hệ thống ATP Sniper gồm các cảm biến hình ảnh gắn ở càng của máy bay và bộ phận kết nối 2 màn hình với nhau, gồm màn hình mục tiêu được kiểm soát qua máy tính xách tay và màn hình bên trong máy bay. Hệ thống ATP Sniper trong phòng thiết kế. “Máy bay ném bom B-1 được kết hợp trang bị với hệ thống chỉ thị mục tiêu kiểm soát qua máy tính xách tay là một oanh tạc cơ hoàn hảo,” Jon Looper, trưởng nhóm điện tử không quân thuộc Đội Bảo dưỡng số 7, phát biểu trong buổi họp báo. “Hiện nay, chúng tôi có thể thực hiện các phi vụ tấn công chính xác chưa từng thấy so với trước đây”, trưởng nhóm Looper cho biết. Ông Looper cũng cho biết hệ thống ngắm bắn mục tiêu có thể xác định tọa độ mục tiêu của đối phương, khiến các máy bay ném bom B-1 có khả năng hoạt động hiệu quả hơn trong tác chiến yểm trợ tầm gần. Trước đó, Không quân Mỹ đã phát triển hệ thống ngắm bắn Sniper từ năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Bộ Tư lệnh Trung tâm thuộc Không quân Mỹ. Từ năm 2008, hệ thống Sniper đã được sử dụng tại chiến trường Iraq. Tướng lục quân David Petraeus, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Afghanistan nhận định, việc nâng cấp này giúp B-1 trở thành một lực lượng cơ bản không thể thiếu của Quân đội Mỹ. “Một chiếc B-1 có khả năng linh hoạt, hoạt động trong mọi điều kiện, có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao bằng các loại vũ khí mang theo. Đặc biệt, có thể cung cấp số liệu tình báo, giám sát và trinh sát”, ông David Petraeus giải thích. Không quân Mỹ đang sở hữu 66 chiếc B-1. Riêng căn cứ không quân Dyess có phi đội máy bay B-1 lớn nhất, với 36 chiếc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn B-1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn B-1. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
>> Nâng cấp khả năng tấn công chính xác của B-1
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
>> Mỹ: Không cho J-20 cơ hội cất cánh
Mỹ đang nghiên cứu và đưa ra ý tướng về một loạt vũ khí tác chiến đường không tối tân nhằm vào Trung Quốc.
Đáp lại các màn “trình diễn” của Trung Quốc, Mỹ cho triển khai các máy bay không người lái trinh sát tầm xa tại Guam, tiến hành bay thử máy bay không người lái có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay X-47B và bắt đầu phát triển tên lửa chống hạm siêu âm mới . Đồng thời, Mỹ còn tuyên bố sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới. Động thái này đánh dấu sự gia tăng chay đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, kế hoạch nằm trong ngân sách năm 2012 của chính quyền Obama. Cụ thể, đến giữa những năm 2020, Mỹ sẽ chế tạo khoảng 100 máy bay ném bom thế hệ mới nhằm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực tại Thái Bình Dương. Theo Phó Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Phillip Breedlove, một máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được vũ trang tên lửa hành trình không mang đầu đạn hạt nhân cùng với các loại đạn mới. Thậm chí, máy bay này sẽ mang theo 2 máy bay không người lái tàng hình (UAV), có thể điều khiển từ máy bay ném bom. Như vậy, có thể hình dung, tầm tác chiến của các UAV sẽ nới rộng hơn rất nhiều so với hiện nay. Các tên lửa và máy bay thế hệ mới được hứa hẹn là sẽ rất hiện đại, đi trước công nghệ của các nước khác hàng thập kỷ. Theo tướng William Fraser, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ, Không quân nước này có thể sẽ trang bị thêm hệ thống laser hủy diệt cho các máy bay ném bom thế hệ mới vào một thời điểm trong tương lai. Chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới của Lầu Năm Góc diễn ra đồng thời với việc phác thảo một kế hoạch tác chiến mới nhằm duy trì khả năng quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương. Kế hoach có tên gọi “Tác chiến đường không trên biển” có ý định tăng sự phối hợp giữa các tàu Hải quân Mỹ và máy bay của Không quân nước này nhằm bảo vệ Đài Loan tốt hơn trước các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Trung Quốc, đồng thời, cản trở các nỗ lực của Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ra khỏi vùng lãnh hải của nước này. Lực lượng Mỹ hiện nay có khoảng 160 máy bay B-1, B-2, B-52 được trang bị các loại bom và tên lửa dẫn đường là những nhân tố chính trong kế hoạch tác chiến tại Thái Bình Dương của Mỹ. Tuy nhiên, trong số các máy bay trên, chỉ có B-2 (20 chiếc) có khả năng tránh được các radar của Trung Quốc; còn B-1 và B-52 có thể bị máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Trung Quốc “sờ gáy”. Do đó, loại máy bay ném bom thế hệ mới có thể sẽ thay thế một số máy bay B-1 và B-52, tạo thành một lực lượng tác chiến tầm xa có khả năng sống sót cao hơn. Không cho J-20 cất cánh Theo tướng Gary North, Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, căn cứ Không quân Mỹ tại Guam đã bố trí một đơn vị B-52 và B-2 luân phiên. Khi máy bay ném bom thế hệ mới sắp đưa vào sử dụng, Không quân nước này sẽ xây dựng các hầm chứa máy bay vững chắc có thể ở sâu dưới đất hoặc bọc thép để bảo vệ các loại máy bay này khỏi các loại tên lửa của Trung Quốc. Trong kịch bản của giới quân sự Mỹ, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công phủ đầu, khiến J-20 không có cơ hội cất cánh tham gia không chiến. Ông North còn nói bóng gió về một trong những vai trò của máy bay ném bom thế hệ mới có thể đảm nhận trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc trong tương lai. Theo ông, bí quyết để đánh bại J-20 là ngăn cản loại máy bay này cất cánh từ các căn cứ của Đại lục. Theo đó, Các máy bay ném bom thế hệ mới có thể được sử dụng để tấn công các sân bay Trung Quốc sớm trước hàng tiếng đồng hồ của cuộc xung đột. |
Nhãn:
B-1,
B-52,
cơ hội cất cánh,
j20,
Mỹ,
tấn công phủ đầu,
vũ khí tác chiến đường không
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)