Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Berlin

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Berlin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Berlin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)



Bảo tàng tăng - thiết giáp Đức thành lập năm 1983 với mục đích ban đầu để cung cấp tư liệu huấn luyện cho các học viên sĩ quan tương lai của quân đội Đức.

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1) 

Sau này, bảo tàng được cho phép mở cửa đón dân chúng vào thăm quan. Khuôn viên bảo tàng trải rộng trên diện tích 9.000 mét vuông, trong đó có 7.200 mét vuông dành cho trưng bày các hiện vật.


Hiện vật bảo tàng khá đa dạng gồm các loại xe tăng, thiết giáp của quân đội Đức, quân đội CHDC Đức, khí tài của các nước trong thế chiến thứ hai. Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày những tài sản, vật dụng cá nhân của tướng Rommel - vị tướng lừng danh của nước Đức.

Dưới đây là chùm ảnh hiện vật tại bảo tàng xe tăng Đức:


AV-7 tank

AV-7 được quân đội Anh đặt biệt danh không mấy dễ chịu là "pháo đài di động" vì nó có hình dáng khá kỳ lạ cùng lượng vũ khí lớn (một pháo 57mm và sáu khẩu súng máy 7,9mm). Có khoảng 21 chiếc AV-7 được xuất xưởng, hầu hết bị quân đồng minh tiêu diệt trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những hiện vật còn lại tại bảo tàng chỉ là mẫu xe phục chế lại.


Đại chiến thế giới lần thứ nhất, tăng Đức tỏ ra lép vế trước quân đồng minh. Nhưng trong thế chiến thứ hai, quân đồng minh đã phải kinh hoàng trước các mẫu xe tăng quân Đức. Với ưu thế hỏa lực mạnh, giáp dày, bánh xích xe tăng Đức đã lăn khắp Châu Âu, Châu Phi. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng trung Panther với giáp dày hơn 100mm, trang bị pháo cỡ 75mm.

Tiger II tank

Xe tăng hạng nặng Tiger II của quân Đức chế tạo giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai. Tiger II có thông số kỹ thuật khá ấn tượng, giáp dày 180mm, trang bị pháo cỡ 88mm. Tham chiến vào những ngày cuối của cuộc chiến, Tiger II ít nhiều cũng chứng minh được sức mạnh của mình, tuy nhiên nó không thể cứu vãn được tình thế của quân đội phát xít khi đó.

Panzer I tank

Xe tăng hạng nhẹ Panzer I do Đức sản xuất từ trước thế chiến thế hai, nhưng đây có thể lại là loại tăng của Đức có thời gian tồn tại lâu hơn các thiết kế khác. Cho tới tận năm 1954, Panzer I vẫn còn được sử dụng trong một vài cuộc chiến. Panzer không được đánh giá cao về hỏa lực cũng như giáp phòng vệ nhưng bù lại sức cơ động tương đối tốt.

Jagdpanzer IV

Pháo tự hành diệt tăng Jagdpanzer IV phục vụ trong quân đội Đức giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Jagdpanzer IV là sản phẩm của những bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc chiến. Ra đời khá muộn nhưng loại xe này đã chứng minh được sức mạnh áp đảo của mình trong những cuộc chiến cuối cùng của quân đội phát xít. Jagdpanzer IV trang bị một pháo 75mm.

Sturmpanzer IV tank

Dựa trên khung thân xe tăng, người Đức đã chế tạo ra nhiều biến thế pháo tự hành có sức công phá khủng khiếp. Trong ảnh là pháo tự hành hạng nặng Sturmpanzer IV (đặt trên khung xe tăng Panzer IV), nó được trang bị một pháo cỡ 150mm. Hơn 300 chiếc Sturmpanzer IV được sản xuất phục vụ cho tới khi kết khi kết thúc cuộc chiến. Ngày nay chỉ còn khoảng 4 chiếc được trưng bày ở các bảo tàng Châu Âu.

Panzer III tank

Xe tăng hạng trung Panzer III được thiết kế cho mục đích hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt xe tăng thiết giáp quân địch. Panzer III đã từng làm mưa làm gió trên khắp chiến trường châu Âu, tuy nhiên sự xuất hiện của T-34-85 đã đánh bại Panzer III. Nó tỏ ra kém thế hơn T-34-85 về độ dày của giáp cũng như sức mạnh hỏa lực.

Kleines Kettenkraftrad HK101 tank

Thiết kế độc đáo của Đức trong thế chiến thứ hai mang tên Kleines Kettenkraftrad HK101. Đây là mẫu xe máy lai bánh xích, loại xe này dùng chủ yếu cho việc chở lính, vận chuyển hàng, thậm chí nó còn được dùng để kéo máy bay từ khoang chứa ra đường băng.

 T-55AM2B tank

Sau thế chiến thứ hai, nước Đức chia tách thành hai quốc gia riêng biệt (Cộng Hòa Dân Chủ Đức và Cộng Hòa Liên Bang Đức). Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức) ngả về Liên Xô nhận sự tiếp trợ quân sự từ người "anh cả" này. Trong ảnh là mẫu xe tăng T-55AM2B do Liên Xô sản xuất.

 Leopard 1 tank

Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) ngả về phía Mỹ - Anh, nhận sự viện trợ kinh tế - kỹ thuật từ các quốc gia Tư bản phương tây. Không chỉ nhận các loại xe tăng thiết giáp từ nước ngoài, họ còn tái lập lại những mẫu tăng "tiếp nối" dòng tăng nổi tiếng trong thế chiến thứ hai là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1.

(English Russia)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang