Theo chủ đề thảo luận các sáng kiến mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates về cải cách chương trình đóng tàu của Mỹ theo hướng đóng các tàu chiến nhỏ, blog của Viện Hải quân Mỹ (U.S. Naval Institute) blog.usni.org đăng một số số liệu về tiềm lực chiến đấu của Hải quân Mỹ.
Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ trên đường di chuyển Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế chiến đấu: - 11 tàu sân bay hạt nhân. Xét từ góc độ kích thước và tiềm lực tiến công thì không hạm đội nào khác trên thế giới có được dù một chiến hạm có uy lực tương đương. - 10 tàu đổ bộ cỡ lớn với boong bay rộng để triển khai trực thăng và máy bay cất cánh thẳng đứng. Không hạm đội nào khác trên thế giới có quá 3 tàu loại này, và tất cả các hạm đội đó đều là đồng minh và bạn bè của Mỹ. Hạm đội Mỹ có thể cho cất cánh từ các biển và đại dương số máy bay nhiều hơn tất cả các hạm đội còn lại trên thế giới. - 57 tàu ngầm nguyên tử tiến công đa năng (mang tên lửa hành trình), nhiều hơn tất cả các hạm đội trên thế giới cộng lại. - 79 tàu chiến mặt nước trang bị hệ thống AEGIS, tổng số ngăn phóng tên lửa thẳng đứng là khoảng 8000. Xét từ góc độ sức mạnh hỏa lực tên lửa, có lẽ Hải quân Mỹ vượt trội so với 20 hạm đội lớn nhất thế giới cộng lại. - Hải quân Mỹ có thể cơ động trên biển và đại dương số lượng tàu chiến với sức mạnh tổng lực bằng 13 hạm đội mạnh nhất thế giới, 11 trong số đó là đồng minh và bạn bè của Mỹ. - Thủy quân lục chiến Mỹ có 202.000 quân, đông hơn quân số đa số quân đội các nước trên thế giới. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn defence. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn defence. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
>> Hải quân Mỹ
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
>> Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?
Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ.
Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc. Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng. Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”. Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang. Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước. “Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.” Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật. Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc. Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển. Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình. Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười. Nguyễn Hải Hoành lược dịch Các ghi chú trong dấu [ ] là của người dịch Bối cảnh cuộc chiến tranh 1979. Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử. Nguồn - 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网 http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html - 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网 www.stnn.cc 2010-12-21 http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html - 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57) http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918 |
Nhãn:
chiến tranh biên giới Việt Trung 1979,
china,
defence,
http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918,
http://military.china.com,
trung quốc,
viet nam,
việt nam
Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)
Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011
>> Máy bay chiến đấu Panavia Tornado
Panavia Tornado là loại máy bay tấn công đa năng, kết quả của sự hợp tác nghiên cứu phát triển giữa ba nước Đức, Italy và Anh. Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không… Máy bay được thiết kế cho các cuộc tấn công ở cự ly cực ngắn so với mục tiêu nhờ vào tích hợp dạng 'cánh cụp cánh xoè’ cho phép máy bay vẫn giữ được tốc độ cao ở trần bay thấp. Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 và các phiên bản F-2, F-3. Panavia Tornado GR4 có trang bị giá treo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa Taurus, tên lửa phòng vệ AIM-132 ASRAAM. Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối đất gồm Wasp ASM, tên lửa chống tàu Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, tên lửa chống bức xạ BAe ALARM, rocket LAU-51A và LR-25. Ngoài ra còn có thể mang bom hạt nhân B61 và WE.177. Các loại bom được trang bị gồm, bom napal, bom nổ chậm, bom chùm BL755, các loại bom dẫn đường laser Paveway, và các loại bom dẫn đường HOPE/HOSBO. Tính năng kỹ thuật của Panavia Tornado GR4: Phi đội: 2 người; Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg Tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27 Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại. |
Nhãn:
Anh,
bbc,
defence,
English,
GR4,
máy bay,
Panavia Tornado,
UK,
United Kingdom
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
>> Ấn Độ thiết lập căn cứ trên đảo Lakshadweep
Tin từ New Delhi cho biết: Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu thiết lập một căn cứ tại quần đảo Lakshadweep nhằm tăng cường an ninh bờ biển trong 2 năm tới. |
Nhãn:
Ấn Độ,
căn cứ,
defence,
đảo Lakshadweep,
india
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)