Hiển thị các bài đăng có nhãn army. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn army. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
>> Hợp tác hải quân Trung- Xô qua các thời kỳ (kỳ 1)
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, từ con số 0, Trung Quốc đã xây dưng lực lượng hải quân hùng hậu. Năm 1954, Liên Xô và Trung Quốc ký thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng, theo đó Liên Xô trợ giúp Trung Quốc xây dựng và phát triển hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (People Liberation Army Navy - PLAN). Ngay trong năm 1954-1955, hải quân Xô Viết chuyển giao cho Trung Quốc: 4 tàu khu trục lớp Gnevny; 4 tàu ngầm tấn công hạng trung lớp Srednyaya, 4 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Malyutka (seri XV); 8 tàu ngầm lớp Kronshtadt; 6 tàu quét mìn lớp T43 và nhiều tàu phóng lôi (khoảng 12 tàu lớp P6 và 90 tàu thuộc đề án 123K). Khu trục hạm Gnevny. Bên cạnh việc chuyển giao tàu do Liên Xô chế tạo, Trung Quốc còn nhận viện trợ một số tàu nước ngoài gồm: 2 tàu hộ tống của Nhật (chiến lợi phẩm sau thế chiến II) và 6 tàu quét mìn của Mỹ (các tàu thuộc chương trình cho Liên Xô vay vũ khí). Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô, Hải quân Trung Quốc còn sữa chữa, trục vớt một số vũ khí như tuần dương hạm hạng nhẹ Chungkinh, sửa chữa và đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc năm 1960. Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển đội tàu chiến đa dạng, tổ chức huấn luyện hải quân quy mô lớn và bước đầu hình thành không quân của hải quân. Năm 1955, số lượng cố vấn và các chuyên gia Liên Xô làm việc ở Trung Quốc lên tới 2.500 người. Với sự hỗ trợ từ Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Các cơ sở đóng tàu được xây dựng ở Giang Nam, Thượng Hải, Quảng Đông. Ngay sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp nhà máy đóng tàu, Trung Quốc triển khai ngay việc sản xuất một số tàu chiến theo thiết kế Liên Xô. Chương trình đầu tiên là dự án đóng tàu ngầm diesel hạng trung lớp Whiskey (đề án 613). Tất cả bộ phận tàu ngầm được chuẩn bị ở nhà máy Krashoye Sormono (Liên Xô), tiếp đó được chuyển tới lắp ráp tại Thượng Hải. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở cảng Lữ Thuận năm 1957. Sau đó, Trung Quốc tiếp nhận tài liệu kỹ thuật và Liên Xô cung cấp vật liệu thép, bộ phận điện tử, trang bị vũ khí cho nhà máy của Trung Quốc. Tới năm 1964, Trung Quốc đã chế tạo được tất cả 18 tàu ngầm lớp Whiskey. Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc cũng xúc tiến đóng mới các tàu chiến nổi, công việc được giao cho nhà máy ở Thượng Hải và Quảng Đông chế tạo 4 tàu hộ tống lớp Riga (Trung Quốc gọi là Type 01). Năm 1956-1965, Trung Quốc đóng tiếp 21 tàu quét mìn lớp T43 (Type 010) và sản xuất hàng loạt tàu phóng ngư lôi thuộc lớp P6. Năm 1959, Liên Xô trợ giúp Trung Quốc tiếp thu một số công nghệ hải quân mới mà đặc biệt là các kiểu tàu chiến và tàu ngầm trang bị tên lửa. Trong giai đoạn 1959-1961, Trung Quốc tiếp nhận nhiều tài liệu liên quan tới tàu ngầm diesel lớp Golf (đề án 629) trang bị hệ thống tên lửa D-1 kết hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM, tàu ngầm tấn công lớp Romeo, khu trục hạm lớp Kotlin và tàu tấn công tốc độ cao lớp Komar và Osa mang tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx). Tàu tên lửa Komar (đề án 183R). Tàu tên lửa lớp Osa (đề án 205). Hải quân Trung Quốc còn mua từ hạm đội Thái Bình Dương các tuần dương hạm lớp Kirov (đề án 26 bis), bốn khu trục hạm lớp Ognevoy và hộ tống hạm lớp Riga để tăng cường hơn nữa sức mạnh trên biển. Theo chỉ thị của Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, Nikita Khrushchev, Liên Xô giúp Trung Quốc nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân và có thể xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, do những căng thẳng và xung đột giữa hai quốc gia trong những năm 1960 nên Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia về nước đồng thời hủy bỏ chuyển giao tài liệu cho Trung Quốc, nên ý định phát triển tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc không thành hiện thực. Thành quả bước đầu Với sự giúp đỡ của Liên Xô và cố gắng của đội ngũ chuyên gia non trẻ, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển đủ các lớp tàu. Đầu những năm 1960, Trung Quốc cải tiến và tự sản xuất hàng loạt lớp tàu, nhưng nhìn chung vẫn mang đậm thiết kế gốc của Liên Xô. Trong giai đoạn từ 1960-1980, nhà máy ở Thượng Hải tổ chức sản xuất tàu ngầm tấn công Type 033 (dựa vào thiết kế lớp Romeo của Liên Xô). Theo một số nguồn tin khác nhau thì có 84-88 chiếc Romeo được sản xuất. Sau này, các tàu ngầm Type 033 được Trung Quốc xuất khẩu cho Triều Tiên và Ai Cập. Từ 1967 tới 1992, Trung Quốc đóng 17 khu trục hạm Type 051 lớp Luda. Đây là lớp tàu Trung Quốc đã sao chép và cải tiến từ đề án 56 (lớp tàu Kotlin) của Liên Xô. Khu trục hạm lớp Kotlin. Giữa những năm 1960, Trung Quốc cho ra phiên bản cải tiến tàu tấn công tốc độ cao Type 204 (lớp Hoku) và Type 021 (lớp Huangfeng) theo thiết kế tàu tên lửa lớp Komar và Osa. Trong lĩnh vực tên lửa, năm 1959 Liên Xô chuyển cho phía Trung Quốc các tài liệu cơ bản liên quan tới tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit.Trung Quốc nhanh chóng sao chép P-15 để chế tạo tên lửa diệt hạm SY-1/HY-1 (NATO đặt tên là CSS-N-1). Tên lửa hành trình đối hạm SY-1. Năm 1970, Trung Quốc tiếp tục đưa ra phiên bản SY-2 nới rộng tầm bắn lên 90 km. Giai đoạn 1980-1990, Trung Quốc phát triển tiếp tên lửa hành trình HY-4 (tầm bắn 150km). Ngoài vai trò trang bị trên tàu chiến, họ cũng tự chế tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Đầu những năm 1980, máy bay ném bom chiến lược H-6D (sao chép Tu-16 của Liên Xô) được cung cấp tên lửa không đối hạm YJ-6 (C-601). YJ-6 cũng là sản phẩm dựa trên P-15 Termit. |
Nhãn:
army,
Gnevny,
Hải quân,
lớp Whiskey,
Nga,
trung quốc,
Trung Xô
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)