Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất “mục tiêu chiến lược chung” giữa hai quốc gia nhằm đối phó lại những động thái gia tăng quân sự của Trung Quốc. Đây là tin tức mới được tiết lộ bởi Nhật báo Yomiuri xung quanh Hội nghị an ninh quốc phòng cấp cao Nhật Bản – Mỹ, được tổ chức tại Wasington hôm 21/6.Tham dự hội nghị có Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.Dù không nêu đích danh nhưng cả Nhật và Mỹ đều ám chỉ “Trung Quốc là một mối đe dọa”, một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết. Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ: ông Toshimi Kitazawa và ông Robert Gates Sau cuộc họp, 4 bộ trưởng đã đưa ra một tuyên bố chung bao gồm 24 mục tiêu chiến lược. Trong tuyên bố này chỉ rõ “những thách thức của môi trường an ninh không bền vững” tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, coi giải quyết căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á là vấn đề trọng điểm. Hai bên cũng kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ các nguyên tắc ứng xử quốc tế”, các quốc gia nên “nâng cao tính minh bạch”trong các hoạt động quân sự. Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki bày tỏ ý kiến muốn Nhật Bản và Mỹ chủ động hỗ trợ các nước Đông Nam Á. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại một cuộc họp báo bên lề cũng khẳng định Mỹ luôn duy trì sự hiện diện, nỗ lực bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Á, ngay cả khi Trung Quốc nổi lên như một gã khổng lồ. Một số nhà quan sát nói rằng Tokyo và Washington đã bắt đầu tìm cách xây dựng "một mạng lưới ngăn chặn Trung Quốc" tập trung vào mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011
>> Nhật, Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
>> Tên lửa S-500 sẽ kiểm soát không gian ngoài khí quyển
[BDV news] Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt, vì khả năng kiểm soát không gian của nó.
"Tầm với" ngoài khí quyển Nga là một trong những nước sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới và trong tương lai gần, sẽ tạo ra thêm một phiên bản hoàn hảo hơn loại vũ khí này, đó là S-500. Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố trong phiên họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước SNG diễn ra tại Astrakhan ngày 16/9 vừa qua rằng, Nga sẽ sớm có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-500. Báo Tầm nhìn đã thử tìm ra những thách thức và cơ hội của hệ thống mới này so với những hệ thống hiện nay. Một hệ thống Phòng thủ Không gian mới đang được chế tạo tại Nga S-500 đã được phương Tây nhắc đến với tên gọi tạm thời là "kẻ độc tôn", theo đó, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung với hành trình đến 3.500 km và khoảng cách đánh chặn thích hợp nhất được ấn định khoảng 370 - 400 km (trong một số tài liệu khác cho rằng, nó dùng để đánh chặn trong phạm vi 1.300 km). Một tính năng quan trọng cơ bản tiên quyết của hệ thống là nó có khả năng phá hủy cả những vật thể trong khu vực không gian vũ trụ gần trái đất. Đội xe trang thiết bị hỗ trợ, với một xe đặc chủng mang tên lửa . Thực tế sự phát triển của ngành hàng không đã tạo ra những yêu cầu và nhiêm vụ khác nhau cho các đơn vị phòng không hiện đại, cụ thể là các khái niệm về nhiệm vụ, gồm phòng thủ và tác chiến đánh chặn. Nhiệm vụ phòng thủ (ký hiệu là O) có ba mức: Phòng không (ПВ О); Phòng thủ Tên lửa (ПР О); Phòng thủ Không gian (ПК О); Còn việc tác chiến - đánh chặn (ký hiệu là П) cũng có ba mức: đánh chặn tầm gần, máy bay; đánh chặn Tên lửa (ПР П); đánh chặn trong Không gian (ПК П); Không gian ở đây là tầm ranh giới giữa hai môi trường: khí quyển và ngoài khí quyển, tương đương với độ cao của các vệ tinh tầm thấp. Hệ thống Radar hiện đại đi kèm . Nhiệm vụ của S-500 Trước đây, S-500 có nhiệm vụ “làm việc” với các “đối tượng” trong không gian, là kế hoạch đã được xem xét khá lâu. Nhiệm vụ này từng được giao cho các hệ thống phòng không S-400 Triumf (Grau - 40R6), cụ thể, một vài đơn vị tên lửa đã triển khai làm nhiệm vụ bảo vệ các Khu công nghiệp Trung ương của Nga. Tuy nhiên, hệ thống mới không được trang bị nhiều loại tên lửa mới, mà vẫn sử dụng tên lửa thiết kế cho hệ thống S-300 như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3 S-300PM - 1/-2. Chỉ có tên lửa 9M96E2 được thiết kế riêng cho S-400 và được cho là chuyên sử dụng để đánh chặn ngoài không gian. Hệ thống tên lửa mới vẫn sử dụng các tên lửa của hệ thống cũ. Một đơn vị tên lửa được triển khai có khả năng theo dõi và tiêu diệt đồng thời 10 mục tiêu . Đồng thời, tiêu chí đặt ra khi thiết kế các loại tên lửa này là nhắm đến nhiều mục tiêu hơn, bắn chính xác hơn, chứ chưa tính đến khả năng hoạt động ở độ cao cao hơn. Ở phiên bản cuối cùng của S-400, tất cả các cải tiến đặc biệt chú trọng tới phòng thủ không gian mới được đưa vào, giúp nâng tên lửa lên một cấp độ cao hơn, trở thành hệ thống có chức năng chuyên để chống tên lửa (ПРО). Như vậy, hệ thống tên lửa S-400 có thể hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ phòng không trong một phạm vi rộng nhưng để chống lại những tên lửa đạn đạo và có khả năng phòng thủ không gian ở mức cao hơn thì cần có một hệ thống phòng không chuyên biệt hơn. Đó là lý do S-500 ra đời, với mục đích hoàn toàn để phòng thủ tên lửa, chống lại các vật thể bay, bảo tồn các cơ sở, mục tiêu quan trọng và để tự vệ. Tóm lại, nếu như với S-400, thông số ưu tiên là đánh chặn tầm xa, thì tới đây S-500 ưu tiên cho mục tiêu ở tầm cao. |
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Nga,
Bộ trưởng Quốc phòng,
đánh chặn,
Moscow,
Phòng thủ Không gian,
phương Tây,
Russia,
S-400,
S-400 Triumf,
S-500,
tên lửa,
Xe đặc chủng
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
>> Quân đội Nga là 'thùng không đáy'
Kế hoạch tăng thêm 70.000 quân nhân ngay trong đợt cắt giảm nhân sự lịch sử của quân đội Nga khiến Bộ trưởng Tài chính Nga tỏ ý bất bình.
Quân đội Nga vừa trải qua đợt cắt giảm chưa từng có trong lịch sử. Hơn nữa, một lý do quan trọng khác đó là các trung tâm đào tạo không thể đào tạo đủ cho 100.000 binh sĩ, như vậy sẽ có rất nhiều tinh hoa trong quân đội bị chuyển xuống những vị trí không phù hợp với khả năng của mình. Điều này sẽ làm giảm sức chiến đấu của quân đội Nga. Tuy nhiên, trong một cuộc họp, các tướng lĩnh đã thuyết phục Tổng thống Medvedev chấp thuận tăng thêm 70.000 cán bộ cho quân đội (2). Điều này làm các quan chức dân sự Nga khó khăn trong việc giải bài toán thu - chi ngân sách. Trong mắt họ, quân đội Nga như "thùng không đáy" với ngân sách đất nước. Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Krasnoyarsk, Bộ trưởng Tài chính Nga, Alexei Kudrin đã tuyên bố rằng nếu tăng chi phí quốc phòng sẽ tạo bất ổn cho ngân sách nhà nước. “Phải tăng thêm ngân sách khoảng 1,5% GDP mới có thể hiện đại hóa quân đội, đổi mới trang bị cho binh sĩ và gia tăng quy định cho ngành công nghiệp quốc phòng”, Ông Kudrin nói (3) Theo ông Kudrin, vì bất kì lí do gì, việc thêm 70.000 cán bộ sẽ tạo ra một gánh nặng về ngân sách bổ sung mà không tạo ra bất kỳ lợi ích hữu hình gì đối với an ninh quốc gia. Điều đó là một dấu hiệu cho thấy những cải cách quân sự rõ ràng đã đi theo một hướng khác. (1) Cụ thể: Cấp Tướng giảm từ 1.107 xuống còn 886 người. Cấp Đại tá giảm từ 25.665 xuống còn 9.114 người. Cấp Trung tá, Thiếu tá giảm từ 99.550 xuống còn 25.000 người; Cấp Đại úy giảm từ 90.000 xuống còn 40.000 người. Cấp Trung úy, Thượng úy tăng từ 50.000 lên 60.000 người. Tỷ lệ sĩ quan và binh sĩ: 1 sĩ quan tương ứng với 15 binh sĩ và công nhân viên; 1 tướng lĩnh tương ứng với 1.100 binh sĩ và công nhân viên. Quân đội Nga sẽ bỏ quân hàm Chuẩn úy từ năm 2009, sẽ giải thể 30/46 trường đào tạo Chuẩn úy chỉ giữ lại 16 trường đào tạo Chuẩn úy theo đề nghị của BTL Hải quân. Như vậy trong 140.000 chuẩn úy, chỉ còn lại 20.000, số Chuẩn úy này sẽ phiên thành quân hàm Thiếu úy. (2) Bộ trưởng quốc phòng Serdyukov giải thích cho kế hoạch tăng số lượng quân nhân thêm 70.000 người là để phát triển lực lượng hàng không vũ trụ. (3) Năm 1997, cựu Tổng thống Boris Yeltsin đã quyết định chi 3,5% GDP cho chi phí quốc phòng. Hiện nay, chi tiêu quốc phòng Nga khoảng từ 2,6-2,8% GDP. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)