Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ có sở chỉ huy đóng tại căn cứ Lục quân George G. Meade, tổng quân số 21.000 nhân viên, sỹ quan và binh lính. Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ do Tướng Keith B. Alexander (*) làm chỉ huy. Bộ Tư lệnh được tổ chức thành 4 đơn vị, bao gồm: Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2, Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24, Hạm đội Tác chiến mạng Hải quân số 10 và Lữ đoàn Tác chiến mạng của Hải quân đánh bộ. Tướng Keith B. Alexander chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ. Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2 Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2 được biên chế thành ba đơn vị lẻ, hoạt động độc lập đó là, Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9, Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1, Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng. Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9 với biên chế khoảng 16.000 quân, Quân đoàn này có nhiệm vụ lập kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, phối hợp, bảo vệ và tác chiến mạng của Lục quân. Quân đoàn này tiếp tục được chia nhỏ thành các đầu mối đơn vị như, Sư đoàn Tác chiến thông tin mạng chiến lược số 5 đảm nhiệm tác chiến mạng cấp chiến lược toàn châu Âu. Trong đó có, Lữ đoàn tín hiệu số 2 với biên chế 5 Tiểu đoàn và Cụm yểm trợ công nghệ thông tin dân sự 6981 đóng vai trò chủ đạo, bên cạnh đó còn có Lữ đoàn tín hiệu số 7 với biên chế 3 Tiểu đoàn. Ngoài ra, trực thuộc quân đoàn còn có Sư đoàn thông tin số 7, Sư đoàn thông tin số 311 Thái Bình Dương, Sư đoàn thông tin số 335 Trung Đông. Sư đoàn thông tin số 7 được chia nhỏ thành các đơn vị viễn chinh, tác chiến mạng cấp chiến thuật, các đơn vị xâm nhập mạng và đánh chặn mạng, các đơn vị này được trang bị chủ yếu các phương tiện như, máy tính, máy truyền số liệu, máy phát xung, đài vô tuyến và hệ thống cáp mạng. Đối với Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1 được biên chế các đơn vị như, phòng nhân sự S1, phòng tình báo S2, phòng tác chiến S3, phòng hậu cần S4, phòng tự động hóa S6, phòng quản lý các dự án. Các tiểu đoàn số 1, số 2 đảm nhiệm chức năng phân tích, hỗ trợ và giải quyết các thách thức về môi trường thông tin mạng, quản lý thiệt hại mạng và hỗ trợ huấn luyện và lập kế hoạch tác chiến mạng máy tính. Ngoài ra, còn có Lực lượng dự bị và huấn luyện. Đối với Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng được biên chế gồm, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 66, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 300, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 500, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 501, Lữ tình báo mạng quân sự số 704. Văn phòng tác chiến mạng của Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng Quân đội Mỹ. Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24 Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24 là đơn vị thứ hai trực thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ. Lực lượng này chủ yếu được biên chế các phi đội trinh sát và máy bay không người lái như: Phi đội số 11, Phi đội số 12, Phi đội số 15, Phi đội số 30, Phi đội yểm trợ tác chiến mạng số 107 với trang bị máy bay RQ-4 Global Hawk, máy bay MQ-1 Predator, RQ-170 Sentinel, F-16C/D và A-10. Ngoài ra còn có máy bay C-130H Hercules, máy bay KC-135; Hạm đội Tác chiến mạng Hải quân số 10 Hạm đội này được biên chế khoảng 4.500 quân, Hạm đội này có nhiệm vụ, hỗ trợ tác chiến cho Hải quân trên toàn thế giới, hỗ trợ thông tin, máy tính, tác chiến điện tử và không gian mạng. Các đơn vị trực thuộc gồm, Trung tâm Tác chiến mạng và không gian, Trung tâm Tác chiến mạng thông tin hạm đội, Trung tâm phòng thủ mạng và Cụm an ninh mạng hỗn hợp Hải quân. Lữ đoàn Tác chiến mạng Hải quân Đánh bộ Lữ đoàn Tác chiến mạng Hải quân Đánh bộ với biên chế khoảng 800 quân trực thuộc các đơn vị như, Trung tâm tác chiến an ninh mạng, Đại đội hỗ trợ kỹ thuật mật mã, Đại đội hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật. (*) Trung tướng Keith B. Alexander sinh năm 1952 ở Syracuse, New York, năm 1978 Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ tại Westpoint sau đó ông tốt nghiệp Trường học viện Hải quân với học vị thạc sĩ trong cả hai lĩnh vực Hệ thống Công nghệ và Vật lý. Ngoài ra, ông Alexander còn có bằng thạc sĩ về Quản trị Kinh doanh của ĐH Boston và bằng Chiến lược An ninh Quốc gia của Học viện Quốc phòng Mỹ. Ông từng trải qua các lớp đào tạo cấp cao trong các lĩnh vực như: tình báo quân sự, chỉ huy tham mưu, đã từng giữ các chức vụ như Phó Chánh văn phòng Nhân viên trụ sở quân đội Mỹ; chỉ huy tình báo và an ninh tại Fort Belvoir thuộc quân đội Mỹ. Ngày 30/7/2005, Trung tướng Keith B. Alexander đã được chọn làm giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, thay thế Trung tướng Michael V. Hayden. Ngày 23/6/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chính thức tuyên bố thành lập lực lượng tác chiến mạng (USCYBERCOM) và bổ nhiệm chức vụ Tổng chỉ huy lực lượng này cho Trung tướng Keith B. Alexander. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Robert Gates. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Robert Gates. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011
>> Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng Quân đội Mỹ
Nhãn:
Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng,
Hải quân đánh bộ Mỹ,
Quân đoàn An ninh,
Quân đội Mỹ,
Robert Gates,
Tập đoàn Tác chiến mạng,
Tình báo mạng,
Tướng Keith B. Alexander
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011
>> Nhật, Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa
Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất “mục tiêu chiến lược chung” giữa hai quốc gia nhằm đối phó lại những động thái gia tăng quân sự của Trung Quốc. Đây là tin tức mới được tiết lộ bởi Nhật báo Yomiuri xung quanh Hội nghị an ninh quốc phòng cấp cao Nhật Bản – Mỹ, được tổ chức tại Wasington hôm 21/6.Tham dự hội nghị có Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.Dù không nêu đích danh nhưng cả Nhật và Mỹ đều ám chỉ “Trung Quốc là một mối đe dọa”, một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết. Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ: ông Toshimi Kitazawa và ông Robert Gates Sau cuộc họp, 4 bộ trưởng đã đưa ra một tuyên bố chung bao gồm 24 mục tiêu chiến lược. Trong tuyên bố này chỉ rõ “những thách thức của môi trường an ninh không bền vững” tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, coi giải quyết căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á là vấn đề trọng điểm. Hai bên cũng kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ các nguyên tắc ứng xử quốc tế”, các quốc gia nên “nâng cao tính minh bạch”trong các hoạt động quân sự. Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki bày tỏ ý kiến muốn Nhật Bản và Mỹ chủ động hỗ trợ các nước Đông Nam Á. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại một cuộc họp báo bên lề cũng khẳng định Mỹ luôn duy trì sự hiện diện, nỗ lực bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Á, ngay cả khi Trung Quốc nổi lên như một gã khổng lồ. Một số nhà quan sát nói rằng Tokyo và Washington đã bắt đầu tìm cách xây dựng "một mạng lưới ngăn chặn Trung Quốc" tập trung vào mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực. [BDV news] |
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
>> 'Chi phí sản xuất F-35 là không thể kham nhổi'
Theo quan chức quốc phòng Mỹ chi phí sản xuất F-35 là “không kham nổi” và kêu gọi xem xét là toàn bộ dự án, dù chương trình này đạt được những tiến bộ rõ rệt. “Sau một thập kỷ thực hiện chương trình thì giá của mỗi máy bay trong tổng số 2.443 chiếc F-35 mà chúng ta dự định sản xuất đã tăng gấp đôi”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carton nói. Ông Carter cho rằng nếu cứ tiếp tục chương trình như hiện nay thì chi phí sẽ đội lên đến một mức “không thể chấp nhận được, và cũng không thể kham nổi”. Chi phí dành cho F-35 đã đội lên đến 385 tỷ USD, tức là 103 triệu USD cho mỗi máy bay nếu tính theo giá trị đồng USD không đổi hoặc 113 triệu USD nếu tính theo giá trị đồng USD trong tài khóa 2011. Mẫu máy bay F-35 được giới thiệu năm 2006 Ước tính tổng chi phí dành cho chương trình F-35 bao gồm thiết kế, sản xuất, mua, vận hành và sửa chữa máy bay sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nhận xét mức giá trên “thật sự đáng lo ngại”, nếu xét rằng chi phí ban đầu chỉ là 69 triệu USD cho mỗi máy bay. “Đã đến lúc chúng ta ít nhất phải tìm kiếm một giảm pháp thay thế”, ông McCain tuyên bố. “Những số liệu liên quan tới chương trình này thật sự đáng lo ngại. Không có bất cứ chương trình nào nên được phép tiếp tục với một "bản lý lịch" như vậy, nhất là trong tình hình tài chính của chúng ta hiện nay”, ông nói. Dự án máy bay F-35 hay máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) được phát triển bởi hãng Lockheed Martin, giờ đây đã trở thành dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc. Chỉ riêng chi phí nghiên cứu phát triển đã ngốn hết 51 tỷ USD, con số mà Thượng nghị sĩ Carl Levin mô tả là “đáng sợ”. Những khoản chi quá tay, việc trì hoãn liên tục để bổ sung 2 phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và cất cánh theo kiểu thẳng đứng, cũng như bổ sung thêm hệ thống giảm độ bộc lộ radarr và nhiều chi tiết phức tạp khác, theo Thứ trưởng Carter. Ông Carter cũng đổ lỗi cho "văn hóa chi tiêu" vô tội vạ của Lầu Năm Góc kể từ sau sự kiện 11/9. Tờ Huffington Post nhận xét, dù các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hay Thứ trưởng Carter vẫn bảo vệ dự án F-35 như một sự lựa chọn “không thể thay thế” và là “tương lai của năng lực tấn công chính xác của Quân đội Mỹ”, ngày càng có nhiều nhà chính trị Mỹ đặt dấu hỏi về dự án này. Từng được hứa hẹn là loại máy bay “kinh tế” với chi phí bảo dưỡng chỉ bằng 1/3 so với máy bay F-16, giờ đây chi phí cho máy bay F-35 là 16.425 USD cho 1 giờ bay – đắt gấp 1,2 lần so với loại máy bay F-16 C/D, theo một báo cáo vừa rò rỉ ngày 12/5 của Bộ Quốc phòng Mỹ. Rõ ràng tương lai của loại máy bay chủ lực đang ngày càng trở nên phức tạp như bản thiết kế của nó vậy. [BDV news] |
Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011
>> Trung Quốc phát triển tên lửa quái dị
Tên lửa mới mang đầu đạn thông thường và sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên bộ, trên không và vũ trụ.
DF-21C (armscontrolwonk.com) Tên lửa này “sẽ là một bộ phận của hệ thống phòng thủ thống nhất, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cả về bảo về lẫn tiến công và có khả năng ngăn chặn mọi mối đe dọa từ trên bộ, biển, trên không và vũ trụ, cũng như cuộc tấn công điều khiển học”. Việc phát triển tên lửa đang diễn ra thuận lợi và sẽ sẵn sàng sau 5 năm nữa. Tên lửa “có tầm bắn vượt trội các tên lửa hiện có của Trung Quốc và như vậy sẽ góp phần lớn vào khả năng quốc phòng của Trung Quốc". Các nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, đó sẽ là một tên lửa tầm trung và tầm xa mới, có khả năng bay 4.000 km. Đầu năm 2010, một số chuyên gia Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đang phát triển công nghệ tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo bằng các phương tiện của hệ thống phòng thủ tên lửa. Nguồn tin cũng cho biết, Trung Quốc đã đưa vào trang bị tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay”, bán kính hoạt động 1.800-2.800 km. Tháng 1.2011, khi ở thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, DF-21D khiến Mỹ rất lo ngại và tình báo Mỹ đã đánh giá sai tốc độ phát triển vũ khí của Trung Quốc. |
Nhãn:
armscontrolwonk,
DF-21C,
Robert Gates,
tên lửa,
trung quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)