Tàu chiến lớp Gepard đóng cho Hải quân Nga có nhiều điểm khác về hệ thống vũ khí cách bố trí so với Gepard 3.9 của Việt Nam. >>Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9 Clip giới thiệu về Tatarstan (691) và Dagestan (693) : |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
>> Điểm khác biệt của Gepard 3.9 Việt Nam và Gepard Nga
Nhãn:
11661E Gepard-3.9,
Chiến hạm Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng,
Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng,
Gepard 3.9 Việt Nam,
HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012
>> Nga bàn giao đủ tên lửa cho Gepard Việt Nam
Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) cho biết, Nga đã bàn giao đủ các tên lửa chống tàu 3M24E (Kh-35E) cho Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti vào hôm 31/1, Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov tiết lộ công ty này đã bàn giao đầy đủ số tên lửa chống tàu Kh-35E cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết từ trước đó.
Theo thông tin từ KTRV, hợp đồng năm 2009 gồm 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rup, và năm 2010 đã tiếp tục chuyển giao thêm 16 tên lửa loại này (656 triệu rup) cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M24EMB trị giá 72 triệu rup. Kh-35E hay còn gọi là Uran-E là tên lửa chống hạm chủ lực trên các chiến hạm mặt nước của Hải quân Việt Nam, điển hình là 2 chiến hạm Gepard 3.9 HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E trên chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam.(Ảnh : Báo Đất Việt) 3M24 hay Kh-35 (với biến thể xuất khẩu tương ứng là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống tàu dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển, sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên, lửa bờ biển Bal/Bal-E... Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E. |
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam
Sáng 22/8/2011, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.
Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 - 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công. Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc. Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay… Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. |
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
>> Tìm hiểu khinh hạm lớp Gepard
Trong những năm 1980, với mục đích phát triển dòng tàu hộ tống (khinh hạm) mới phục vụ theo yêu cầu của hải quân Nga và xuất khẩu, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB) tại thành phố Zelenodolsk, nước CH Tatarstan, Liên bang Xô viết, đã cho ra mắt khinh hạm đa nhiệm hạng nhẹ mới thuộc đồ án 1166.1 và một vài biến thể của nó.
Toàn cảnh một chiến hạm lớp Gepard Các chiến hạm thuộc đồ án nói trên được đặt tên theo một loài mãnh thú đồng cỏ là báo đốm châu Phi (Gepard). Trong biên chế hải quân Nga, khinh hạm lớp Gepard sẽ thay thế cho các lớp tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Koni Parchim và Grisha. Được thiết kế theo phong cách hoàn toàn mới so với các chiến hạm cùng lớp của hải quân Xô viết trước đó, khinh hạm lớp Gepard có tiêu chuẩn tương đương với các tàu hộ tống hiện đại ở khả năng săn ngầm, hải chiến, phòng không một cách tương đối. Thiết kế của lớp tàu chiến này được áp dụng công nghệ “tàng hình” nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Thiết kế Khinh hạm lớp Gepard dài 102,2 m, rộng 13,1 m, mớn nước 3,8 m. Lượng choán nước của lớp tàu này đạt gần 2.000 tấn khi trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị. Khinh hạm lớp Gepard có kết cấu 10 khoang kín tách biệt để nâng cao khả năng sống sót trong trường hợp một vài khoang bị thủng hoặc ngập nước. Khả năng “tàng hình” của chiến hạm lớp Gepard nằm ở kết cấu thân tàu được làm từ thép có độ từ tính thấp và hệ thống khung chịu lực của tàu làm từ hợp kim nhôm- magiê không bị ăn mòn bởi nước biển. Cùng với đó, hầu hết trang bị vũ khí được đặt ở các khoang kín phần phía sau của tàu để giảm bề mặt phản xạ radar hiệu dụng ở mặt trước và hai bên. Ngoài ra, lớp sơn phủ đặc biệt cũng có tác dụng hấp thụ tín hiệu radar và giảm khả năng bị quan sát bởi các thiết bị quan sát hồng ngoại và quang học của đối phương. Hệ thống động lực Nhờ hai động cơ gas-turbin M-88 có tổng công suất 10.000 mã lực và một động cơ diesel 61D 8.000 mã lực theo dạng CODOG, khinh hạm lớp Gepard có thể đạt tốc độ tối đa tới 26 hải lý/giờ và cự ly hoạt động tới 5.000 hải lý (với vận tốc 10 hải lý/giờ). Với dự trữ hành trình trên biển trong 20 ngày đêm, khinh hạm lớp Gepard rất phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, bảo vệ vùng biển đặc quyền kinh tế trong các vùng biển kín, vịnh. Hệ thống cảm biến và radar Khinh hạm thuộc đồ án 1166.1 được trang bị radar hoa tiêu Sigma/OC-11661, radar trinh sát-cảnh giới mặt nước Positive/Cross Dome và radar dẫn đường Kivach. Để điều khiển hệ thống vũ khí trên tàu, khinh hạm thuộc đồ án này sử dụng các hệ thống radar khác như: radar MR-123/176 Vympel/ BASS TILT cho tổ hợp hải pháo, radar dẫn bắn tên lửa đối hạm Harpoon-Ball/BAND STAND, radar dẫn bắn tên lửa phòng không 2R33/POP GROUP. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2 Với nhiệm vụ săn ngầm, chiến hạm lớp Gepard trang bị hệ thống sonar thủy âm tích hợp vào thân tàu MGK-335ME-03 và thiết bị sonar thủy âm rời kéo dưới nước Zmey có thể hoạt động ở nhiều độ sâu khác nhau. Khả năng đối kháng điện tử và gây nhiễu của chiến hạm lớp Gepard là hệ thống ASOR-11661 và mồi bẫy PK-10. Hệ thống vũ khí Sức mạnh tấn công chính của khinh hạm lớp Gepard là 8 đạn tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran 3M24UD (tên NATO - SS-N-25 Switchblade) có tầm bắn 250 km. Đây là dòng tên lửa có độ chính xác cao tương đương như dòng tên lửa AGM-84 Harpoon của hải quân Mỹ. Tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran Tên lửa Uran sử dụng phương thức dẫn đường bán chủ động pha đầu, pha giữa dẫn đường quán tính và sử dụng radar chủ động tự thân tìm kiếm và tấn công mục tiêu ở pha cuối. Tốc độ của dòng tên lửa này đạt Mach (tốc độ âm thanh) 0,9 và khả năng bay sát mặt biển ở pha cuối để giảm khả năng bị đánh chặn. Tên lửa Uran có khả năng tiêu diệt và vô hiệu hóa các chiến hạm có lượng choán nước tới 5.000 tấn với đầu nổ lõm phá mảnh nặng 145 kg. Trang bị hải pháo trên khinh hạm lớp Gepard là pháo bắn nhanh AK-176 76 mm có tốc độ bắn khoảng 60-120 viên/phút để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và trên không. Tầm “hỏa lực” của loại vũ khí này đạt 15 km. Hải pháo AK-176 Khả năng tác chiến phòng không của lớp tàu chiến này là 2 tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh (CIWS) AK-630M tầm bắn đạt 5 km với 2.000 viên đạn và tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2 (SA-N-4) có tầm bắn từ 200-15.000 m, tầm cao 10-12.000 m với 20 đạn tên lửa 9M33M3. Các tổ hợp phòng không nói trên tạo ra lớp phòng thủ cứng bảo vệ khinh hạm lớp Gepard trước các mục tiêu bay và xuồng cao tốc của đối phương, trong đó gồm cả tên lửa đối hạm. Pháo CIWS AK-630M Để phục vụ tác chiến săn ngầm, khinh hạm lớp Gepard được 2 tổ hợp ống phóng lôi cỡ 533 mm trang bị nhiều loại đạn ngư lôi khác nhau, trong đó có ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval. Ngư lôi siêu khoang Shkval Đây là dòng ngư lôi tên lửa sử dụng công nghệ siêu bọt khí của Nga với khả năng đạt tốc độ tới 200 hải lý/giờ. Phiên bản phổ thông của ngư lôi Shkval được trang bị đầu nổ nặng 210 kg đảm bảo khả năng tiêu diệt các chiến hạm cỡ lớn của đối phương với chỉ một đạn ngư lôi. Khả năng phòng thủ và săn ngầm của khinh hạm lớp Gepard còn được củng cố nhờ một tổ hợp rocket chống ngầm, ngư lôi RBU-6000AS (con số 6.000 tương đương với tầm bắn tối đa của tổ hợp này đạt 6 km) với 12 ống phóng. Rocket chống ngầm RBU-6000AS Ngoài ra, khinh hạm lớp Gepard còn có thể mang theo 12-20 thủy lôi tùy theo nhiệm vụ tác chiến. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)