Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: EA-18G Growler

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn EA-18G Growler. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn EA-18G Growler. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)



[BDV news] Với sự phát triển của các hệ thống phòng không trong chiến tranh hiện đại, kỹ thuật chế áp phòng không cũng có những tiến bộ vượt bậc nhằm đảm bảo "bầu trời sạch" cho lực lượng không quân tác chiến.

Các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho ưu thế của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.

Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại khả năng kỳ diệu cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian tính bằng giờ; hoặc chí ít là tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên không...

Theo thời gian, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia sẻ thông tin. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng cho không quân là chế áp các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Supression/ Destruction of Enemy Air Defense).

Thời kỳ đầu phát triển
Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng ném bom rơi tự do của những phi công giỏi.

Cuộc chiến thật sự giữa máy bay áp chế đường không và hệ thống phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam, giữa các phi công Mỹ và Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA - North Vietnamese Army).

Cuộc chiến khốc liệt giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không AGM-45 Shrike - là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.

Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.



Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk.



Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh


Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.
Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.

Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.


Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ


Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật mới của hệ thống phòng không hiện đại là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.

Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra đa đối phương.

Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.

Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật cũ và không phức tạp, nhưng đã phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.Chèn nội dung box vào đây

Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink.

Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể thực hiện.

Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.

Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V (SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot and scoot” - bắn và chạy đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho các phi công.


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU với tầm bắn xa, độ chính xác cao và sức cơ động lớn là cơn ác mộng của mọi phi công thực hiện nhiệm vụ S/DEAD.


Để đối phó với những khó khăn này, hệ thống AN/ASQ-213 R7 HARM (High speed Anti Radiation Missile - Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) Targeting System (HTS - Hệ thống định vị mục tiêu cho HARM) có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” ra đa bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn ra đa ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu.

Loại tên lửa được sử dụng chính cho hệ thống AN/ASQ-213 R7 là tên lửa AGM-88 HARM. Từ khi được giới thiệu vào thời điểm giữa những năm 1980, AGM-88 đã rất nhiều lần ghi điểm.

AGM-88 HARM là loại tên lửa chống ra đa hàng đầu thế giới nhưng giá thành lại rất đắt đỏ.


Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, mặc dù có hiệu suất khá cao nhưng giá thành của chúng khiến không phải ai cũng chấp nhận được.

Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã dùng 500 quả tên lửa AGM-88 HARM (chiếm 1/10 tổng số được trang bị). Với giá thành lên tới 200.000 USD/quả; chiến thuật này nhanh chóng vét sạch kho dự trữ tên lửa. Do đó, trong tương lai, nó sẽ được thay thế bằng chiến thuật khác hiệu quả hơn.



Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Vì sao F-22 vô dụng ở Libya?



[Vietnamdefence news] Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Liya vì không có khả năng tác chiến đối đất và không thể phối hợp tác chiến với máy bay khác.

Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Libya mà nguyên nhân chính là khả năng hạn chế của F-22 về trao đổi dữ liệu với các máy bay khác và tấn công mục tiêu mặt đất, theo các chuyên gia Mỹ. Ông Loren Thompson, chuyên gia phân tích của Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho biết, Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định không cho F-22 tham chiến vì máy bay này không dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và không thể trao đổi thông tin với các tiêm kích tham gia chiến dịch do F-22 được phát triển để hoạt động chủ yếu trong điều kiện im lặng vô tuyến. Khi phát triển F-22, các kỹ sư đã phải lựa chọn giữa khả năng tàng hình của máy bay và khả năng trao đổi thông tin của nó.





F-22 Raptor (af.mil)

Người ta đã chọn ưu tiên khả năng tàng hình. Vì thế, máy bay chỉ được lắp đặt hệ thống liên lạc cho phép trao đổi thông tin trong khi bay với các máy bay F-22 khác. F-22 cũng được lắp hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16, nhưng nó chỉ hoạt động ở chế độ thu. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể thu nhận thông tin từ các máy bay và trực thăng khác, song tự nó lại không thể truyền dữ liệu cho các máy bay, trực thăng đó.

Ông Loren Thompson nói rằng, “Các nhà thiết kế F-22 đã phải giải quyết vấn đề nan giải: trang bị cho tiêm kích này các hệ thống liên lạc để bảo đảm tính vạn năng trong sử dụng, hay là duy trì chế độ im lặng vô tuyến để tăng tính bí mật sử dụng máy bay. Kết quả là họ nghiêng về giải pháp sử dụng tổ hợp các hệ thống truyền dữ liệu hạn chế”.

Theo ông Thompson, “F-22 có thể liên lạc với các F-22 khác qua các hệ thống truyền dữ liệu trong khi bay. Qua hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16 được lắp trên đa số máy bay của các đồng minh của Mỹ, nó chỉ có thể nhận chứ không truyền dữ liệu” và “bức xạ vô tuyến từ các hệ thống truyền dữ liệu khác nhau về tiềm năng có thể làm lộ vị trí máy bay”.

Nhà phân tích này kết luận, “cùng với việc F-22 là máy bay “tàng hình” nhất trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ, nó thiếu phần lớn các hệ thống truyền dữ liệu vốn đang sử dụng trên các máy bay chiến đấu khác”.

Máy bay cũng bị hạn chế về khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Hiện nay, F-22 có thể được trang bị 2 bom JDAM cỡ 1.000 bảng (458 kg) điều khiển bằng GPS , song bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh, không thể chống mục tiêu động.chống các mục tiêu tĩnh. Máy bay hiện chưa thể mang các bom đường kính nhỏ SDB cỡ 250 bảng (115 kg). Trong khi, 1 tiêm kích F-15E Strike Eagle có thể mang 24.000 bảng (gần 11 tấn) bom đạn.

Trước đó, người ta đã dự định bổ sung cho F-22 các bom SDB cỡ 113 kg có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu động, song chương trình này chưa được thực hiện. F-22 cũng không thể lập bản đồ địa hình giống như khả năng của các radar khẩu độ tổng hợp ở một số máy bay khác, vì thế F-22 không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất.

Hiện nay, USF dự định hiện đại hóa F-22 theo chương trình Increment 3.1 vốn trù tính hoàn thiện thiết bị trên khoang, thiết bị avionics và phần mềm. Nhờ chương trình này, F-22 sẽ có khả năng lập bản đồ địa hình, lựa chọn mục tiêu mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Tuy vậy, sau khi hiện đại hóa, máy bay vẫn sẽ chỉ có khả năng lưaj chọn không quá 2 mục tiêu để dẫn cho 8 quả bom SDB.

Trước đó, người ta đã xem xét cả khả năng hiện đại hóa theo chương trình Increment 3.2 để mở rộng khả năng liên lạc của máy bay, song năm 2010, USAF đã từ chối cấp kinh phí cho chương trình này.

Trang airforcetimes.com cho biết, theo học thuyết sử dụng nhóm tác chiến tấn công toàn cầu của Mỹ, các máy bay F-22 được giao vai trò hộ tống các máy bay ném bom В-2 khi chúng xuyên phá hệ thống phòng không đối phương.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, cơ quan đang chỉ huy chiến dịch Odyssey Dawn đã xác nhận F-22 đã không được sử dụng trong các cuộc tập kích đường không chống Libya.

“Tôi không thấy các dấu hiệu cho thấy F-22 đã được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom B-2 và không thấy các dấu hiệu F-22 sẽ được sử dụng trong các phi vụ tương lai chống Libya”, - đại diện AFRICOM, thiếu tá không quân Eric Hilliard nói.

Trước đó, trước khi chiến dịch chống Libya bắt đầu, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22. Họ cho rằng, một trong những nguyên nhân F-22 không được dùng đến trong các cuộc không kích là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”.

Chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya có mật danh Odyssey Dawn mở màn ngày 19.3.2011. Tham gia chiến dịch, từ phía liên quân có các tiêm kích F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Rafale và Tornado của không quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italia.

Nhiệm vụ chế áp điện tử chống các radar và hệ thống phòng không của quân đội Libya do các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ đảm nhiệm.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang