Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: USAF

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn USAF. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn USAF. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> ‘Quỷ xanh’ gia nhập Không quân Mỹ



Tháng 2/2012, Không quân Mỹ (USAF) sẽ nhận vào trang bị khinh khí cầu mềm mới Blue Devil 2, được chế tạo trong chương trình Blue Devil.

Hợp đồng chế tạo khinh khí cầu do thám - chỉ huy trị giá 82,6 triệu USD này được ký với công ty MAV6 vào tháng 10/2010. Chuyến bay đầu tiên của Blue Devil 2 được ấn định vào tháng 9/2011.

Blue Devil 2 được chế tạo dựa trên khinh khí cầu Polar 100. Khinh khí cầu mới sẽ có chế độ điều khiển tùy chọn: hoặc do phi công (ngồi trong khoang đặc biệt trên khí cầu) hoặc do nhân viên mặt đất điều khiển. Blue Devil 2 có chiều dài 7 m, chiều rộng 3m, chiều cao khoang thiết bị 2,1 m.



Sơ đồ sử dụng Blue Devil 2. Blue Devil 2 có một khoang chở hàng phía dưới và có thể tiến hành do thám trong vòng 5 ngày.


Blue Devil 2 có khả năng tiến hành trinh sát quang - điện tử và hồng ngoại với độ nét cao và dải tần hẹp để thu thập thông tin, cung cấp mốc định hướng, định vị mặt đất và nhận dạng mục tiêu.

Khinh khí cầu sẽ được trang bị nhiều loại sensor, camera quang - điện tử và hồng ngoại độ nét cao và hệ thống trinh sát điện tử nên nó có thể đảm nhiệm vai trò một phương tiện tương tự trạm điều khiển mặt đất.

Blue Devil 2 là thành quả hợp tác của USAF, Lục quân Mỹ và một cơ quan khác của Lầu Năm góc.

Trước đó, chương trình Blue Devil đã phát triển máy bay do thám Blue Devil 1 và chuyển giao cho Quân đội Mỹ vào tháng 12/2010. Máy bay này được chế tạo dựa trên cơ sở máy bay King Air 90, 2 động cơ turbine cánh quạt của Hawker Beechcraft và được trang bị các phương tiện do thám gần như tương tự Blue Devil 2.

Máy bay do thám không người lái Blue Devil 1 được USA coi như bước quá độ và dự định từ bỏ Blue Devil 1 sau khi đưa vào trang bị Blue Devil 2.

[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Đình chỉ bay toàn bộ F-22



Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) đã tạm dừng bay đối với tất cả các tiêm kích F-22 Raptor do các hệ thống tạo oxy trên khoang có khả năng bị lỗi.



Quyết định cấm bay toàn bộ 165 chiếc F-22 trong trang bị của USAF được đưa ra từ hôm 3.5, nhưng 2 hôm sau mới được thông báo chính thức. USAF không tiết lộ thời hạn cấm bay là đến bao giờ.

Cuối tháng 3.2011, USAF do trục trặc của các hệ thống tạo khí oxy trên khoang OBOGS đã áp đặt độ cao bay giới hạn cho F-22, khi cấm bay cao quá 7.600 m khi thực hiện các chuyến bay tập thông thường. Như vậy, trong trường hợp hệ thống tạo oxy bị hỏng, phi công vẫn còn 10 s trước khi bị ngất.





F-22 Raptor (USAF)


Khi bay ở độ cao đến 7.600 m, trong vòng 10 s, phi công sẽ kịp hạ máy bay xuống độ cao 5.400 m là độ cao có thể thở không cần mặt nạ dưỡng khí.

Quyết định hạn chế độ cao bay đưa ra tháng 3.2011 chỉ áp dụng đối với các chuyến bay tập, chứ không áp dụng đối với các máy bay F-22 thực hiện phi vụ chiến đấu.

Còn lệnh đình chỉ bay vừa ban hành thì áp dụng đối với tất cả các máy bay F-22 Raptor.


[VietnamDefence news]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Vì sao F-22 vô dụng ở Libya?



[Vietnamdefence news] Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Liya vì không có khả năng tác chiến đối đất và không thể phối hợp tác chiến với máy bay khác.

Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Libya mà nguyên nhân chính là khả năng hạn chế của F-22 về trao đổi dữ liệu với các máy bay khác và tấn công mục tiêu mặt đất, theo các chuyên gia Mỹ. Ông Loren Thompson, chuyên gia phân tích của Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho biết, Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định không cho F-22 tham chiến vì máy bay này không dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và không thể trao đổi thông tin với các tiêm kích tham gia chiến dịch do F-22 được phát triển để hoạt động chủ yếu trong điều kiện im lặng vô tuyến. Khi phát triển F-22, các kỹ sư đã phải lựa chọn giữa khả năng tàng hình của máy bay và khả năng trao đổi thông tin của nó.





F-22 Raptor (af.mil)

Người ta đã chọn ưu tiên khả năng tàng hình. Vì thế, máy bay chỉ được lắp đặt hệ thống liên lạc cho phép trao đổi thông tin trong khi bay với các máy bay F-22 khác. F-22 cũng được lắp hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16, nhưng nó chỉ hoạt động ở chế độ thu. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể thu nhận thông tin từ các máy bay và trực thăng khác, song tự nó lại không thể truyền dữ liệu cho các máy bay, trực thăng đó.

Ông Loren Thompson nói rằng, “Các nhà thiết kế F-22 đã phải giải quyết vấn đề nan giải: trang bị cho tiêm kích này các hệ thống liên lạc để bảo đảm tính vạn năng trong sử dụng, hay là duy trì chế độ im lặng vô tuyến để tăng tính bí mật sử dụng máy bay. Kết quả là họ nghiêng về giải pháp sử dụng tổ hợp các hệ thống truyền dữ liệu hạn chế”.

Theo ông Thompson, “F-22 có thể liên lạc với các F-22 khác qua các hệ thống truyền dữ liệu trong khi bay. Qua hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16 được lắp trên đa số máy bay của các đồng minh của Mỹ, nó chỉ có thể nhận chứ không truyền dữ liệu” và “bức xạ vô tuyến từ các hệ thống truyền dữ liệu khác nhau về tiềm năng có thể làm lộ vị trí máy bay”.

Nhà phân tích này kết luận, “cùng với việc F-22 là máy bay “tàng hình” nhất trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ, nó thiếu phần lớn các hệ thống truyền dữ liệu vốn đang sử dụng trên các máy bay chiến đấu khác”.

Máy bay cũng bị hạn chế về khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Hiện nay, F-22 có thể được trang bị 2 bom JDAM cỡ 1.000 bảng (458 kg) điều khiển bằng GPS , song bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh, không thể chống mục tiêu động.chống các mục tiêu tĩnh. Máy bay hiện chưa thể mang các bom đường kính nhỏ SDB cỡ 250 bảng (115 kg). Trong khi, 1 tiêm kích F-15E Strike Eagle có thể mang 24.000 bảng (gần 11 tấn) bom đạn.

Trước đó, người ta đã dự định bổ sung cho F-22 các bom SDB cỡ 113 kg có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu động, song chương trình này chưa được thực hiện. F-22 cũng không thể lập bản đồ địa hình giống như khả năng của các radar khẩu độ tổng hợp ở một số máy bay khác, vì thế F-22 không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất.

Hiện nay, USF dự định hiện đại hóa F-22 theo chương trình Increment 3.1 vốn trù tính hoàn thiện thiết bị trên khoang, thiết bị avionics và phần mềm. Nhờ chương trình này, F-22 sẽ có khả năng lập bản đồ địa hình, lựa chọn mục tiêu mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Tuy vậy, sau khi hiện đại hóa, máy bay vẫn sẽ chỉ có khả năng lưaj chọn không quá 2 mục tiêu để dẫn cho 8 quả bom SDB.

Trước đó, người ta đã xem xét cả khả năng hiện đại hóa theo chương trình Increment 3.2 để mở rộng khả năng liên lạc của máy bay, song năm 2010, USAF đã từ chối cấp kinh phí cho chương trình này.

Trang airforcetimes.com cho biết, theo học thuyết sử dụng nhóm tác chiến tấn công toàn cầu của Mỹ, các máy bay F-22 được giao vai trò hộ tống các máy bay ném bom В-2 khi chúng xuyên phá hệ thống phòng không đối phương.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, cơ quan đang chỉ huy chiến dịch Odyssey Dawn đã xác nhận F-22 đã không được sử dụng trong các cuộc tập kích đường không chống Libya.

“Tôi không thấy các dấu hiệu cho thấy F-22 đã được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom B-2 và không thấy các dấu hiệu F-22 sẽ được sử dụng trong các phi vụ tương lai chống Libya”, - đại diện AFRICOM, thiếu tá không quân Eric Hilliard nói.

Trước đó, trước khi chiến dịch chống Libya bắt đầu, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22. Họ cho rằng, một trong những nguyên nhân F-22 không được dùng đến trong các cuộc không kích là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”.

Chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya có mật danh Odyssey Dawn mở màn ngày 19.3.2011. Tham gia chiến dịch, từ phía liên quân có các tiêm kích F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Rafale và Tornado của không quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italia.

Nhiệm vụ chế áp điện tử chống các radar và hệ thống phòng không của quân đội Libya do các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ đảm nhiệm.


Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

>> Mỹ phát triển động cơ máy bay 2 chế độ



Các động cơ cải tiến F-35 của Pratt&Whitney có thể dùng cho máy bay ném bom chiến lược tiên tiến mà Mỹ sẽ bắt đầu phát triển vào năm 2012.

Năm 2010, USAF đã tuyên bố máy bay ném bom chiến lược mới sẽ là một phần của “các hệ thống hàng không”. Lãnh đạo phân hãng động cơ quân sự của Boeing, Warren Boley đánh giá, nhờ động cơ “đã kiểm nghiệm” F-35, máy bay ném bom mới sẽ có thể có tốc độ dưới âm.






Hình ảnh giả định máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới.

Ông Boley cho rằng, các động cơ turbine quạt có đường kính 2,5 m là quá lớn để dùng trên một máy bay quân sự. Do đó, Boeing đang tham gia phát triển động cơ turbine quạt PW9000, trong đó sử dụng các máy nén áp lực thấp của động cơ F-35.

PW9000 dự định lắp cho các máy bay không người lái trên hạm tương lai của Hải quân Mỹ. Trước đó, động cơ này được hãng Pratt & Whitney đề xuất lắp cho máy bay ném bom mới.

Nếu như dự án máy bay ném bom mới tham vọng hơn thì hoàn toàn thích hợp cho máy bay là động cơ 2 chế độ với công nghệ thích ứng (ADVENT). Các động cơ này đang được General Electric (Mỹ) và Rolls-Royce (Anh) hợp tác phát triển theo một hợp đồng của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Các động cơ mới phải biết bật chuyển đổi giữa các chế độ bay khác nhau: siêu âm và dưới âm. Tất cả các động cơ đang sản xuất đều là loại 1 chế độ. Trên các máy bay tiêm kích sử dụng các động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liệu, cho phép đạt tốc độ cao, còn các máy bay dân dụng sử dụng động cơ dưới âm tiết kiệm. Công nghệ ADVENT sẽ cho phép kết hợp 2 phẩm chất này ở 1 động cơ.

ADVENT dự kiến sẽ cho phép kiểm soát tín hiệu nhiệt của máy bay và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các hệ thống trên khoang. Nhờ các động cơ ADVENT, máy bay ném bom tiên tiến sẽ có thể bay dưới âm tiết kiệm, hoặc thực hiện các đòn tấn công nhanh trong chiều sâu lãnh thổ đối phương ở tốc độ siêu âm.

Tháng 4/2009, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội Mỹ phải từ bỏ quan niệm truyền thống về không quân chiến lược; và Lầu Năm góc đã chấm dứt chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới.

Tháng 9/2010, Norton Schwartz cho biết, trong mấy năm tới, sẽ nhận vào trang bị loại máy bay ném bom mới và nó là bộ phận cấu thành của cả một “họ các hệ thống tiến công” sẽ được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm đòn tấn công nhanh toàn cầu.

Cuối năm 2010, Quốc hội Mỹ yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ giảm chi phí quân sự 100 tỷ USD trong 5 năm tới. Ngoài ra, Mỹ đã nâng đánh giá nguy cơ quân sự từ phía Trung Quốc, nước đang thử nghiệm tiêm kích mới J-20. Các yếu tố này hợp lại gây ảnh hưởng tới Lầu Năm góc khiến họ tuyên bố sẽ đưa vào ngân sách 2012 kinh phí cho dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang