Sáng nay đã diễn ra lễ khai mạc ANCM lần thứ 5, tại Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo hải quân các quốc gia trong cộng đồng Đông Nam Á. ANCM - ASEAN Navy Chiefs' Meeting - Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN Hội nghị diễn ra trong bối cảnh an ninh hàng hải khu vực đạt được nhiều thành tựu tích cực như các hoạt động chung của Hải quân các nước ASEAN, giúp tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau, hợp tác tuần tra làm nạn cướp biển ở eo biển Malaca giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều thách thức mới nổi lên, gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt, là xuất hiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa chủ quyền đối với một số quốc gia trong khu vực. Theo Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, những thách thức an ninh chung, ảnh hưởng tới mọi quốc gia trong khu vực, dù có biển hay không có biển. Đòi hỏi nỗ lực tập thể của các nước mới có thể đối phó một cách hiệu quả. Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN. Ảnh: Tuấn Linh Các hoạt động của ANCM lần 5 sẽ diễn ra đến hết ngày 29/7/2011. Trong đó, lãnh đạo hải quân các nước ASEAN sẽ gặp mặt, đọc tham luận dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đồng thời là trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề: Định hướng và đăng ký hoạt động hợp tác, thiết lập đường dây nóng Hải quân ASEAN... Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận về sáng kiến giao lưu sỹ quan trẻ, "gửi tín hiệu chào giữa tàu và máy bay hải quân khi gặp nhau trên biển" do Việt Nam đề xuất. Cuối cùng, lãnh đạo Hải quân các nước sẽ tìm hiểu một số đơn vị hải quân Việt Nam. Trước khi ANCM 5 khai mạc, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuấn Linh ANCM là hoạt động thường niên trong các kênh trao đổi quân sự của cộng đồng Đông Nam Á, cùng với Hội nghị Tư lệnh Không quân, Lục quân ASEAN. Dự kiến, nước chủ nhà của ANCM 6 sẽ là Brunei. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
>> Khai mạc Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình. Hải quân các nước ASEAN: Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần tra vào thời điểm hiện tại và tương lai gần. Bài viết ở kỳ sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu sức mạnh của “bộ đôi” này. Khinh hạm đa năng Gepard 3.9 Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh. Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay… Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý). Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi. Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển... Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu. Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu. Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”. “Sát thủ vô hình” Kilo Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển. Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động. Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương. Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang. Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình". Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả. Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg. Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla. Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy. Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn… Tính năng kỹ chiến thuật của Gepard 3.9: Chiều dài: 102,2m, chiều rộng: 13,1m, lượng giãn nước: 2.100 tấn, mớn nước: 3,8m; Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h; Hành trình tối đa 5.000 hải lý (với tốc độ 10 hải lý/h); Thời gian độc lập: 20 ngày đêm; Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo: Chiều dài: 73,8m, chiều rộng: 9,9m, lượng giãn nước: 2.350 tấn; Lặn sâu tối đa: 300m; Tốc độ chạy nổi tối đa 25 hải lý/h; Tốc độ chạy ngầm tối đa: 12 hải lý/h; Hành trình chạy nổi tối đa: 12.000km với tốc độ 7 hải lý/giờ với ống thông hơi; Hành trình chạy ngầm tối đa 640km với tốc độ 3 hải lý/h; [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)