Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Club-S

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Club-S. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Club-S. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc muốn mua tên lửa Club



Trung Quốc đang bày tỏ mong muốn sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.

>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container

Theo đó, Trung Quốc đang muốn mua hệ thống tên lửa chống hạm Club để trang bị cho các tàu ngầm trong nước.

Cụ thể hệ thống tên lửa Club-S sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân Type-093 và tàu ngầm điện diesel Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Ngoài việc quan tâm đến hệ thống tên lửa Club-S phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc còn bày tỏ quan tâm đến Club-K, đặc biệt là biến thể được bố trí trong các container di động.

Hệ thống tên lửa chống hạm Club được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, tên lửa được thiết kế theo dạng modun với khả năng linh hoạt rất cao. Tên lửa có thể triển khai hoạt động trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng di động trên bờ.

Đặc biệt, tên lửa có khả năng triển khai hoạt động trong các container đựng hàng hóa thông thường. Hệ thống tên lửa Club được mạnh danh là vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang muốn sở hữu tên lửa Club nhằm tạo ra sự bất ngờ đối với Hải quân Mỹ.


Hệ thống dẫn hướng và bám bắt mục tiêu chính xác với độ kháng nhiễu rất cao, tên lửa được thiết kế với khả năng bay theo kiểu “zic-zắc”, rất khó để đánh chặn.

Trong hành trình bay đến mục tiêu, tên lửa có hai chế độ bay khác nhau, tốc độ cận âm trong suốt hành trình, khi đến gần mục tiêu tên lửa tăng tốc độ lên đến Mach-2.9 vào lao thẳng đến mục tiêu.

Trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ nhận định, sở dĩ Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa Club là nhằm tạo ra một cuộc tấn công bất ngờ đối với Hải quân Mỹ.

Hệ thống Club-K có thể triển khai hoạt động lên các tàu thương mại của Trung Quốc, điều đó có thể làm suy yếu các nguyên tắc thương mại quốc tế.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trang bị Club nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tàu thương mại Trung Quốc qua eo biển Malacca, khu vực đang nằm trong tầm kiểm soát của Singapone và Hải quân Mỹ.

>> 'Gót chân Asin' của Hải quân Trung Quốc

Cần vũ khí hay công nghệ

Trong các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất, có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trung Quốc còn liên tục cho ra đời các loại tên lửa chống hạm mới với tầm bắn ngày một xa hơn.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng đã tiến hành xuất khẩu rộng rãi các hệ thống tên lửa chống hạm cho các nước trong khu vực. Thậm chí Trung Quốc còn quảng cáo, tên lửa chống hạm của họ không hề thua kém các loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.

Dù đã sản xuất được khá nhiều tên lửa chống hạm, nhưng một mẫu tên lửa chống hạm như Club vẫn là niềm mơ ước đối với Trung Quốc. Những công nghệ của Club thuộc hàng có một không hai.

Hệ thống Club đã được Nga xuất khẩu cho một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam. Các chuyên gia tại Trung tâm Heritage Foundation cho rằng, một mặt Trung Quốc cần sở hữu tên lửa Club để đối trọng lại với các nước trong khu vực, một mặt nghiên cứu các công nghệ của tên lửa này để cho ra lò một loại tên lửa khác “made in china” sao chép lại toàn bộ đặc tính của tên lửa này.

Hiện tại không rõ số lượng tên lửa mà Trung Quốc muốn mua là bao nhiêu, nhưng theo nhận định của các chuyên gia. Nhiều khả năng Trung Quốc chỉ mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ. Đây vẫn là cách thức để Trung Quốc tạo ra các hệ thống vũ khí hiện nay.

Chính phủ Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin bình luận về điều này, có lẽ đã nhận được bài học từ trường hợp Su-27, thời gian qua Moscow tỏ ra khá thận trọng với các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa


Tổ hợp tên lửa cơ động “Club-M” do Phòng thiết kế thử nghiệm Novator (thành phố Ekaterinburg) nghiên cứu và chế tạo.

“Club-M” dùng để tổ chức phòng thủ chống tàu, bảo vệ các mục tiêu ven bờ và tiêu diệt tất cả các mục tiêu mặt đất cố định trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm.

http://nghiadx.blogspot.com
"Club-M" ra mắt tại Triển lãm năm 2006

Tổ hợp “Club-M” gồm bệ phóng tự hành (STC); xe vận chuyển – nạp (TLV); các loại tên lửa có cánh 3M-54E, 3M-54E1 và 3M14E (được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng); xe bảo dưỡng kỹ thuật; xe liên lạc và điều khiển; thiết bị bảo đảm và bảo quản tên lửa.

STC và TLV của tổ hợp “Club-M” có thể bố trí trên khung xe BAZ-6909 (do Nhà máy sản xuất ô tô Bryansk chế tạo riêng cho các lực lượng vũ trang Nga) hoặc xe MAZ-7930 của Belarus.
STC có thể bố trí từ 4 đến 6 container vận chuyển – phóng chứa tên lửa các loại. Vận tốc cơ động tối đa của STC trên đường nhựa là 70km/h, trên đường lầy lội là 30km/h. Nguồn dự trữ nhiên liệu hành trình là 800km.

Với sự hỗ trợ của trạm radar (lắp đặt trên xe liên lạc và điều khiển), tổ hợp “Club-M” có khả năng độc lập phát hiện và theo dõi các mục tiêu mặt nước, phân loại và tiêu diệt các mục tiêu theo dõi bằng các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E.

Radar có các kênh phát hiện chủ động và thụ động, cho phép thực hiện chiến lược phát hiện “linh hoạt” và “bí mật”. Tổ hợp có thể nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy cấp cao, các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu bên ngoài.


Minh họa tổ hợp "Club-M" tác chiến.

Các dòng tên lửa của “Club-M”

Tổ hợp Club M được trang bị các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E và các tên lửa có cánh có độ chính xác cao 3M-14E.

Các loại tên lửa này được điều khiển thống nhất, bảo đảm sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả và đa năng khi sử dụng.

Tên lửa chống tàu 3M-54E1 và 3M-54E trên thực tế có kết cấu cơ sở tương đồng và chuẩn hóa tối đa. Các loại tên lửa này được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với cánh hình thang xòe dài 3,1m.

Tên lửa 3M-54E

Khi được phóng và bay giai đoạn đầu, tên lửa 3M-54E đạt tốc độ dưới âm và khi tác chiến tên lửa sẽ tăng tốc lên tốc độ siêu âm. Đầu đạn tác chiến là loại đầu đạn xuyên.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-54E

Tầng phóng bảo đảm phóng và tăng tốc tên lửa, được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 1 buồng.

Tầng hành trình bảo đảm tên lửa bay ở giai đoạn chính của quỹ đạo với tốc độ dưới âm, được trang bị động cơ phản lực tuabin kích cỡ nhỏ TRDD-50B (“sản phẩm 37-01E”). TRDD-50B do Phòng Thiết kế Chế tạo máy Omsk (Công ty Cổ phần mở “OMKB”) sản xuất và được chuẩn hóa đối với tất cả các dòng tên lửa của tổ hợp “Club”. TRDD-50B là động cơ phản lực tuabin 2 trục, dài 800mm, đường kính 300mm.

Tên lửa 3M-54E1

Tên lửa 3M-54E1 có 2 tầng. Việc không sử dụng tầng thứ 3 (siêu âm) cho phép trang bị cho tên lửa đầu đạn tác chiến công suất lớn hơn và nâng tầm bay của tên lửa. Nhờ kích thước ngắn, nên 3M-54E1 có thể lắp đặt trong các ống phóng ngắn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-54E1

Hệ thống điều khiển của tên lửa 3M-54E1 được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E do Viện nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị quốc gia Nga chế tạo.

Việc dẫn đường cho tên lửa ở giai đoạn cuối quỹ đạo được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động chống nhiễu ARGS-54.

ARGS-54 do Công ty “Radar-MMS” sản xuất, có cự ly quét tối đa đến 65km. ARGS-54 có chiều dài 70cm, đường kính 42cm, trọng lượng 40kg. ARGS-54 có thể hoạt động khi sóng biển mạnh cấp 6.

Tên lửa 3M-14E

Tên lửa 3M-14E được trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp. Việc điều khiển tên lửa trong quá trình bay được tiến hành hoàn toàn tự động.

Hệ thống điều khiển được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E. Trong thành phần của hệ thống điều khiển tên lửa có thiết bị đo độ cao vô tuyến RVE-B và máy thu tín hiệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh (GLONASS hoặc GPS).

Thiết bị đo độ cao vô tuyến bảo đảm bay cho tên lửa trong chế độ vòng tránh địa hình nhờ vào việc duy trì chính xác trần bay: trên biển – không lớn hơn 20m, trên bộ - từ 50 đến 150m (khi tiến đến mục tiêu – giảm đến 20m).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-14E
Lộ trình bay của tên lửa được thực hiện theo các chương trình lập trình sẵn, theo các dữ liệu trinh sát về vị trí mục tiêu và các phương tiện phòng không.

Theo đó, tên lửa có khả năng vượt qua các khu vực “tiêu diệt” của của hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. Việc hiệu chỉnh tọa độ bay của tên lửa ở khu vực hành trình được thực hiện theo các dữ liệu của các hệ thống dẫn đường vệ tinh và các hệ thống hiệu chỉnh theo địa hình.

Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo, việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-14E. Tên lửa 3M-14E được trang bị đầu đạn nổ phá công suất lớn 450kg.

[BDV news]


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Hải quân các nước ASEAN:

Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần tra vào thời điểm hiện tại và tương lai gần. Bài viết ở kỳ sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu sức mạnh của “bộ đôi” này.

Khinh hạm đa năng Gepard 3.9

Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh.

Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).


Chiến hạm Gepard 3.9
Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi.

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...

Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

“Sát thủ vô hình” Kilo

Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển.

Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động.

Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.



Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình".


Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả.

Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg.

Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla.

Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy.

Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn…

Tính năng kỹ chiến thuật của Gepard 3.9:

Chiều dài: 102,2m, chiều rộng: 13,1m, lượng giãn nước: 2.100 tấn, mớn nước: 3,8m;
Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h; Hành trình tối đa 5.000 hải lý (với tốc độ 10 hải lý/h); Thời gian độc lập: 20 ngày đêm;

Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo:

Chiều dài: 73,8m, chiều rộng: 9,9m, lượng giãn nước: 2.350 tấn; Lặn sâu tối đa: 300m;
Tốc độ chạy nổi tối đa 25 hải lý/h; Tốc độ chạy ngầm tối đa: 12 hải lý/h;
Hành trình chạy nổi tối đa: 12.000km với tốc độ 7 hải lý/giờ với ống thông hơi;
Hành trình chạy ngầm tối đa 640km với tốc độ 3 hải lý/h;
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang