Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Hàn Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

>> Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung

Khu vực Đông Bắc Á tiếp tục nóng lên với việc Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật-Mỹ.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?
>> Hải quân Hàn Quốc: Khẳng định vị thế trên biển



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa NHK hiện có của Hàn Quốc, tầm phóng chỉ đạt 250 km.


Ngày 18/6, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, đối với Hàn Quốc, mặc dù mối đe dọa lớn nhất đến từ CHDCND Triều Tiên là hàng chục nghìn khẩu pháo ở sát “vĩ tuyến 38”, nhưng tên lửa của CHDCND Triều Tiên (đưa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và tầm bắn) cũng được Hàn Quốc xác định là mối đe dọa to lớn.

Hội đàm 2+2 Hàn-Mỹ vừa kết thúc đã rõ ràng cho biết, phải tăng cường “phương án thế trận phòng thủ tổng hợp” đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên, tức là Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng. Báo Hàn Quốc cho biết, cùng với việc nhập radar cảnh báo sớm từ sớm, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Theo hãng Yonhap, hai nước Hàn, Mỹ sẽ cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa có phạm vi phòng thủ tên lửa trong bán đảo Triều Tiên, hệ thống này sẽ kết nối khả năng phòng thủ tên lửa của Quân đội Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc (mà hai bên đã có trước đây), xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.

Nhân sĩ cấp cao Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm 2+2 Hàn-Mỹ tổ chức tại Washington vừa qua, hai nước Hàn-Mỹ đều đồng ý tăng cường “phương án thế trận phòng thủ tổng hợp”, điều này thực tế chính là chuẩn bị cho việc tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội hai nước Hàn-Mỹ.

Trong tương lai, Hàn-Mỹ sẽ cùng hợp tác trên các phương diện như tăng tầm phóng cho tên lửa của Quân đội Hàn Quốc, tăng số lượng tên lửa đánh chặn, do thám căn cứ tên lửa, cơ quan nghiên cứu phát triển, hệ thống nhận biết tên lửa của CHDCND Triều Tiên.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.

Nguồn tin này cho biết, thông qua chia sẻ vệ tinh do thám, máy bay do thám U-2 và các biện pháp do thám khác của quân Mỹ, Quân đội Hàn Quốc có thể “nhìn thấy” khu vực biên giới Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên như núi Trường Bạch (thuộc ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang của Trung Quốc).

Nguồn tin trên tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa do Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc cùng xây dựng khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực mà Mỹ-Nhật xây dựng để đánh chặn tên lửa tầm xa. Hệ thống đánh chặn và theo dõi của hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc sẽ giới hạn ở bán đảo Triều Tiên.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho biết, phương thức vận hành của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc là, sau khi radar cảnh báo sớm ban đầu Green Pine Block-B (do Israel sản xuất, khoảng cách dò tìm là 900 km) dò tìm được tên lửa của CHDCND Triều Tiên, sẽ sử dụng tên lửa dòng Iron Hawk-II và Patriot để tiến hành đánh chặn.

Tháng 12 năm nay, Hàn Quốc và Mỹ sẽ thiết lập “Sở chỉ huy tác chiến tên lửa đạn đạo”, đây sẽ là trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar Green Pine do Israel sản xuất.

Tờ “Tin tức Seoul” cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc chủ yếu dùng để phòng thủ tên lửa Scud (tầm phóng 300-500 km) và tên lửa Nodong (tầm phóng 1.300 km) của CHDCND Triều Tiên, hệ thống này sẽ xây dựng xong trong năm nay.

Tờ “Nhật báo Trung ương” Hàn Quốc cho biết, Mỹ luôn mời Hàn Quốc tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng Chính phủ Hàn Quốc luôn do dự vì lo ngại kích động Trung Quốc và phải chi phí khổng lồ.

Lần này Hàn Quốc chính thức tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc có khả năng phòng thủ tên lửa CHDCND Triều Tiên tấn công.

Ngày 17/6, hãng Yonhap dẫn lời chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ-Nhật xây dựng, nhưng vẫn có thể kích động Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt cho rằng, việc Hàn Quốc và Mỹ tổ chức diễn tập liên hợp trên biển Hoàng Hải có sử dụng tàu sân bay là “quay trở lại Chiến tranh Lạnh”.

Theo hãng Yonhap, ngày 17/6, Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuyên bố, sẽ tiến hành cuộc diễn tập tổng hợp tại khu vực Ganghwa - Incheon và Gimpo - Gyeonggi từ ngày 18-20/6 nhằm ứng phó với sự “gây hấn” cục bộ của kẻ thù.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm trung của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tập trận ngày 3/12/2010.

( Nguồn :: Báo Giáo Dục )

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc chưa có khả năng chống lại bom xung điện từ của BTT



Theo các quan chức Hàn Quốc, hiện nước này chưa có công nghệ có thể đối phó với 1 cuộc tấn công bằng bom xung điện từ tiềm năng của Bắc Triều Tiên.


Theo một báo cáo vào đầu tuần qua, tất cả các cơ sở quốc phòng chính của Hàn Quốc, bao gồm cả Bộ Quốc phòng đều không có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công điện tử tiềm năng của Bắc Triều Tiên.

Theo Cơ quan phát triển Quốc phòng (ADD) và Cục quản lý chương trình thu mua Quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc, hiện nước này không có một công nghệ nào có thể đối phó được với bom xung điện từ (EMP) của Bắc Triều Tiên. Đây là nội dung mà hai cơ quan này trình bày trước quốc hội trong phiên điều trần hàng năm.


http://nghiadx.blogspot.com
Bắc Triều Tiên được cho là đã phát triển loại bom siêu điện từ này từ những năm 90 của thế kỷ trước dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nga

Bom xung điện từ EMP được cho là có khả năng làm vô hiệu hóa hoặc tổn hại nghiêm trọng đến các hệ thống phòng thủ công nghệ cao như ra-đa và mạng lưới truyền thông.

Gần đây Hàn Quốc đang tiến hành xây dựng mới Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ chỉ huy tham mưu liên quân và cũng được xem xét lắp đặt các hệ thống nhằm chống lại bom EMP nhưng các báo cáo gần đây cho biết, các cơ quan trọng yếu này chỉ chống được hệ thống gây nhiễu điện tử EMI đơn giản.

Cả ADD và DAPA đều cho biết họ sẽ cố gắng phát triển công nghệ phòng thủ tiên tiến nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng bom EMP trong vòng 4 năm tới.

Đầu tháng này, trong một báo cáo riêng tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bắc Triều Tiên có thể đã sớm phát triển bom EMP. “Việc tiến hành này của miền Bắc có thể song song với các nước khác”, báo cáo cho biết.

Bắc Triều Tiên được cho là đã tiến hành phát triển loại bom xung điện từ này từ những năm 90 của thế kỷ trước dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nga. Một quả bom EMP tuy chỉ tạo ra xung điện ngắn nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, có khả năng phát nổ ở độ cao cách mặt đất 40 km và ảnh hưởng đến mọi thiết bị trong vòng bán kính 700 km, bao gồm cả dây điện và các thiết bị liên quan đến điện khác.

Khi phát nổ, loại bom này sẽ tác động đến mọi thiết bị phòng thủ công nghệ cao như ra-đa hay mạng lưới truyền thông trong vòng bán kính 700 km

Theo một công ty xây dựng địa phương, công ty này đã ký hợp đồng trị giá 17,8 tỷ Won (tương đương 15,6 triệu USD) với Bộ Quốc phòng để lắp đặt hệ thống phòng thủ bom EMP cho trụ sở mới của Bộ chỉ huy tham mưu liên quân, nhưng hợp đồng đã bị thu nhỏ lại chỉ còn 13,4 tỷ Won.


http://nghiadx.blogspot.com
Cũng theo công ty này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không xác nhận việc công ty có khả năng lắp đặt hệ thống chống bom EMP.


“Các cơ sở quốc phòng chính, nơi sẽ được dùng làm trung tâm chỉ huy thời chiến cho Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức cao cấp khác, sẽ không thể chống lại được các cuộc tấn công điện tử của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi đã chuẩn bị các biện pháp nhằm chống lại bom EMP tại trụ sở Bộ chỉ huy tham mưu liên quân và các địa điểm khác đáp ứng đúng những tiêu chuẩn toàn cầu”, báo cáo của công ty cho biết.


>> Radar Patriot của Hàn Quốc không quản được tên lửa



Ba trong số 8 trạm radar dẫn đường cho hệ thống phòng không Patriot PAC-3 của Hàn Quốc không thể điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu.


Theo đó, radar dẫn hướng AN/MPQ-53/65 đã không thể dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu giả định.

Quả tên lửa được phóng ra từ bệ phóng trở thành “đồ bỏ”. Đây thực sự là một cú sốc đối với nỗ lực xây dựng lá chắn tên lửa của Hàn Quốc.

Ông Kim Jang Soo một nhà lập pháp của Đảng Đại dân tộc cho biết, hệ thống máy nén xung bị hỏng, hệ thống nhận diện địch/ta cũng gặp vấn đề, máy phát tần số cũng gặp vấn đề không lâu sau đó.

Các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng lên tiếng chỉ trích chương trình bảo dưỡng tại chổ cũng không đạt yêu cầu đề ra.

Phát ngôn viên của Không quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch lắp đặt các trạm radar hoạt động đầy đủ vào đầu năm 2012. Nhưng trục trặc có thể xảy ra tiếp bởi việc nhập khẩu linh kiện đang gặp hạn chế”.



http://nghiadx.blogspot.com
Radar AN/MPQ-53/65 của hệ thống PAC-3 của Hàn Quốc không thể dẫn hướng cho tên lửa. Ảnh minh họa


Hàn Quốc từng lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ những năm 1980. Tuy nhiên, đề xuất này phải hoãn lại vì khó khăn về kinh tế.

Năm 2006, Hàn Quốc đã mua một số hệ thống Patriot PAC-2 đã qua sử dụng từ Đức.

Hàn Quốc đã chi hơn 1 tỷ USD cho việc xây dựng hệ thống phòng không hiện đại nhằm đối phó với các mục tiêu trên không, tiêu diệt máy bay chiến đấu của đối phương và quan trọng hơn cả là đánh chặn tên lửa.

Nỗ lực nhằm kiềm tỏa mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên, chương trình SAM-X được xem là thế hệ tiếp theo của hệ thống phòng không Hàn Quốc. Đây là một trong những chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Hàn Quốc.

Để hiện thực hóa chương trình, năm 2009 Hàn Quốc đã đầu tư 8 khẩu đội tên lửa phòng không hiện đại Patriot PAC-3. Mỗi khẩu đội có 6 xe phóng tên lửa và một trạm radar điều khiển hỏa lực.

Tuy nhiên, những thất bại của hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và những trục trặc khác của hệ thống phòng không hiện đại này khiến các nhà lập pháp Hàn Quốc đang hoài nghi về giá trị sử dụng của hệ thống trị giá cả tỷ USD này.

Trước đó, đã có những báo cáo cho biết, hệ thống radar định vị pháo binh TPQ-36 và cả biến thể hiện đại là TPQ-37 cũng gặp nhiều trục trặc trong hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc.

Cụ thể trong gần 5 năm hoạt động trong biên chế quân đội Hàn Quốc, radar định vị pháo binh TPQ-36 gặp phải 98 trục trặc khác nhau, biến thể hiện đại TPQ-37 cũng gặp tới 60 trục trặc khác nhau.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc muốn mua 36 trực thăng Apache



Hàn Quốc có thể đưa ra đề xuất mua 36 máy bay trực thăng tấn công (AHX) Apache của Boeing vào đầu năm 2012, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Nhất là trong bối cảnh quan hệ Seoul với Bình Nhưỡng đang căng thẳng và quân đội Mỹ đã giảm số lượng trực thăng Boeing AH-64 Apache hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.

Đề xuất này sẽ được ban hành bởi Cục Quản lý chương trình thu mua Quốc phòng ở Seoul vào tháng 1/2012, và hạn muộn nhất mà Hàn Quốc muốn Boeing trả lời là vào tháng 4/2012.

Dự kiến các bên sẽ đàm phán đưa ra các quyết định vào tháng 7/2012, và một hợp đồng có thế sẽ được ký kết vào tháng 10/2012.

http://nghiadx.blogspot.com


Apache AH-64D Block III là loại trực thăng tiên tiến của Mỹ, khi ra mắt trở thành đối tượng cạnh tranh rất lớn với các loại trực thăng nổi tiếng như AH-1Z Cobra của Bell, Eurocopter Tiger của Châu Âu hay loại trực thăng T-129B của Thổ Nhĩ Kỳ.

Seoul từ lâu đã quan tâm đến Apache trong thời gian quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên tại Hàn Quốc trong thập kỉ qua. Nhưng trong những năm gân đây Mỹ đã giảm số lượng trực thăng tại khu vực này để điều tới các chiến trường Afghanistan và Iraq.

Trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Boeing dự báo vai trò của Apache càng trở nên quan trọng. Nó tham gia vào tình huống chống sự xâm lược của Triều Tiên dọc bờ biển Hàn Quốc và dọc khu phi quân sự ngăn cách giữa 2 nước.

Ngoài ra, Seoul đang theo đuổi chương trình trực thăng tấn công của riêng mình, nhằm thay thế cho loại Hughes MD500s và hi vọng nâng cao doanh thu bán vũ khí quốc tế cho ngành hàng không vũ trụ Hàn Quốc.

Các thông số kĩ thuật của KAH chưa được tiết lộ, các chuyên gia cho rằng nó có thể khá giống với Apache, và có thể mang theò 6 - 8 binh lính, tương tự như trực thăng tấn công Mi-35 của Nga.

Boeing cho biết, sẵn sàng chia sẻ với Hàn Quốc về loại trực thăng tấn công AH-6 để áp dụng vào trong các thông số kĩ thuật của KAH. AH-6 chỉ có thể mang 2 phi công, và có thể thêm 2 người nữa, nhưng nó được thiết kế tối ưu để hoạt động kết hợp cùng Apache.

Liên quan đến trực thăng Apache, thân máy bay là sản phẩm do công ty Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc chế tạo. Công ty này đã có rất nhiều kinh nghiệm khi hợp tác với Eurocopter sản xuất trực thăng dịch vụ Surion.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc mua Spike NLOS đối phó tăng Triều Tiên



Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận mua các tên lửa tiên tiến của Israel nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của nước này trước sự đe dọa của Triều Tiên.

Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết hôm 6/9, giá trị của hợp đồng cung cấp tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS là 43 triệu USD.

Hệ thống tên lửa này dự định chủ yếu để bảo vệ các khu vực tiền tiêu bị Triều Tiên tấn công năm 2011 nhanh nhất có thể.

Các quan chức Hàn Quốc từ chối tiết lộ thêm về bản hợp đồng này. Chỉ có một người cho biết hợp đồng đã hoàn thành trong tháng 7/2011, và một người khác xác thực thông tin này.

Theo công ty quốc phòng Rafael của Isreal , đối tác thực hiện hợp đồng thì các tên lửa ATGM có tầm bắn khoảng 24 km) và tiêu diệt được các mục tiêu ẩn náu. Thời gian qua Hàn Quốc đã phải vật lộn tìm ra cách phát hiện các trận địa pháo ven biển của Triều Tiên khi bị tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS.

Hàn Quốc thúc đẩy quá trình mua vũ khí bảo vệ các hòn đảo gần với Triều Tiên sau những lời chỉ trích dữ dội rằng các quan chức quốc phòng nước này đã phản ứng không đủ mạnh mẽ và nhanh chóng sau cuộc nã pháo cuối năm 2010.

Hiện tại Hàn Quốc triển khai pháo tự hành, pháo cao tốc, các tổ hợp tên lửa, radar và các vũ khí hiện đại khác cùng với hàng ngàn lính thủy quân lục chiến trên các hòn đảo có nguy cơ bị tấn công.

Trong tháng 6/2011, nước này đã thiết lập một lệnh phòng thủ đặc biệt trên các đảo này.

Đụng độ thường xảy ra trên biển Hoàng Hải. Từ năm 1999 đã xảy ra ít nhất 3 lần, làm cho hàng chục người chết. Đường hàng hải chia cắt Nam - Bắc Triều được Liên Hợp Quốc, mà thực chất do Mỹ chủ trì, đưa ra khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà không có sự đồng ý của Bình Nhưỡng. (>> chi tiết)

Đường chia cắt thực ra chỉ kết quả của một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình, do đó trên bán đảo Triều Tiên về vẫn trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng thường xuyên lập luận rằng đường chia cắt này lẽ ra phải chạy xuống phía Nam xa hơn nữa.

Hàn Quốc đang tăng cường khả năng quốc phòng của mình song song với đối thoại cùng Triều Tiên.

Từ tháng 7/2011, các nhà ngoại giao 2 nước và Mỹ đã gặp nhau để tìm cách nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân lâu nay bị ngưng trệ. Tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được cải thiện.

Trong một dấu hiệu nhằm giảm bớt căng thẳng, một phái đoàn tôn giáo của Seoul tuần này đã tới Triều Tiên để tham dự sự kiện Phật giáo tôn vinh một di tích lịch sử được coi là thiêng liêng với cả hai nước.

Hôm 4/9, một chuyến hàng viện trợ từ Hàn Quốc cũng đã đến Triều Tiên để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả lũ lụt và mưa lớn.


Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

>> Mỹ, Hàn tập huấn phá hủy vũ khí Triều Tiên



Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ luyện tập phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên trong cuộc tập trận thường niên diễn ra vào tháng này nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.


http://nghiadx.blogspot.com


Hai nước đồng minh này sẽ thành lập một đơn vị hỗn hợp gọi là Lực lượng đặc nhiệm diệt trừ khi bắt đầu cuộc diễn tập Ulchi Bảo vệ Tự do kéo dài 10 ngày, bắt đầu vào 16/8, thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap hôm nay 7/8 đưa tin.

Ulchi Bảo vệ tự do là cuộc diễn tập hàng năm được máy tính hỗ trợ. Khoảng 350 binh sĩ thuộc lực lượng hỗ trợ chỉ huy số 20 của lục quân Mỹ và lính Hàn Quốc sẽ giả vờ phát hiện và phá hủy bom nguyên tử, tên lửa và vũ khí hóa học của Triều Tiên.

"Trong trường hợp khẩn cấp, lượng đặc nhiệm diệt trừ sẽ nhận diện các căn cứ bị nghi là sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên và tiến hành phá hủy nó", một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết.

Quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, đây là cuộc diễn tập thông lệ và mang tính phòng thủ. Trong khi đó, phía Triều Tiên thường mô tả cuộc tập huấn chung là diễn tập xâm lược.

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã bùng phát kể từ khi Hàn Quốc buộc tội Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm một tàu chiến của nước này làm 46 người thiệt mạng hồi tháng 3/2010.

Triều Tiên phủ nhận cáo buộc song tháng 11 năm ngoái đã bất ngờ pháo kích một hòn đảo ở biên giới hai bên, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, trong đó có 2 dân thường. Kể từ đó, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập, cả một mình lẫn hợp tác với Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh trước Triều Tiên.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Khoảng tối sau 'nghĩa vụ thiêng liêng' ở Hàn Quốc



Những vụ bắn giết và tự sát xảy ra liên tục gần đây trong lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc đã phơi bày những mặt trái của chính sách huấn luyện khắc khổ và kỷ luật từng là niềm tự hào của người dân nước này.


“Nếu ai cũng là lính thủy đánh bộ được thì tôi đã chẳng tham gia” – Đó là khẩu hiệu của các quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc, cho thấy ý thức của lực lượng này về vị trí ưu tú của mình tại một quốc gia mà hầu như mọi thanh niên khỏe mạnh đều phải phục vụ trong quân đội như một “nghĩa vụ thiêng liêng”.

Tuy nhiên giờ đây niềm kiêu hãnh đó, cùng với vấn đề kỷ luật trong quân đội Hàn Quốc nói chung đang bị đặt dưới ánh mắt dò xét đầy khó chịu của toàn xã hội sau những diễn biến vừa qua.

Hồi tháng 6/2011, một số lính thủy đánh bộ đã xả súng vào một máy bay chở khách đang tiếp cận sân bay Seoul vì tưởng nhầm đó là một máy bay của Triều Tiên. Vụ việc đã đặt dấu hỏi lớn về công tác huấn luyện cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị lính thủy đánh bộ.


http://nghiadx.blogspot.com

Một buổi tập khắc khổ điển hình của lính thủy đánh bộ Hàn Quốc

Không chỉ vậy, vào ngày 4/7, một hạ sĩ quan lính thủy đánh bộ bất ngờ xả súng bừa bãi trong trại lính, giết chết 4 người và làm bị thương một người. Gần 1 tuần sau, một lính thủy đánh bộ khác treo cổ tự sát. Chỉ 4 ngày sau lại có thêm một thượng sĩ tự sát, cũng bằng cách treo cổ.

Cả 3 vụ việc xảy ra trong tháng 7 đều có cùng một nguyên nhân. Các nhân viên điều tra cho biết người hạ sĩ quan gây ra vụ xả súng đã bị đối xử tàn tệ trong một thời gian dài, trong khi nhiều vết bầm do đánh đập được tìm thấy trên thi thể của người lính tự sát hôm 10/7.

Binh nhì Chung Joon – hyok, đồng phạm trong vụ xả súng ngày 4/7 và là sinh viên trường dòng, khai rằng mình bị đánh đập không tiếc tay và bị đốt cả cuốn kinh thánh mang theo. Người ta đã bắt giữ 2 binh sĩ tra tấn Joon – hyok ngay sau đó.

Không còn là “chuyện bình thường”

Sử dụng bạo lực để siết chặt kỷ luật quân đội không phải là điều mới trong đội quân 650.000 người của Hàn Quốc, nhưng thảm kịch xảy ra cho thấy kiểu huấn luyện như vậy – bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953 – đã không còn phù hợp với xã hội Hàn Quốc hiện đại.

Ngày càng có nhiều thanh niên trẻ gia nhập quân ngũ – những người chưa từng trải qua cảm giác chiến tranh. Không còn tôn thờ 21 tháng phục vụ trong quân đội là “nghĩa vụ thiêng liêng” như cha ông, các thanh niên Hàn Quốc giờ đây xem khoảng thời gian này như một sự gián đoạn khó chịu vào đời tư và sự nghiệp của họ.

Chính sự thay đổi này đã dẫn đến va chạm giữa các thế hệ trong quân đội Hàn Quốc, gây lo lắng cho những sĩ quan lớn tuổi luôn muốn xây dựng một lực lượng có tinh thần mạnh mẽ.

Nhiều ngưởi lính trẻ giờ đây không còn tình nguyện chịu đựng việc bị đối xử thô bạo kiểu đánh đập đến thủng màng nhĩ hoặc cắt sâu vào da thịt, vốn được khuyến khích trong quân đội Hàn Quốc như một cách tôi luyện binh sĩ cho chiến đấu.

Hồi tháng 3/2011, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia lên tiếng chỉ trích “những màn đánh đập và hành động tàn ác mang tính truyền thống và phổ biến trong quân đội”. Báo cáo của Trung tâm Nhân quyền Hàn Quốc về tình trạng bạo lực dựa trên phỏng vấn các binh sĩ đã và đang phục vụ trong lính thủy đánh bộ cho thấy tồn tại những kiểu trừng phạt như bị “đóng dấu” bằng đầu thuốc lá cháy đỏ, ăn côn trùng và tự làm nhục mình trước mặt cấp trên...

Chỉ trong vòng 2 năm từ 2009 đến nay, quân đội Hàn Quốc đã ghi nhận 943 trường hợp thủng màng nhĩ, nứt xương sườn và vô số chấn thương khác nghi ngờ là do đánh đập trong 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ. Nhiều binh sĩ kể lại với nỗi khiếp sợ về loại cuốc chim nặng gần 3kg mà các sĩ quan dùng để “dạy bảo” cấp dưới.

Một trong những hình phạt bị khiếp sợ nhất, được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm kịch ngày 4/7, đó là bị “tẩy chay”. “Đây là hình phạt dành cho những kẻ “chỉ điểm” – Kim Soong-nyong, một lính thủy đánh bộ giải ngũ năm 2008 cho biết – bạn bị xua đuổi và lăng nhục bởi cả những binh sĩ đồng trang lứa”.

Trò bạo lực hay truyền thống cần giữ gìn?

Tình hình nghiêm trọng đã buộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải tuyên bố mở chiến dịch thanh trừng các vụ bạo lực và ức hiếp xảy ra trong quân đội. Đích thân Tổng thống Lee Myung-bak phát biểu rằng cần phải “thay đổi tận gốc” văn hóa trong quân ngũ Hàn Quốc.

Thế nhưng đối với nhiều cựu quân nhân lính thủy đánh bộ thì những biện pháp khắc khổ như trên là cần thiết. “Bạn phải tuân phục cấp trên như chúa trời vậy – Kim Jong – ryeol, một cựu binh 51 tuổi đến từ Seoul, nói – Đó là cách đảm bảo các binh sĩ sẽ xông pha lửa đạn trong thời chiến”.

Kim Soong-nyong cũng đồng ý với nhận định trên: “Bất kỳ ai xin gia nhập lính thủy đánh bộ cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những kiểu tôi luyện như bị đánh đập. Bởi quân đội không phải là trại hè cho thiếu nhi”.

Ở một tầm vóc lớn hơn, chính loại “văn hóa quân đội” này được xem là động lực thúc đẩy xã hội Hàn Quốc đi lên trong những năm qua. Những tập đoàn và viện khoa học lớn của Hàn Quốc hoạt động hiệu quả, theo nhiều ý kiến, là bởi văn hóa phục tùng và tôn trọng cấp trên.

Nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng cũng chính thứ văn hóa này phải chịu trách nhiệm về việc bóp chết sức sáng tạo cá nhân, bạo lực học đường và việc làm ngơ cho tham nhũng.

Nhưng dù có tranh cãi thế nào thì điều quan trọng là ngăn chặn những thảm kịch khác xảy ra, như lời tâm sự trong nước mắt của bà mẹ phạm nhân Chung Joon-hyok: “Tôi lấy làm tiếc cho những người đã bị giết chết, nhưng con trai tôi cũng chỉ là một nạn nhân. Mong rằng đây sẽ là dịp để quân đội chấm dứt những hành động xấu xa đang tồn tại”.

[BDV news]


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E



Dự án 12061E -tàu đổ bộ đệm khí đa năng, hiện đại Murena-E được phát triển bởi Công ty Cổ phần Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz tại Leningrad.


Lịch sử phát triển

Dự án 12061E tàu đổ bộ đệm không khí Murena – E là tiếp tục quá trình nghiên cứu, phát triển dựa trên dự án cũ 1206 được thực hiện vào cuối những năm 60.

Thực tế, dự án 1206 cũ được thành lập nhằm mục đích thiết kế các loại tàu đỏ bộ tốc độ cao để hỗ trợ binh lính trong chiến đấu. Tuy nhiên, ban đầu, do việc gián đoạn trong qua trình lên kế hoạch thiết kế nên dự án đã bị đình trệ.

Sau một thời gian, dự án đã được tái khởi động, trong giai đoạn từ năm 1972-1973, Cục Thiết kế tàu biển Trung ương Almaz đã tiến hành chế tạo 2 mẫu nghiên cứu thuộc dự án 1206.



Murena-E tại một căn cứ hải quân của Hàn Quốc, Quân đội Hàn Quốc đã mua tàu này từ năm 2002.



Sau khi hoàn thành các thử nghiệm từ năm 1977-1985 trên một loạt 18 tàu thuộc dự án 1206, giới chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng, các tàu đổ bộ thuộc dự án không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Hải quân Nga.

Dựa trên dự án 1206, công ty Almaz tiếp tục phát triển dự án 1238 - tàu đệm khí trang bị pháo hạm AK-16 KASATKA. Trong khi đó, vào năm 1970, công ty này đã quyết định thiết kế tàu đổ bộ tấn công dự án 11780 với nhiều tính năng sửa đổi dựa trên nguyên mẫu của tàu đổ độ thuộc dự án 1206 với tải trọng lớn hơn.
Tiếp sau đó, vào năm 1979 Hải quân Nga đã đưa ra chỉ thị cho công ty Almaz để phát triển dự án 12061 E với yêu cầu nâng cao tính năng chiến thuật và kỹ thuật cho tàu mới Murena -E.

Tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 được phát triển trên cơ sở dự án 1206, sự khác biệt chính của tàu đổ bộ tấn công thuộc dự án 12061 là có trọng lượng tấn 43 lớn hơn sơ với tàu đổ bộ thuộc dự án 1206, ngoài ra, tàu có thể vận chuyển các xe tăng hiện đại của Nga. Cụ thể tàu Murena –E có thể chở được hai xe chiến đấu hoặc 130 binh sỹ.

Một đặc điểm khác biệt của dự án 12061 đó là việc tăng đáng kể số lượng vũ khí được trang bị. Nếu tàu đổ bộ của dự án 1206 được trang bị một cặp súng máy phòng không 12,7 mm và súng Utes-M thì tàu Murena-E được trang bị bệ súng máy AK-306 sáu nòng 30-mm và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu đổ bộ đắt khách

Năm 2002, khách hàng đầu tiên là Hàn Quốc đã ký kết với công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga hợp đồng trị giá 100 triệu USD để tiếp nhận 3 chiếc tàu loại này theo chương trình trả nợ của Chính phủ Nga cho Hàn Quốc.

Theo đó, Hàn Quốc chỉ trả 50% của số tiền đã thoả thuận, trong khi 50% còn lại, công ty Rosoboronexport sẽ lấy về từ ngân sách nhà nước và thanh toán cho công ty chế tạo.

Trong năm 2010, Nga kí hợp đồng bán tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E cho Kuwait. Việc chế tạo Murena-E cho Kuwait được thức hiện tại Nhà máy đóng tàu Khabarovsk. Phó Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Viktor Komardyn khi đó cho rằng, có khả năng Kuwait sẽ không chỉ dừng lại ở số lượng là 2 chiếc như ban đầu. Trong số các khách hàng của công ty đặt mua tàu có Venezuela và Malaysia. Trước đó, Murena-E cũng đã được bán cho Trung Quốc.

Đánh giá về dự án đổ bộ đệm khí 12061E Murena-E, các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng Murena-E rất thích hợp cung cấp cho thị trường vũ khí thế giới. Tàu Murena-E có vẻ ngoài khá giống với tàu đổ bộ khí LCAC của Mỹ. Tuy nhiên với kích thước tương tự nhưng LCAC không thể có tải trọng tốt như Murena-E và không mang theo nhiều vũ khí cũng như có ít tính năng hơn so với Murena-E.

Như vậy, tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E với việc tăng số vũ khí được trang bị và khả năng linh hoạt trong quá trình đổ bộ, cho phép tàu tiếp cận nhanh mục tiêu và phù hợp cho việc duy trì, kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển. Do đó, dự án 12061E thực sự thích hợp với các quốc gia sở hữu ít tàu hải quân, hoặc ngân sách quốc phòng không lớn.

Đặc biệt, những khách hàng tiềm năng của Muren-E sẽ chủ yếu là đội tàu của các nước có tiếp giáp các vùng biển, các vùng vịnh như các nước Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Hiện nay, các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Venezuela, Brazil, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Algeria, cũng đang xem xét và lên kế hoạch mua tàu đổ bộ đệm không khí hiện đại Muren-E của Nga.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được thiết kể để vận chuyển các đơn vị chiến đấu cũng như các trang bị vũ khí từ tàu chính hoặc từ khu vực đổ bộ, thực thi nhiệm vụ tuần tiễu, bảo vệ khu vực mặt nước ven bờ, bảo vệ các cảng biển và các căn cứ hải quân. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Tàu Murena-E có khả năng hoạt động tốt nhờ cấu trúc thân tàu làm từ hợp kim tiên tiến. Tàu có khả năng vận chuyển 2 xe thiết giáp, hoặc 130 binh lính với đầy đủ trang bị vũ khí. Khi hoạt động, tàu có thể sử dụng các loại vũ khí trang bị khá hiệu quả trong điều kiện sóng biển cao và tốc độ gió lớn.

Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E được trang bị 2 pháo tự động AK-306 cỡ nòng 30mm với tổng số đạn khoảng 1000 viên và được điều khiển bởi hệ thống kính ngắm quang học, 8 tên lửa phòng không Igla và hai súng phóng lựu tự động BP-30.

Tàu có chiều dài cả đệm khí là 31,3, chiều rộng là 14,8m, cao 15,2m. Murena – E được thiết kế cùng một tiêu chuẩn có độ choán nước lên tới 70 tấn. Tàu được trang 2 động cơ tuabin khí MT-70M công suất 20.000 mã lực tạo tốc độ tối đa khi đầy tải tối đa lên tới 100km/h. Tầm hoạt động khoảng 360 km, biên chế một kíp thủy thủ là 12 người. Được biết, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí Murena-E có giá khoảng 35 triệu USD.

[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Tiểu đoàn đặc nhiệm 707 của Hàn Quốc



Tiểu đoàn chống khủng bố 707 của Hàn Quốc không chỉ được người dân xứ Kim Chi biết đến mà còn nổi tiếng thế giới với nhiều chiến công vang dội.


Tuyển mộ cả nữ giới

Tiểu đoàn đặc nhiệm 707 là một đơn vị chống khủng bố chủ lực của Hàn Quốc, được thành lập sau vụ khủng bố tại Olympic ở Munich vào năm 1972.

Đến Thế vận hội Olympic tại Seoul năm 1998, tiểu đoàn này có khoảng 200 người, được thống nhất thành 2 đại đội và các phân đội yểm trợ. Mỗi đại đội gồm 4 đội tác chiến với quân số 14 người. Các phân đội yểm trợ đều có các chuyên gia về mìn, liên lạc điện đài…

Hiện nay, tiểu đoàn gồm 250 người, được chia thành 6 đại đội. Hai đại đội đầu tiên có nhiệm vụ tấn công chống khủng bố. Bốn đại đội còn lại có nhiệm vụ bảo đảm yểm trợ tác chiến.



Binh lính của tiểu đoàn 707 chặn đánh xe của khủng bố.


Tiểu đoàn 707 tuyển mộ rất nhiều nữ giới để đảm nhiệm những nhiệm vụ đặc biệt mà nam giới không thể thực hiện được.

Giới chức Hàn Quốc cho rằng, khủng bố không xem phụ nữ là những đối tượng nguy hiểm nên dễ khinh xuất, cho phép họ tiếp cận gần, đặc biệt trong các chiến dịch giải cứu con tin thì nữ giới nhiều khi lại phát huy hiệu quả hơn cả nam giới.

Nhiệm vụ tiểu đoàn 707

Ngoài nhiệm vụ chống khủng bố, tiểu đoàn còn có nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật đặc biệt quan trọng trong các sự kiện quan trọng được tổ chức mang tính khu vực và quốc tế.

Điển hình các sự kiện mà tiểu đoàn này làm nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật quan trọng là Thế vận hội châu Á năm 1986, Thế vận hội năm 1998 và Giải vô địch bóng đá năm 2002.


Giải cứu con tin trong các điều kiện hết sức khó khăn phức tạp


Ngoài ra, tiểu đoàn 707, còn có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng sống còn của đất nước, tiến hành các hoạt động đặc biệt ở biên giới với Triều Tiên nhằm chống lại hoạt động của các mục tiêu chiến lược và các trung tâm tình báo của “người anh em láng giềng”.

Các biện pháp đánh phủ đầu là lựa chọn tối ưu của tiểu đoàn này nhằm ngăn chặn các vụ đột kích phá hoại và tấn công khủng bố do các cơ quan đặc biệt của Triều Tiên tiến hành.

Vũ khí



Binh lính tiểu đoàn 707 được trang bị các loại vũ khí và khí tài hiện đại


Binh lính của tiểu đoàn được trang bị súng lục 11,43mm “Kolt”, súng lục liên thanh 9mm H&K MP5, súng trường tấn công Daewoo K1 and K2, súng bắn tỉa H&K PSG1, M24, súng trường 12,7mm RAI.50 (dùng để bắn ở khoảng cách xa).

Ngoài ra, binh lính còn được trang bị các bộ quần áo ngụy trang phù hợp với điều kiện địa hình và môi trường tác chiến.

Tuyển mộ và đào tạo

Đối tượng được tuyển chọn vào tiểu đoàn là những người tình nguyện trong số các quân nhân đã từng phục vụ tại các cơ quan đặc nhiệm của Hàn Quốc với thời gian ít nhất 3 năm và có thành tích xuất sắc.

Các ứng viên phải trải qua vòng sơ khảo ban đầu về thể lực, tâm lý và chuyên môn nghiệp vụ. Giai đoạn này chỉ chọn lấy 10% các ứng viên.



Luyện các bài tập võ thuật với độ khó cao.


Tiểu đoàn đồn trú tại Songam, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ bảo đảm cho quá trình luyện tập. Tại trung tâm huấn luyện có một mô hình “Boieng-747” để cho binh lính học cách thức giải cứu con tim cũng như các bài tập khác khi khủng bố chiếm máy bay.

Đặc biệt, tại trung tâm còn có “ngôi nhà sát thủ”, nơi binh lính luyện tập các bài tập tác chiến gần. Ngôi nhà này gần giống như là một mê cung huyền bí, có hành lang và các phòng được trang bị thiết bị mô phòng tình hình sát thực. Binh lính cũng có thể được huấn luyện các bài tập nguy hiểm dọc theo các khu vực phi quân sự, tiến hành sục sạo hầm dưới lòng đất…

Lính tiểu đoàn 707 được huấn luyện cùng với đội đặc nhiệm Delta và SEALS của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, họ còn được huấn luyện chung với đội đặc nhiệm tấn công SASR (Austrailia), đội STAR (Singapore) và SDU (Hong Kong).

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> K11: Súng trường xa xỉ của Hàn Quốc



Súng trường đa năng K11 do hãng S&T Daewoo Hàn Quốc nghiên cứu, chế tạo. Đây được cho là súng trường đắt đỏ nhất của Quân đội Hàn Quốc.

K11 chính thức được công bố tại cuộc triển lãm vũ khí trang thiết bị quân sự DSEI vào năm 2000.

Đến năm 2009, súng trường đa năng K11 được sản xuất và bắt đầu trang bị thử nghiệm cho một số đơn vị thuộc quân đội Hàn Quốc.

Đến cuối năm 2010, vũ khí đa năng này đã được biên chế cho toàn bộ các lực lượng trong Quân đội Hàn Quốc.

Sở dĩ đến cuối năm 2010 Quân đội Hàn Quốc mới đưa vào trang bị bởi vì trước đó, trong giai đoạn đầu thử nghiệm phát hiện ra một số khiếm khuyết nghiêm trọng liên quan đến độ chính xác của đường đạn, làm cho súng bắn trệch mục tiêu.

Sau khi thay đổi hình dáng hệ thống điều khiển bắn và hiệu chỉnh một số tính năng kỹ thuật hoàn chỉnh hơn và tiến hành bắn thử ngoài thực địa, Hàn Quốc đã cho phép tái triển khai súng trường K11 trong quân đội.




Cip giới thiệu súng trường đa năng K11.

Súng trường đa năng K11, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) của Bộ Quốc phòng có khả năng vượt trội hơn hẳn so với loại súng trường Quân đội Hàn Quốc hiện có. Chương trình phát triển vũ khí này được Hàn Quốc thực hiện kỹ lưỡng một thời gian kéo dài trong 15 tháng.

Đại diện của Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) còn cho biết, hiện súng trường thế hệ mới cũng đang được nghiên cứu chế tạo tại Mỹ, Pháp và Thụy Điển. Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vũ khí bộ binh này.

Súng trường K11 được chế tạo theo vũ khí chiến đấu lý tưởng XM29 của Mỹ, nếu nhìn về hình dạng bên ngoài của XM29 của Mỹ và K11 Hàn Quốc khó nhận ra sự khác biệt.

Súng trường đa năng K11 được thiết kế một nòng phóng lựu bán tự động 20mm và một súng carbine bên dưới, bắn đạn cỡ 5,56mm. Ngoài ra, súng trường K11 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn hỗ trợ bằng máy tính với một bộ đo tầm xa laser tích hợp và các phương tiện quan sát ban đêm bằng hồng ngoại.

Theo quan chức quân sự Hàn Quốc, vì có hệ thống tự điều khiển phát nổ nên đạn 20mm phóng từ súng trường K11 có thể phát hiện mục tiêu và phát nổ cách mục tiêu khoảng 3-4 m, nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiêu diệt hoặc tăng tối đa tỷ lệ sát thương mục tiêu.

K11 có trọng lượng là 6,1kg và chiều dài toàn bộ súng là 860mm. Các thiết bị đi kèm bao gồm máy đo khoảng cách bằng laser, hệ thống ngắm hỗn hợp với kênh quang học và tia hồng ngoại cũng như máy tính đường đạn.

Theo đánh giá của các nhà sản xuất, súng trường mới sẽ sử dụng đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thành phố vì đạn của súng có khả năng xuyên qua tường mạnh.

Thông số kỹ thuật của súng K11

Súng được thiết kế 2 nòng: Nòng nhỏ: Cỡ nòng 5.56x45 mm; Nòng lớn: 20mm
Trọng lượng (rỗng): 6,1kg; Chiều dài của toàn bộ súng: 860 mm
Tốc độ bắn: 680 phát/phút; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng lớn: 300 m; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng nhỏ: 500 m
Hộp tiếp đạn lớn: 30viên; Hộp tiếp đạn nhỏ: 6 viên

Một số hình ảnh về súng trường đa năng K11:



Hàn Quốc cũng được cho là một là trong những nước hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất điện tử tiên tiến, và cũng có một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại trong việc nâng cấp các trang thiết bị trên thế giới..



K11 được chế tạo bằng hợp kim nhôm và titan, sử dụng đạn theo tiêu chuẩn NATO.



K11 bao gồm một phóng bán tự động 20mm với lựu đạn thông minh thông qua sự trợ giúp của hệ thống điện tử tinh vi gắn trên súng.



K11 là một súng trường tấn công đa năng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 6m và sát thương nghiêm trọng trong phạm vi 8m.



Chế độ đạn nổ tự động được lập trình sẵn có thể tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp trong các tòa nhà, hoặc sau những bức tường.



Các đạn sử dụng cho K11.



Cơ chế lên đạn của K11 cũng như súng thông thường bằng việc trích khí phản lực đẩy búa đập kim hỏa về sau tạo đà và khóa chốt xoay.



Mỗi khẩu K11 có giá khá đắt, khoảng 14.000USD.



Mới đây, một nước Arab đã mua một số lượng 40 khẩu K11 với tổng chi phí 560.000 USD.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Hàn Quốc tiếp tục mạnh tay chi cho quân đội



Bộ quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục yêu cầu tăng cường ngân sách quốc phòng để đảm bảo khả năng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc muốn nâng ngân sách quốc phòng lên 31,3 tỷ USD vào năm 2012 – tăng 6,6% so với ngân sách ban đầu.

Trong 31,3 tỷ USD ngân sách thì 4,02 tỷ USD được sử dụng để tăng cường sự hiện diện của quân đội trên các đảo phía tây bằng những căn cứ và vũ khí hiện đại nhất.

Căn cứ vững vàng hơn, các tòa nhà quân sự kiên cố hơn đang là một vấn đề bức thiết đặt ra với quân đội Hàn Quốc kể từ sau khi Triều Tiên bất ngờ pháo kích đảo Yeonpyeng trên Hoàng Hải vào tháng 11/2010. Hàng chục ngôi nhà của quân đội đã bị phá hủy trong cuộc pháo kích này.


Hàn Quốc đang rất tích cực cải tổ và nâng cao sức mạnh quân sự sau những vụ đụng độ với Triều Tiên vào năm 2010.

Ngân sách cũng dành ra 3,18 tỷ USD để dành cho công tác cứu hộ và 3,28 tỷ USD để tăng cường phúc lợi cho binh lính.

“Yêu cầu của chúng tôi là tập trung vào xây dựng quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến xảy ra bất cứ khi nào. Chúng tôi cũng cố gắng tăng cường phúc lợi cho binh lính và nâng cao đạo đức cũng như thúc đẩy cải tổ quân đội”, người phát ngôn bộ quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố.

Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy

Khoảng 1,78 tỷ USD sẽ được Hàn Quốc dành cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu từ quân đội Mỹ vào năm 2015. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Mỹ vẫn giữ vai trò chỉ huy chiến đấu cho Quân đội Hàn Quốc.

“Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu, chúng tôi sẽ tăng cường cấu trúc điều khiển và chỉ huy, cũng như xây dựng trung tâm chỉ huy chiến tranh”, người phát ngôn cho biết.

Tháng trước, Hàn Quốc đã chính thức triển khai tàu chiến Aegis thứ 2 – Yulgok Yi I sau 9 tháng chạy thử. Tàu Yulgok Yi I là một phần của chương trình tàu chiến Hàn Quóc KDX và hoạt động trong biên chế Hạm đội 7.

“Chúng tôi sẽ sở hữu máy ban giám sát vá trinh sát không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Năm 2010, Hàn Quốc đã phải chứng khiến sự gây hấn nghiêm trọng… và bây giờ là thời gian để hành động kiên quyết và thông minh để đưa quân đội lên mức sẵn sàng cao nhất trước những nguy cơ an ninh”, đại diện Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo cơ quan truyền thông Yonhap, hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawks giữa Hàn Quốc và tập đoàn Northrop Grumman sẽ sớm được ký kết.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang