Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hillary Clinton

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hillary Clinton. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hillary Clinton. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

>> Sự đối lập trong chiến lược hàng hải Trung Quốc



Hai sự việc gần đây liên quan tới chiến lược hàng hải của Trung Quốc đã nhấn mạnh tính chất phức tạp từ sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong thế kỷ 21.

Câu chuyện thứ nhất, nói về sự kiềm chế của Trung Quốc, là việc Bắc Kinh từ chối tiếp nhận các hoạt động ở cảng biển Gwandar thuộc Baluchistan, Pakistan. Đây là lời đề nghị mà Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar đưa ra khi ông trở về sau một chuyến thăm Trung Quốc cùng với Thủ tướng Yousaf Reza.


Tàu hải giám Trung Quốc đã quấy nhiễu và gây thiệt hại với tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam Ảnh: peopledaily


Lời từ chối của Bắc Kinh khiến tất cả mọi người ngạc nhiên. Sau mọi thứ, Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 200 triệu USD để xây dựng cảng này. Đây là một vị trí chiến lược, là thành phần quan trọng của chiến lược hải quân Trung Quốc mang tên “Chuỗi hạt trai”.
Như đã từng lập luận, việc mở rộng ngoại giao hàng hải của Trung Quốc cơ bản bắt nguồn từ tính cấp thiết phải đảm bảo sự tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này. Tác giả Robert Kaplan cũng đã có quan điểm tương tự.

Bất ngờ là, trong khi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế tham vọng tại Pakistan, thì lại gia tăng sự gây hấn, quả quyết ở Biển Đông. Biển Đông từ lâu là nơi phát sinh căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng Đông Nam Á. Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á đều đưa ra tuyên bố chủ quyền với vùng biển này. Vấn đề chủ quyền ở Biển Đông không đơn thuần là niềm tự hào hay kiêu hãnh, mà còn là những lợi ích kinh tế quan trọng do trữ lượng dầu khí khổng lồ, nguồn lợi cá ở vùng biển này.
Vụ việc mới nhất xảy ra ở Biển Đông bắt đầu từ thứ Năm trước, khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu và gây thiệt hại (cắt cáp dầu khí) cho tàu thăm dò địa chấn thuộc Petro Việt Nam khi tàu này tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức kiên quyết phản đối vụ việc này trong khi Trung Quốc giữ yên lặng cho tới sáng thứ Bảy khi người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bênh vực hành động của các tàu hải giảm. Bà Khương Du nói: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”, và thậm chí còn cảnh báo Việt Nam tránh gây ra những rắc rối mới.
Trong khi đó, Philippines, nước có tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông cũng phản ứng mạnh mẽ, thậm chí còn triệu tập đại diện sứ quán Trung Quốc ở Manila để đề cập tới những hành động của tàu thuyền Trung Quốc ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Những tranh cãi mới ở Biển Đông xảy ra vào lúc đại biểu các nước chuẩn bị tham dự Đối thoại Shangri-La – một hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ tham dự hội nghị và đây cũng là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông trước khi rời nhiệm sở. Cả ông Gates và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt đều tham dự hội nghị. Trước đó, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard đã không ngại ngần bày tỏ, ông “lo lắng” về cách hành xử gần đây của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không leo thang trở thành một cuộc xung đột toàn diện. Cách hành xử của Bắc Kinh ở vùng biển này cũng làm phức tạp hóa chiến lược “chia để trị” mà họ tính toán với ASEAN. Những năm gần đây, Mỹ cũng tiếp cận gần gũi hơn với ASEAN bởi quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ví dụ, tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng, Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ đã được ASEAN đánh giá cao. Hơn thế nữa, trong sự thúc giục của các thành viên nổi bật ở quốc hội, chính quyền của Tổng thống Obama đã quyết định bổ nhiệm Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại ASEAN hồi đầu năm nay.

[Vietnamnet news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> 'Trung Quốc không bao giờ đối đầu với Mỹ'



Các nhà quân sự Trung Quốc thừa nhận, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) còn thua kém Quân đội Mỹ rất nhiều và không muốn đối đầu.


Tổng tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức phát biểu tại Washington: “Dù khả năng phòng thủ và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, nhưng có thể khẳng định giữa chúng tôi (Trung Quốc) và các bạn (Mỹ) vẫn còn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển các lực lượng vũ trang. Trung Quốc sẽ không bao giờ đối đầu với Mỹ ”.

Theo lời Tướng Trần Bỉnh Đức, Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện với Mỹ và quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, vốn xảy ra hàng loạt vấn đề trong thời gian qua.


Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: China-defense-mashup


Theo kế họạch, chuyến công du của phái đoàn Quân đội Trung Quốc đến Mỹ lần này kéo dài từ ngày 15-22/5, bao gồm 24 người và có thêm 7 tướng lĩnh cao cấp khác.

Trong thời gian qua, mục tiêu duy trì các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã gặp quá nhiều trở ngại. Đã nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã chủ động cắt đứt quan hệ quân sự khi xảy ra những vụ tranh chấp với Mỹ.

Gần đây nhất, hai nước đã “đóng băng” quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự sau khi Tổng thống Barack Obama chấp thuận kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan.

Theo luật pháp của Mỹ, Washington có quyền duy trì an ninh Đài Loan – lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc Trung Quốc.

Về vấn đề này, Tướng Trần Bỉnh Đức chỉ tuyên bố, Mỹ cần tôn trọng các lợi ích quan trọng và sự thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, tại Mỹ, Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ gặp hầu hết các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm: Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Đa số các cuộc gặp đều diễn ra dưới hình thức kín.

Ngoài ra, ông Trần Bỉnh Đức dự kiến còn đi thăm hàng loạt các căn cứ quân sự Mỹ, từ căn cứ hải quân ở Norfolk, Virginia, cho đến căn cứ không quân Nellis tại Nevada. Đặc biệt ông còn được mời phát biểu tại Học viện Quốc phòng Mỹ.

Trước chuyến công du đến Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, chuyến viếng thăm của Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ quân sự song phương và các giới chức sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Ông Abe Denmark, một nhà phân tích an ninh Á châu, từng giữ chức Trưởng phòng Trung Quốc của Lầu Năm Góc nói rằng, đây là một chuyến viếng thăm có tính chất quan trọng. "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng cả hai nước đều muốn "hâm nóng" lại quan hệ trong lĩnh vực quân sự”. Ông Denmark nói.

AP dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho biết, chuyến công du của ông Trần Bỉnh Đức được hy vọng đánh dấu một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang