Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đài Loan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> 'Trung Quốc không bao giờ đối đầu với Mỹ'



Các nhà quân sự Trung Quốc thừa nhận, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) còn thua kém Quân đội Mỹ rất nhiều và không muốn đối đầu.


Tổng tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức phát biểu tại Washington: “Dù khả năng phòng thủ và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, nhưng có thể khẳng định giữa chúng tôi (Trung Quốc) và các bạn (Mỹ) vẫn còn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển các lực lượng vũ trang. Trung Quốc sẽ không bao giờ đối đầu với Mỹ ”.

Theo lời Tướng Trần Bỉnh Đức, Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện với Mỹ và quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, vốn xảy ra hàng loạt vấn đề trong thời gian qua.


Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: China-defense-mashup


Theo kế họạch, chuyến công du của phái đoàn Quân đội Trung Quốc đến Mỹ lần này kéo dài từ ngày 15-22/5, bao gồm 24 người và có thêm 7 tướng lĩnh cao cấp khác.

Trong thời gian qua, mục tiêu duy trì các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã gặp quá nhiều trở ngại. Đã nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã chủ động cắt đứt quan hệ quân sự khi xảy ra những vụ tranh chấp với Mỹ.

Gần đây nhất, hai nước đã “đóng băng” quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự sau khi Tổng thống Barack Obama chấp thuận kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan.

Theo luật pháp của Mỹ, Washington có quyền duy trì an ninh Đài Loan – lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc Trung Quốc.

Về vấn đề này, Tướng Trần Bỉnh Đức chỉ tuyên bố, Mỹ cần tôn trọng các lợi ích quan trọng và sự thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, tại Mỹ, Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ gặp hầu hết các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm: Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Đa số các cuộc gặp đều diễn ra dưới hình thức kín.

Ngoài ra, ông Trần Bỉnh Đức dự kiến còn đi thăm hàng loạt các căn cứ quân sự Mỹ, từ căn cứ hải quân ở Norfolk, Virginia, cho đến căn cứ không quân Nellis tại Nevada. Đặc biệt ông còn được mời phát biểu tại Học viện Quốc phòng Mỹ.

Trước chuyến công du đến Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, chuyến viếng thăm của Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ quân sự song phương và các giới chức sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Ông Abe Denmark, một nhà phân tích an ninh Á châu, từng giữ chức Trưởng phòng Trung Quốc của Lầu Năm Góc nói rằng, đây là một chuyến viếng thăm có tính chất quan trọng. "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng cả hai nước đều muốn "hâm nóng" lại quan hệ trong lĩnh vực quân sự”. Ông Denmark nói.

AP dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho biết, chuyến công du của ông Trần Bỉnh Đức được hy vọng đánh dấu một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
[BDV news]


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc khoe Thi Lang, Đài Loan khoe Hùng Phong



Đài Loan đã triển khai tên lửa siêu âm mới trên các tàu chiến của nước này để đáp trả việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân.



Tên lửa Hùng Phong III.


Giới chức quân sự Đài Loan cũng đang cân nhắc triển khai tên lửa Hùng Phong III - loại tên lửa siêu âm đầu tiên được phát triển trong nước - trên các dàn phóng di động, ông Lin Yu-fang, đảng viên Quốc dân Đảng Đài Loan dẫn lời Phó Đô đốc Lee Hao. "Một vài kiểu tàu chiến của chúng tôi đã được trang bị tên lửa Hùng Phong III", ông Lin tuyên bố.

Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa Hùng Phong III sẽ được lắp đặt, tuy nhiên theo ông Lin, 8 tàu hộ tống lớp Perry và 7 tàu tuần tra sẽ được lắp đặt loại tên lửa này.

Tên lửa Hùng Phong III là kết quả của một dự án trị giá 413 triệu USD. Các chuyên gia cho biết Hùng Phong 3 có thể đạt vận tốc Mach 2, có tầm bắn lên tới 128km và rất khó bị tiêu diệt.

Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, mới đây nhất là việc "khoe" hàng không mẫu hạm tân trang Varyag từ Ukraine.

Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay.

Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến tàng hình thế hệ mới trang bị tên lửa dẫn đường như một động thái đáp trả, các quan chức Quốc phòng nước này cho biết.

[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Tên lửa Đài Loan đưa Bắc Kinh vào tầm bắn



Đài Loan đã phát triển một loại tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Kinh và đã thử nghiệm thành công tên lửa này 3 năm trước, báo chí Đài Loan đưa tin.



Nguồn tin được dẫn lời cựu bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Michael Tsai.

Theo đó, Quân đội Đài Loan đã bắn thử thành công tên lửa tầm trung gian này vào đầu năm 2008, trong một vụ thử bí mật có sự tham gia của Tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển. Điều này được ông Tsai tiết lộ trong hồi ký xuất bản trong tuần này.

Ông Tsai không nói rõ tầm bắn của tên lửa, song tờ United Daily News nói rằng, tên lửa này có khả năng với tới các thành phố chủ chốt của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thành Đô và Thẩm Dương với tầm bắn 2.000 km.




ÔNg Michael Tsai.


Theo tờ báo này, ông Tsai là quan chức đầu tiên xác nhận Đài Loan đã phát triển công nghệ tên lửa tầm trung, dù trước đó báo chí địa phương đã đưa tin Đài Loan có khả năng về tên lửa tầm trung.

Ông Stephen Young, thực tế là đại diện của Mỹ ở Đài Bắc, bày tỏ quan ngại về vụ thử, song ông Tsai trấn an rằng Đài Loan sẽ không phát động bất kỳ cuộc tấn công nào.

Trong hồi ký của mình, ông Tsai viết, theo tình báo Đài Loan và Mỹ, Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng phát động chiến tranh nếu ứng cử viên thân Bắc Kinh Mã Anh Cửu thất cử tổng thống năm 2008.

Quan hệ Trung - Đài căng thẳng dưới thời Trần Thủy Biển làm tổng thống Đài Loan (2000-2008) và đã hòa dịu đáng kể từ khi Mã Anh Cửu làm tổng thống vào tháng 5/2008.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực chống Đài Loan nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập. Điều này khiến Đài Loan ráo riết tăng cường quân bị để phòng thủ.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4



[VietnamDefence news]  Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.

Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông.

Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay.

Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết.



Nay tàu sân bay này đã được đặt tên là Thi Lang, tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này.

Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh cho biết: "Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia - bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc - sẽ không còn phù hợp. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới".

Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu Varyag:

Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500

Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0

Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000

Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0

Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000

Số máy bay trên tàu: 26

Số trực thăng trên tàu: 24

Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500

Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520)


Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước.

Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay.

Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích.

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag (đến năm 1990 gọi là Riga) được khởi đóng vào năm 1985 tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev, hạ thủy ngày 25.11.1988. Tháng 3.1998, chiếc tàu đóng dở được bán cho công ty Chong Lot Tourist and Amusement Agency ở Macao với giá 20 triệu USD (trong khi giá của một tàu sân bay hiện đại là 2-4,5 tỷ USD) để cải tạo thành casino, nhưng ngay từ năm 1998, báo chí đã đưa tin thực chất chính phủ Trung Quốc là người mua tàu này.

Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33.

Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005.

Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân"


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Tên lửa DF-16 của Trung Quốc đe doạ PAC-3



[BDV news] Trung Quốc đang trên con đường hiện đại hoá các loại tên lửa của mình để kịp thời đối phó với thách thức trong bối cảnh toàn cầu.


Xu hướng phát triển tên lửa của Trung Quốc làm cả thế giới phải lo ngại (Ảnh minh họa).


Theo mạng Đông Phương ngày 23/03 đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 tiên tiến nhất của Đài Loan không còn là đối thủ của Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc bố trí một loại hình tên lửa tầm xa mới có khả năng mang nhiều đầu đạn, tốc độ càng nhanh, cự li phóng càng xa sẽ phá vỡ được mạng lưới phòng không của hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 mà Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ.

Chính phủ Đài Loan cho biết, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu bố trí tên lửa đạn đạo Đông Phong – 16 (DF-16), loại tên lửa này có cự li phóng từ 800 – 1.000 km và tên lửa này sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan. Ngoài ra đại đa số các tên lửa của Trung Quốc đều có khả năng mang nhiều đầu đạn đồng thời có thể đánh trúng nhiều mục tiêu khác nhau như trạm radar, sân bay…

Nhiều năm gần đây, sự phát triển vũ khí của Trung Quốc trở thành mối quan tâm đặc biệt của thế giới. Một chuyên gia quân sự Mỹ trong buổi trò chuyện với thời báo Đài Bắc cho biết, các thông tin công khai giới thiệu về DF-16 của Trung Quốc về cơ bản là quá ít.

Hiện nay tính năng cụ thể của loại tên lửa này vẫn là một ẩn số đối với giới quân sự thế giới nhưng chỉ cần một mô hình của DF-16 cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng của nó đối với các loại tên lửa hiện nay.


Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Rick Fisher của Trung tâm nghiên cứu phân tích chiến lược Quốc tế Mỹ cho biết, DF-16 có những tính năng độc đáo được áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trên Thế giới như sử dụng nguyên liệu rắn, và mang các đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên Ông cũng thừa nhận rằng những điều này ông biết được là do các “tin đồn” xung quanh tên lửa này.

Điều làm cho quốc tế lo ngại chính là loại tên lửa này có tốc độ nhanh hơn, cự li phóng xa hơn, có khả năng đánh bại hệ thống phòng không PAC-3 của Đài Loan.

Tên lửa đạn đạo có cự li phóng càng xa muốn tiếp cận được mục tiêu thì phải bay càng cao; mà bay càng cao thì thời gian tiếp đất càng dài do đó thời gian gia tốc trọng lực của đầu đạn sẽ nhiều hơn. Rick Fisher cho biết, nếu như so sánh giữa PAC-3 và DF-16 thì chắc chắn DF-16 sẽ đánh bại PAC-3.

DF-16 sẽ được bố trí tại cơ sở số 52 tỉnh An Huy / Trung Quốc thuộc quyền giám sát của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Đồng thời nó sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan và các cơ sở quân sự của Mỹ trên biển Thái Bình Dương như Okinawa và Guam…

Viện nghiên cứu “Dự án năm 2049” của Mỹ báo cáo rằng, "Cơ sở số 52 tại tỉnh An Huy của Trung Quốc được biên chế 5 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 3 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung và hiện nay dường như đã thành lập 1 lữ đoàn tên lửa DF-16 hoặc là 1 lữ đoàn trong số 8 lữ đoàn trên đã sử dụng tên lửa DF-16 để thay thế cho các loại hình tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũ".

Chủ nhiệm văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Bắc Wendell Minnick cho biết, ông rất hoài nghi về tên lửa đạn đạo DF-16. Ông cho rằng, DF-16 có khả năng chỉ là loại tên lửa được cải thiện từ tên lửa DF-15 có cự li phóng là 600 km. Wendell Minnick nhấn mạnh: “Thẳng thắn mà nói nếu như DF-16 đã được triển khai thì không có lí do gì làm cho người Mỹ không biết”. Hiện nay các máy bay chiến đấu mới F-16 và các loại tàu ngầm của Đài Loan đều được nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Wendell Minnick, tên lửa DF-21D đã làm cho người Trung Quốc trở nên nổi tiếng, hiện nay trong kho vũ khí của Trung Quốc còn có một loại hình tên lửa mới cũng có đầu đạn thông minh (MRV) và xu hướng phát triển này của Trung Quốc làm thế giới phải lo ngại.

Ông cũng tiết lộ rằng, Mỹ hiện nay cũng sử dụng đầu đạn thông minh trong việc thiết lập lá chắn tên lửa của mình.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Đài Loan điều tra lỗi kỹ thuật của tên lửa nhập ngoại



[BDV news] Giới lãnh đạo quân sự Đài Loan vào cuộc điều tra nhằm tìm ra lỗi kỹ thuật của loại tên lửa AIM-7 Sparrow.
Phát ngôn viên lực lượng không quân Đài Loan, Pan Kung-shiao cho biết hai tên lửa gồm tên lửa AIM-7 Sparrow do Mỹ chế tạo và tên lửa MICA do Pháp sản xuất đã không đạt yêu cầu.

Trong vụ thử ngày 23/3/2011, 6 trong số 19 tên lửa đã bắn trượt mục tiêu hoặc không phát nổ.

Sau vụ thử nghiệm, Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã nói với báo giới rằng: “Tôi không hài lòng với kết quả này. Tôi hy vọng quân đội sẽ tìm ra nguyên nhân và cải thiện việc tập luyện”.

Trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm ngày 23/3 có sự hiện diện của tên lửa và tên lửa không đối không MICA. Không quân Đài Loan đã kết hợp cùng các chuyên gia từ các hãng sản xuất tên lửa này là Raytheon của Mỹ và MBDA của Pháp để tìm ra nguyên nhân.




Tên lửa MICA do pháp chế tạo.

Theo Phát ngôn viên Pan Kung-shiao, tên lửa được bắn đúng với các quy tắc về kỹ thuật và không có bất kỳ sai sót nào. Tuy nhiên, tên lửa lại không phát nổ hoặc đi lệch mục tiêu.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc triển khai 'siêu' tên lửa nhắm vào Đài Loan



Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng vừa thông báo: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Ông Tsai từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật của tên lửa mới của Trung Quốc; cũng như số lượng tên lửa mà Trung Quốc triển khai nhưng khẳng định Đông Phong 16 là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.




Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây.

Liberty Times dẫn một nguồn tin quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, ngoài việc tăng số tên lửa, Trung Quốc còn sửa chỉnh sửa nhiều máy bay chiến đấu cũ, biến chúng thành những máy bay không người lái với sự trợ giúp công nghệ của Israel. Mục đích cuối cùng là giúp các chiến đấu cơ này thoát khỏi hệ thống phòng không Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên đảo.

Ở tầm cao hơn, Trung Quốc triển khai 45 trong tổng số 60 vệ tinh trên vũ trụ thu thập tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự.

Nhà phân tích Lin Cheng-yi của Học viện Academia Sinica khẳng định, Trung Quốc không còn diễn tập quân sự ở Phúc Kiến, khu vực đối diện Đài Loan mà chuyển sang các khu vực khác nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ dừng việc tăng cường sức mạnh vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự tại các khu vực miền Nam, Bắc, thậm chí là phía Đông Đài Loan, tới tận Guam.

Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan.


Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan.

Do đó, Đài Loan rất tích cực tăng cường vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ gì, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ.

Tới nay, Washington chuyển giao cho đảo một số loại vũ khí và mỗi lần làm vậy, họ lại bị Trung Quốc phản đối gay gắt. Điển hình là thương vụ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington lạnh nhạt.

Sau vụ này, có lẽ Mỹ "chùn tay" nên từ đó tới nay, Mỹ chỉ làm rất ít để đối phó với tình trạng mất cân bằng về quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Đài Loan.

(theo AP news )

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc có phải là kẻ hiếu chiến? (1)



Sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc gần đây đối với biển Hoa Đông và Biển Đông và dọc biên giới Trung - Ấn đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt. Phải chăng Bắc Kinh cuối cùng sẽ chứng tỏ mong muốn đòi chiếm đất thực sự?

Phải chăng chỉ là cách thể hiện trong một thời gian ngắn của chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh các lãnh đạo đang chạy đua vào các vị trí ở Bộ Chính trị và Ủy ban trung ương Đảng năm 2012, hay đây là những đoạn hồi rời rạc cho thấy một sự tiếp diễn hơn là thay đổi?

Chính sách đối ngoại dựa trên phát triển hòa bình và hài hòa xã hội
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng việc đánh giá tình hình đối ngoại của chúng ta dựa trên các trụ cột cơ bản của chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc, phát triển hòa bình và tạo một xã hội hài hòa. Ưu tiên cao nhất của chúng ta kể cả trong chính sách đối ngoại là củng cố các trụ cột này trong nước.



Những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định mà chúng ta đang phải đối mặt vẫn là từ bên trong. Tôi không cần nhắc nhở các thành viên Ban lãnh đạo Đảng rằng mỗi năm chúng ta có hơn 20 triệu người di cư ra thành phố tìm việc làm, rằng chúng ta đang phải đối mặt với sự chênh lệch kinh tế ngày càng lớn giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Tây; rằng bức tranh dân số sẽ biến thiên nghiêm trọng trong thập kỷ tới; các vấn đề sinh thái và môi trường đang gia tăng; nguyên liệu đầu vào năng lượng và hàng hóa trong năm qua vẫn chưa chắc chắn; và chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác trước những bong bóng và sức nóng quá mức trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của mình.

Các mối đe dọa lớn nhất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc cũng là từ bên trong, nhưng đó là nhờ các mối liên hệ bên ngoài nguy hiểm. Tôi muốn nói đến những nguy cơ của chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

Cách đây hai năm, trong bài báo cáo của mình, tôi bắt đầu bằng vấn đề Đài Loan, nhưng nay người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã quay lưng lại với các hành động đòi độc lập nguy hiểm của chính quyền DPP tiền nhiệm, và hiện chiến lược của chúng ta nhấn mạnh tới sự phát triển hòa bình để thúc đẩy thống nhất đã đạt được một số tiến bộ. Tuy nhiên, chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng đang trở thành những vấn đề cấp bách hơn, dù tình hình đã bình yên hơn trong một năm vừa qua tại các khu vực này.

Kiềm chế và đảo ngược các xu hướng ly khai này sẽ tiếp tục cho thấy các chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta trong bối cảnh các đồng nghiệp của tôi tại Ban Mặt trận Thống nhất và Văn phòng các vấn đề về Đài Loan đang nỗ lực bảo vệ chính sách một Trung Quốc và đề phòng một sự đảo ngược của các xu hướng có lợi trong 5 thập kỷ qua.

Chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta vận hành theo nguyên tắc phát triển hòa bình và xã hội hài hòa. Chúng ta sẽ tận dụng tối đa các thể chế và diễn đàn quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ASEAN + 3, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các cuộc đàm phán sáu bên để ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương của Mỹ hoặc các cường quốc khác và bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, duy trì một xã hội quốc tế hài hòa và thế giới đa cực. Đồng thời, chúng ta sẽ khẳng định lại các lợi ích cốt lõi ở Biển Đông và các vùng lân cận phù hợp với sức mạnh đang lớn dần của chúng ta.

Quan hệ quan trọng nhất: Mỹ
Như Chủ tịch Hồ Cầm Đào đã tuyên bố tại cuộc gặp các Đại sứ của Trung Quốc ở nước ngoài hồi năm ngoái, cách xử lý thận trọng quan hệ Trung - Mỹ sẽ vẫn là trụ cột chính cho một chiến lược chính sách đối ngoại thành công. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm một "đối tác chiến lược" với Washington về lâu dài, dù phải thừa nhận rằng chính quyền của Obama không sẵn lòng sử dụng cụm từ này hơn Bush.

Chúng ta vẫn chống lại những lời kêu gọi của các chuyên gia nước ngoài về việc thành lập một G-2 giữa Mỹ với Trung Quốc, vì điều này sẽ đẩy chúng ta vào cái bẫy trách nhiệm quốc tế có thể không phù hợp với chủ trương phát triển hòa bình và xây dựng một xã hội hài hòa.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục hướng tới một chế độ quản lý chung hai cực với Washington, dựa trên sự tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ, và sự nhận thức rằng Trung Quốc đã trở thành trung tâm quyền lực quan trọng nhất ở châu Á.

Chúng ta cũng thận trọng đánh giá chính quyền Obama. Tất cả các ứng cử viên tổng thống Mỹ ở phe đối lập, kể từ thời Nixon, đều sử dụng "quân bài Trung Quốc" - hứa hẹn một chính sách cứng rắn hơn về nhân quyền hoặc Đài Loan nếu đắc cử. Các ứng cử viên McCain và Obama đã không động đến chiến lược đe dọa Trung Quốc và dường như sau khi trở thành tổng thống, Obama mới có khả năng xây dựng trên mối quan hệ ổn định mà Bush để lại.

Các dấu hiệu ban đầu từ Washington cho thấy Obama sẽ cam kết tự kiềm chế, thừa nhận gánh nặng lớn của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và các xu hướng suy giảm trong nền kinh tế Mỹ. Obama cũng dường như lo lắng về các mâu thuẫn bên trong như hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ. Lời hứa đảm bảo chiến lược của ông và sự trì hoãn các cuộc gặp với thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng Đạt lai Lạt ma, cũng như việc hoãn bán vũ khí cho Đài Loan có vẻ như cho thấy ông hiểu tương quan sức mạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng. Tuyên bố chung tháng 11/2009 với thỏa thuận tôn trọng "các lợi ích cốt lõi" của nhau là một thành tựu lớn trong bối cảnh chúng ta đang tìm cách ngăn cản Mỹ hoãn thực hiện Tuyên bố chung về việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Tuy nhiên, có thể chúng ta đang hiểu sai về chính quyền Obama. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một đường lối cứng rắn hơn là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại đối thoại Shangri-la ở Singapore tháng 6 vừa qua, mở lại cái được gọi là học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc". Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung hồi tháng Năm đã thành công, song quan điểm của chính quyền Mỹ còn cứng rắn hơn trước. Có vấn đề nhất là bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), trong đó bà đứng về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á để chống lại "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc ở Nam Hải (mà Việt Nam gọi là biển Đông - người dịch). Chúng ta sẽ có thể trung hòa Philippines trong cuộc tranh cãi này bằng cách sử dụng các kênh và quỹ thông thường, nhưng Việt Nam, Malaysia và cả Indonesia dường như hoan nghênh sự can thiệp không có cơ sở của bà Clinton và logic chiến tranh Lạnh của bà về quyền tự do hàng hải.

Cách tiếp cận mặt trận liên minh để ổn định các quan hệ với Washington cũng đang thay đổi. Trong quá khứ, cộng đồng doanh nhân Mỹ hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc và chống chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ các yếu tố bè phái hoặc chính sách ngăn chặn tại Mỹ. Nhưng gần đây, một số bộ phận trong cộng đồng doanh nhân đã tham gia học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" khi than phiền rằng các chính sách phát triển kinh tế hợp pháp, như cải tiến bản địa, là một dạng bảo hộ.


Ảnh: Telegraph.co.uk

Nói chung, chúng ta nên đánh giá sức mạnh Mỹ một cách thận trọng. Trong quá khứ chúng ta đôi lúc đã đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ - ví dụ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh - nhưng đôi khi cũng đánh giá thấp sức mạnh này. Chúng ta đã rất ngạc nhiên rằng chỉ vài năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Somalia, chính quyền Clinton đã huy động một lực lượng do NATO dẫn đầu tấn công Serbia dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự quyết và nhân quyền cho Kosovo. Đây là một tiền lệ đáng ngại.

Bài học cho chúng ta là Mỹ đã từng là một cường quốc kiên cường về lịch sử. Tình trạng suy yếu của Mỹ do tình hình tài chính hiện nay và các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan gây ra, rõ ràng sẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa cực. Chúng ta có thể đẩy nhanh xu hướng này, nhưng không phải là bất chấp nguy cơ đối đầu với Mỹ. Chúng ta cũng không nên dựa quá nhiều vào các trông chờ trong nước rằng có thể uốn Mỹ theo cách của mình.

Việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ đã đặt chúng ta vào một tình huống bấp bênh hơn nhiều so với Bộ Tài chính ở Washington. Chúng ta đã cho phép định giá lại đồng nhân dân tệ, nhưng vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang một hệ thống tỷ giá hối đoái do thị trường ấn định hay tạo ra lượng cầu hàng hóa nội địa để bù vào lãi suất tiết kiệm cao hơn của Mỹ.

Giả định thực tế của chúng ta phải là Mỹ sẽ vẫn là trung tâm quyền lực nhất trong một thế giới đa cực trong ít nhất một thập kỷ nữa và Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục trung thành với chỉ dẫn chiến lược của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời", trong khi tìm kiếm các cơ hội để "đạt được một điều gì đó".

(tổng hợp bdv)

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

>> Nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Mỹ lợi đôi đường



Theo một báo cáo không chính thức, Mỹ sẽ trợ giúp Đài Loan nâng cấp 150 chiếc F-16 của không quân Đài Bắc lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Mỹ đạt được nhiều mục đích trong "ván cờ" với Trung Quốc và Đài Loan.

Cụ thể 150 máy bay chiến đấu F-16 A/B Block 20 được đưa vào sử dụng từ năm 1992 sẽ được tiến hành hiện đại hóa sâu rộng bao gồm: Trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho buồng lái; Động cơ đã được cải tiến; Radar mới có năng lực mạnh hơn;

Radar mới cho phép sử dụng tên lửa đối không tầm trung AIM-120 phiên bản C5 và C7, cung cấp khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, nâng cao khả năng chống gây nhiễu điện tử,

Một số nguồn tin tại Đài Loan cho hay thông tin chi tiết về chi phí và lịch trình nâng cấp sẽ được công bố vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, một số nguồn tin khác lại cho rằng thời gian thực hiện vẫn chưa được xác định.

Thông tin chi tiết về việc F-16A/B đạt đến tiêu chuẩn nào trong cấu hình tùy chọn của F-16 vẫn chưa được tiết lộ.

Nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Mỹ đạt được nhiều mục đích trong "ván cờ" với Trung Quốc và Đài Loan.
Đài Bắc đang tiếp tục nỗ lực không ngừng vận động Washington bán cho họ 66 chiếc F-16 C/D Block 52 Plus, phiên bản hiện đại nhất trong gia đình F-16. Ngoài ra, Đài Bắc còn quan tâm đến việc mua tiêm kích tàng hình thế hệ 5, F-35. Tất nhiên nỗ lực này gặp phải sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh. Hiện tại và tương lai rất khó cho Đài Bắc có được các chiến đấu cơ hiện đại.

Tuy nhiên một số nhà phân tích quân sự cho rằng, để làm yên lòng Đài Bắc, xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh, thay vì cung cấp các chiến đấu cơ mới, Mỹ sẽ hiện đại hóa và nâng cấp các chiến đấu cơ F-16 mà Đài Bắc hiện có lên tới chuẩn F-16C/D Block 52 Plus.

Như vậy, Đài Bắc tạm yên lòng, còn Bắc Kinh cũng chẳng có lý do gì để phản đối sự hiện đại hóa này.

Nếu 150 chiếc F-16 A/B của Đài Loan được nâng cấp tới chuẩn F-16C/D Block 52 Plus, cán cân quân sự hai bờ eo biển Đài Loan cũng không quá chênh lệch.

Hiện tại Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về thông nói trên, xem ra nước cờ “Giả chết bắt quạ” của ông Mã Anh Cửu bắt đầu phát huy tác dụng.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

>> Đài Loan thử hàng loạt tên lửa



Báo chí Nhật Bản ngày 18/1 đưa tin Đài Loan vừa tiến hành bắn thử hàng loạt tên lửa. Động thái diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Mỹ.

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan ra tuyên bố cho biết tên lửa đất đối không Tien Kung II (Sky Bow II) đã bắn trúng mục tiêu ở ngoài khơi khoảng 100 km. Vụ thử tên lửa này là một nội dung trong cuộc diễn tập quy mô lớn, với sự tham gia của không quân, hải quân và lục quân.

Tuy nhiên, sáu trong số 19 quả tên lửa, gồm tên lửa không đối không và đất đối không loại Tien Kung II đã bắn chệch mục tiêu. Kết quả vụ bắn tên lửa đã khiến nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) thất vọng. Ông Mã cho biết vụ thử tên lửa này là công khai với truyền thông nhằm thể hiện quyết tâm của quân đội Đài Loan trong việc bảo vệ hòn đảo này và động thái này "không hề" liên quan tới chuyến thăm Washington của ông Hồ Cẩm Đào.


Tên lửa Tien Kung II của Đài Loan


Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng vụ bắn tên lửa trên nhằm phản ứng lại tin tức về chuyến bay thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20 thế hệ mới của Trung Quốc Đại lục. Các nhà phân tích cho rằng động thái này của Bắc Kinh có thể làm tăng sự mất cân bằng cán cân quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Tien Kung II là tên lửa đất đối không, có tầm bắn 200km. Loại tên lửa này được cho là có sức mạnh tương tự tên lửa vác vai đất đối không Stinger và hệ thống tên lửa phòng không Antelope gồm 4 quả tên lửa tầm ngắn Tien Chien I (Sky Sword I).

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang