Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tướng Trần Bỉnh Đức

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tướng Trần Bỉnh Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tướng Trần Bỉnh Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau chuyến thăm của ông Mullen



Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen dường như đã "thành công tốt đẹp" ở phương diện đáp lễ chuyến thăm Mỹ của tướng Trần Bình Đức.


Sau khi rời Trung Quốc, ông Mike Mullen dường như "trắng tay" vì giữa 2 nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khoảng cách giữa các quan điểm vẫn còn nhiều chênh lệch. Thậm chí, chuyên gia Trung Quốc còn có những lời lẽ "tiễn khách" không mấy thân thiện.

Chuyến thăm của tướng Trần Bỉnh Đức, tới Mỹ vào tháng 5 và chuyến thăm của đô đốc Mullen tới Trung Quốc vào tháng 7 đã giúp cải thiện nhiều trong mối quan hệ quân sự giữa 2 nước, vốn căng thẳng sau công bố bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vào đầu năm 2010.

Tuy nhiên, trong bài viết được đăng trên tờ Nhật Báo Trung Quốc số ra ngày 18/7/2011, tác giả Zhang Wenzong đến từ Viện Nghiên cứu Mỹ với Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho hay nhiều sự kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông gần đây vẫn làm tồn tại những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.



Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, đô đốc Mullen có dịp đi thăm nhiều căn cứ quân sự của nước này.


Trong đó, tác giả Zhang Wenzong đề cập đến 3 cuộc xung đột chính giữa 2 bên liên quan đến biển Đông.

Đầu tiên, lập trường khác nhau về "định hướng tự do". Hai quốc gia vẫn không thống nhất được quan điểm về khái niệm “tự do hàng hải” (free navigation). Trung Quốc coi khái niệm “tự do hàng hải” chỉ có hiệu lực đối với các tàu thuyền thương mại còn Mỹ muốn mở rộng khái niệm này để áp dụng cho cả các chiến hạm làm nhiệm vụ tuần tra của mình.

Điều thứ 2, Mỹ củng cố sự hiện diện của nước này trong khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức các hoạt động chung với các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các hành vi của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm có thể được xem như cách nước này chọn đứng về phe nào. Trong đó, phía Trung Quốc nhận định, hành động tập trận trong thời điểm nhạy cảm như trong thời điểm này có thể coi là Mỹ đặt sự ủng hộ vào một bên tranh chấp.

Điều thứ 3, Trung Quốc luôn quả quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền phải được thỏa thuận qua các cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên, Mỹ và các bên còn lại quyết giữ vững lập trường phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế.

Cũng trong bài viết của mình, tác giả Zhang Wenzong cũng tiếp tục lặp lại luận điệu nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines đã xâm chiếm Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) nhưng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì và giành lại cái gọi là "quyền hợp pháp" của mình.

Zhang Wenzong còn cho rằng Mỹ có kế hoạch tập trung mối quan tâm chiến lược tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sử dụng vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" làm lý do để nước này quay trở lại khu vực. Bài viết có đoạn: "Một số nước láng giềng Trung Quốc đã chọn giải pháp đứng về phía Mỹ".

Thực tế, với sức mạnh quân sự ngày một gia tăng, Trung Quốc muốn dùng điều này làm áp lực để hòng độc chiếm biển Đông nhưng sự hiện diện của các nước có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực đã làm Bắc Kinh phải e dè.

Tác giả này cũng cho hay quân đội Trung Quốc đã quyết tâm tăng cường lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách đưa Đô đốc Mike Mullen đến thăm trụ sở chính của lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) ở Bắc Kinh, căn cứ không quân cũng như quân sự ở Quảng Đông và mời Đô đốc tham dự cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang.

Dù tỏ vẻ cởi mở để tăng cường niềm tin nhưng Trung Quốc vẫn giữ thái độ cương quyết với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, thậm chí, phải "tránh xa khu vực biển Đông". Bài viết của ông Zhang Wenzong có đoạn: "Bằng cách kết thúc tuần tra trinh sát, Mỹ sẽ kết thúc được vấn đề với Trung Quốc tận gốc và ngăn chặn bất kỳ khả năng bùng phát xung đột nào giữa hải quân và không quân của hai nước. "Là một quan chức có kinh nghiệm hoạt động hải quân tại Mỹ, Mullen chắc chắn có một sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược hải quân, hải quân và an ninh hàng hải".

Cuối bài viết, tác giả Zhang Wenzong cũng cho hay trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển, sẽ là 1 thảm họa nếu bất kỳ xung đột nào xảy ra giữa 2 nước và sẽ là rất khó để 1 siêu cường như Mỹ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một khi Mỹ nhận ra các hậu quả của cuộc đối đầu chiến lược và chấp nhận giá trị cốt lõi của 2 bên thì sẽ không có lý do cho hai bên để trở thành đối thủ. Nước Mỹ cần thông minh và tỉnh táo để tạo ra mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa 2 bên và quân đội 2 bên có thể nỗ lực để giúp 2 bên giành được "chiến thắng" này.

Trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc đều phải dựa vào nhau để duy trì sự phát triển của hai nước và cả thế giới. Vì thế, việc xung đột giữa hai quốc gia có thể là một thảm họa toàn cầu. "Có thể việc phát triển như vũ bão của Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu, tuy nhiên, khi nước Mỹ nhận ra hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc và tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc thì sẽ không có lý do gì để hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Hai nước cần bình tĩnh và sáng suốt để hai bên cùng có lợi và quân đội hai nước sẽ là lực lượng chủ chốt để đảm bảo điều đó", bài viết của ông Wenzong kết thúc với giọng điệu vừa dụ dỗ lôi kéo Mỹ "hợp tác" ảnh hưởng tới khu vực theo luật chơi của Trung Quốc, lại vừa có ý cảnh cáo nếu Mỹ không hùa theo Bắc Kinh.

[BDV news]


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Tham mưu trưởng liên quân Mỹ thăm Trung Quốc




Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen cùng phái đoàn quan chức cấp cao quân đội Mỹ đã khởi hành đến Trung Quốc từ ngày 9-13/7/2011.


Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là chuyến đi nhằm đáp lại chuyến công du của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Mỹ hồi tháng 5/2011.

Ngoài ra, đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ kể từ năm 2007.

Các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đến Bắc Kinh để hội đàm với các sỹ quan cấp cao và thăm các đơn vị quân đội của Trung Quốc.



Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen và Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức họp báo tại Lầu Năm Góc hồi tháng 5/2011.


Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự Mỹ đến Trung Quốc còn nhằm thúc đẩy cuộc đối thoại an ninh với Trung Quốc, giữa lúc Hải quân Mỹ tiến hành tập trận với Nhật Bản và Australia trên biển Đông, nơi Trung Quốc liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của tàu khu trục Shimakaze của Nhật Bản, tàu khu trục Preble của Mỹ, và tàu hải tuần hoàng gia Australia. Các tàu sẽ thực hiện công tác huấn luyện thông tin liên lạc và các bài tập khác ngoài khơi Brunei.

Chuyến thăm của ông Mike Mullen cũng diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tiến hành diễn tập hải quân chung.

Cả Mỹ và Philippines khẳng định rằng cuộc tập trận đó chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ quân sự giữa hai nước và không liên quan đến những lo ngại của Trung Quốc.

Trước đó Trung Quốc vẫn luôn phản đối các cuộc tập trận của Mỹ tại biển Đông, và cáo buộc các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực này làm tăng thêm sự căng thẳng và nóng lên tình hình tại khu vực trong bối cảnh tranh chấp về lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết.

Mới đây, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Tô Hạo, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quản lý xung đột thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, cuộc tập trận lần này là hình thức phô diễn sự hiện diện quân sự cao độ của Mỹ ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Giáo sư Diệp Hải Lâm thuộc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Học viện Xã hội Trung Quốc đã lên án Mỹ đang tìm cách kích động các nước có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông dấy xung đột trực tiếp với Trung Quốc và điều Mỹ thực sự muốn thấy là tình hình bất ổn trong khu vực để rồi Mỹ sẽ đóng vai trò như nước điều phối và dẫn dắt các cuộc đàm phán.

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc làm 'dịu' tình hình biển Đông?





Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang vào1/7, một tờ báo Hong Kong đưa tin ngày hôm qua.


Thông tin được công bố trong bối cảnh các nước láng giềng đang lo lắng trước những căng thẳng trên biển Đông.

Tờ Thương mại Hong Kong hằng ngày cho biết, các hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra vào dịp lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có thể thay đổi bởi các yếu tố thời tiết.

Trong một báo cáo hồi đầu tháng 6, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đang được trang bị, sửa chữa, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thời gian hoàn thiện.

Tờ báo này cũng tiết lộ tàu sân bay Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/2011 – ngày Quốc khánh Trung Quốc – sau khi công nhân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí, máy móc.



Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Thi Lang - neo đậu tại cảng Đại Liên


Giới quân sự Trung Quốc hy vọng, "tàu sân bay sẽ biểu thị sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang nhắm đến biển Đông, làm dịu những căng thẳng”, nguồn tin cho hay.

Nếu thực sự giới quân sự Trung Quốc nghĩ như vậy thì nhà bình luận người Mỹ Arthur Herman đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: "Trung Quốc đang làm giảm hình ảnh một siêu cường đang nổi và có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt vượt tầm kiểm soát".

Trung Quốc đã giành rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo lại Varyang – một tàu sân bay cũ của Liên Xô được mua lại từ Ukraine năm 1998 – thành một chiếc tàu sân bay mới.

Khi mới mua về, con tàu chỉ là lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, không có vũ khí, các thiết bị quan trọng. Thử nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trước khi đưa con tàu vào hoạt động chính thức.

Chương trình nâng cấp này đã được biết đến rộng rãi trong vài năm qua. Gần đây những hình ảnh công nhân dọn dẹp, làm việc trên con tàu hiện đang neo đậu tại phía Bắc cảng Đại Liên cũng được phát tán rộng rãi.

Trước đây, giới quan chức đã phát biểu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa cho các quốc gia khác mà chỉ nằm trong chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> 'Trung Quốc không bao giờ đối đầu với Mỹ'



Các nhà quân sự Trung Quốc thừa nhận, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) còn thua kém Quân đội Mỹ rất nhiều và không muốn đối đầu.


Tổng tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức phát biểu tại Washington: “Dù khả năng phòng thủ và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, nhưng có thể khẳng định giữa chúng tôi (Trung Quốc) và các bạn (Mỹ) vẫn còn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển các lực lượng vũ trang. Trung Quốc sẽ không bao giờ đối đầu với Mỹ ”.

Theo lời Tướng Trần Bỉnh Đức, Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện với Mỹ và quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, vốn xảy ra hàng loạt vấn đề trong thời gian qua.


Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: China-defense-mashup


Theo kế họạch, chuyến công du của phái đoàn Quân đội Trung Quốc đến Mỹ lần này kéo dài từ ngày 15-22/5, bao gồm 24 người và có thêm 7 tướng lĩnh cao cấp khác.

Trong thời gian qua, mục tiêu duy trì các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã gặp quá nhiều trở ngại. Đã nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã chủ động cắt đứt quan hệ quân sự khi xảy ra những vụ tranh chấp với Mỹ.

Gần đây nhất, hai nước đã “đóng băng” quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự sau khi Tổng thống Barack Obama chấp thuận kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan.

Theo luật pháp của Mỹ, Washington có quyền duy trì an ninh Đài Loan – lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc Trung Quốc.

Về vấn đề này, Tướng Trần Bỉnh Đức chỉ tuyên bố, Mỹ cần tôn trọng các lợi ích quan trọng và sự thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, tại Mỹ, Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ gặp hầu hết các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm: Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Đa số các cuộc gặp đều diễn ra dưới hình thức kín.

Ngoài ra, ông Trần Bỉnh Đức dự kiến còn đi thăm hàng loạt các căn cứ quân sự Mỹ, từ căn cứ hải quân ở Norfolk, Virginia, cho đến căn cứ không quân Nellis tại Nevada. Đặc biệt ông còn được mời phát biểu tại Học viện Quốc phòng Mỹ.

Trước chuyến công du đến Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, chuyến viếng thăm của Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ quân sự song phương và các giới chức sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Ông Abe Denmark, một nhà phân tích an ninh Á châu, từng giữ chức Trưởng phòng Trung Quốc của Lầu Năm Góc nói rằng, đây là một chuyến viếng thăm có tính chất quan trọng. "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng cả hai nước đều muốn "hâm nóng" lại quan hệ trong lĩnh vực quân sự”. Ông Denmark nói.

AP dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho biết, chuyến công du của ông Trần Bỉnh Đức được hy vọng đánh dấu một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang