Những phát ngôn nóng bỏng của các nhà bình luận quân sự TQ trong những tháng gần đây không khỏi khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về việc liệu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải chăng đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong hoạt động hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Sự trở nên quyết liệt hơn, dù khôn ngoan hơn của Trung Quốc, khiến vấn đề ảnh hưởng của quân đội trong Trung Nam Hải càng có ý nghĩa quan trọng hơn giúp tìm hiểu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế có đang phát huy tác dụng. >> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ? Lính TQ. Liệu ảnh hưởng lớn hơn của PLA tại Bắc Kinh có thể được giải thích mà không cần liên hệ tới những lời lẽ gay gắt của giới bình luận hiếu chiến - những người mà chưa rõ thẩm quyền đến đâu - như Dương Nghi và La Viện? Câu trả lời đơn giản là có và bằng chứng đang cho thấy rõ thực tế này. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về vai trò của PLA vẫn. Thứ nhất, ở vào thời điểm khi các phe phái chính trị ít kết dính và liên hệ với nhau hơn trước đó, cần phải lưu ý rằng PLA chỉ kiểm soát hơn 20% Hội đồng Trung ương - một cơ quan trên danh nghĩa lựa chọn ra Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội. Tuy nhiên, mặc dù PLA không phải là người lập "hoàng đế", nhưng lực lượng này có thể phủ quyết các lựa chọn cho các vị trí cấp cao tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu năm nay. Điều đó có tiềm năng đặt quân đội Trung Quốc ở vào thế có thể đòi hỏi nhượng bộ, tập hợp các cam kết, và khuyến khích những người có tham vọng chính trị hơn ủng hộ các ưu tiên của PLA. Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng nên lưu ý không dấn sâu những thông tin này - ít nhất là khi chưa có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn về các phe phái trong PLA được xuất bản đã cách đây gần 20 năm và chúng ta không rõ sự thống nhất của PLA trong Ủy ban trung ương với tư cách là một khối thống nhất ra sao. Hơn nữa, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ chính trị và không có đại diện trong Ủy ban thường vụ quốc hội, do đó vai trò của quân đội trong công tác chính trị có thể chỉ mang tính gián tiếp chứ không nhất thiết là thường trực. Thứ hai, như David Finkelstein của CNA Corporation ghi nhận hồi năm ngoái, PLA cũng có thể trình lên giới lãnh đạo các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995/1996, PLA phải chấp nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng PLA không có nhiều vai trò trong vấn đề Đài Loan hay trước các lực lượng Mỹ triển khai tới khu vực. Điều này không còn đúng trong thời điểm hiện nay. Dù là việc sơ tán công dân tq khỏi Libya, hay hoạt động tuần tra chống cượp biển tại vịnh Eden hay khả năng áp đặt (chứ chưa phải giành được) Đài Loan, PLA đã chứng tỏ rằng mình có vị trí để đưa ra khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Những người có thể đề xuất lựa chọn và giải pháp gần như luôn chiến thắng trên bàn hoạch định chính sách trước những người chỉ nêu ra những trở ngại. Thứ ba, PLA đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn trong vai trò của một lực lượng chiến đấu với nhiều năng lực hơn ở cả trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trị. Theo đuổi hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đang cố gắng phá vỡ các giới hạn hoạt động trong các lĩnh vực này. Việc tập chung hơn vào các chiến dịch chính xác cao hơn trong những lĩnh vực chât chội này sẽ cho phép PLA chiến đấu theo phương thức căn bản khác biệt. Lục quân PLA đang trong quá chính chuyển đổi lớn cả về học thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là việc hiểu được PLA có thể làm được những gì còn khó khăn hơn khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay khi tq gửi quân tình nguyện tới Triều Tiên vào năm 1950. Thứ tư, giới lãnh đạo chính trị hiện nay gần như không có kinh nghiệp trực tiếp với các vấn đề chính trị và phải hoàn toàn dựa vào PLA về chuyên môn quân sự hay ở một mức độ nào đó là chính trị quân sự. Không giống như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người được cho là sắp kế nhiệm, Đặng Tiểu Bình, không có trải nghiệm trực tiếp với việc sử dụng lực lượng quân đội để đạt được các mục đích chính trị và có lẽ sẽ phải dựa vào người khác về chuyên môn quân sự. Điều đó có nghĩa là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình phải phụ thuộc rất lớn do thiếu kinh nghiệm về các vấn đề quân sự để đưa ra những đánh giá cho những hành động phù hợp. Họ có biết vấn đề nào đang được đặt ra? PLA có có trình bầy lên một văn bản hợp lý? Hay phản ứng của PLA và Hội đồng Quân sự trung ương trước các yêu cầu về thông tin ra sao? Cũng chưa rõ liệu Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình có tìm thấy những hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết. Trong số những nghiên cứu về vấn đề quân sự trong Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia hay kho sách Trung Quốc, các tác giả PLA vẫn chiếm tuyệt đại đa số các nghiên cứu chiến lược. Ngược lại với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một ngành phân tích quốc phòng dân sự phát triển. Đơn cử, nếu Nhá Trắng muốn một đánh giá khác với của Lầu năm góc, họ có thể tìm tới bất kỳ trong số rất nhiều các viện nghiên cứu và nhóm chuyên gia - như Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, và Trung tâm An ninh Mỹ mới, đó là chưa kể tới các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoạt động bằng ngân sách liên bang - để thu thập các phân tích quân sự được thực hiện rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu Trung Nam Hải muốn "rung cây", không rõ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tìm thấy những đánh giá độc lập với PLA ở đâu. Điều này mang đến một sức mạnh rất lớn cho PLA - ngay cả khi không hề chủ định - khiến họ có tể che giấu những gì họ đang làm trên thực tế và ảnh hưởng toàn diện của những hành động đó ra sao nếu không thâm nhập giám sát. Các nhà quan sát thường chỉ vào vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2007 như một dấu hiệu cho thấy quá trình hoạch định chính sách của tq thiếu sự phối hợp. Một số cho rằng giới lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin - hay không nắm thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu PLA chỉ trình Hồ Cẩm Đào một sổ ghi nhớ đề nghị "Chúng tôi có thể tiếp tục với kế hoạch thử nghiệm chương trình X thí điểm hay không?" Các quan chức có thể che giấu thông tin quan trọng trừ khi có ai đó nhiều thời gian và công sức tìm hiểu ý nghĩa đẩy đủ của nó. Và ở thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào là cá nhân dân sự duy nhất có thẩm quyền trên PLA. Ảnh hưởng của PLA đang lớn dần lên vì một số nguyên nhân. Chưa kể đến những cá nhân liên quan, PLA đang ở vào vị thế rất tốt để đòi hỏi lợi ích và quan điểm của mình trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu một tiếng nói chung của tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia - chứ không chỉ lợi ích vật chất của PLA và phương thức bảo vệ lợi ích - và liệu tiếng nói đó có thống nhất trong những giới quân sự khác nhau hay không. Ngay cả khi PLA có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì PLA nói ra cũng rất không rõ ràng. Đối phó với những thách thức về hiện đại hóa nhiều khả năng vẫn khiến PLA tập trung hơn vào nội bộ và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy PLA đã có những nỗ lực quyết tâm để tự đánh giá. Hội đồng quân sự trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào dẫn dầu đã thông qua bản đánh giá quan trọng nhất, được biết đến là "Hai không tương xứng", - năng lực PLA không tương xứng với việc giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trong điều kiện thông tin hiện nay và không tương xứng với việc hoàn thành các sứ mệnh lịch sử của PLA. Điều đó nghe có vẻ không mang tính hiếu chiến nhưng, liên tục khiến giới lãnh đạo phải hành động. Mối quan ngại thực sự là liệu các nhà lãnh đạo dân sự có trải nghiệm tri thức hay khả năng dựa vào những tri thức quân sự ngoài PLA để quản lý vai trò và ảnh hưởng ngày một lớn của PLA. Vấn đề này ở mức độ nào đó các nhà hoạch định dân sự của Trung quốc, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, có hiểu đầy đủ được năng lực và hạn chế của PLA hay không và những lựa chọn được cơ quan này đưa ra - và cách hiểu của họ ảnh hưởng ra sao tới quyết định chiến tranh và hòa bình. (Nguồn :: The Diplomat) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
>> 'Trung Quốc không bao giờ đối đầu với Mỹ'
Các nhà quân sự Trung Quốc thừa nhận, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) còn thua kém Quân đội Mỹ rất nhiều và không muốn đối đầu. Tổng tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức phát biểu tại Washington: “Dù khả năng phòng thủ và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, nhưng có thể khẳng định giữa chúng tôi (Trung Quốc) và các bạn (Mỹ) vẫn còn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển các lực lượng vũ trang. Trung Quốc sẽ không bao giờ đối đầu với Mỹ ”. Theo lời Tướng Trần Bỉnh Đức, Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện với Mỹ và quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, vốn xảy ra hàng loạt vấn đề trong thời gian qua. Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: China-defense-mashup Theo kế họạch, chuyến công du của phái đoàn Quân đội Trung Quốc đến Mỹ lần này kéo dài từ ngày 15-22/5, bao gồm 24 người và có thêm 7 tướng lĩnh cao cấp khác. Trong thời gian qua, mục tiêu duy trì các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã gặp quá nhiều trở ngại. Đã nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã chủ động cắt đứt quan hệ quân sự khi xảy ra những vụ tranh chấp với Mỹ. Gần đây nhất, hai nước đã “đóng băng” quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự sau khi Tổng thống Barack Obama chấp thuận kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan. Theo luật pháp của Mỹ, Washington có quyền duy trì an ninh Đài Loan – lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc Trung Quốc. Về vấn đề này, Tướng Trần Bỉnh Đức chỉ tuyên bố, Mỹ cần tôn trọng các lợi ích quan trọng và sự thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc. Theo kế hoạch, tại Mỹ, Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ gặp hầu hết các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm: Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Đa số các cuộc gặp đều diễn ra dưới hình thức kín. Ngoài ra, ông Trần Bỉnh Đức dự kiến còn đi thăm hàng loạt các căn cứ quân sự Mỹ, từ căn cứ hải quân ở Norfolk, Virginia, cho đến căn cứ không quân Nellis tại Nevada. Đặc biệt ông còn được mời phát biểu tại Học viện Quốc phòng Mỹ. Trước chuyến công du đến Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, chuyến viếng thăm của Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ quân sự song phương và các giới chức sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Ông Abe Denmark, một nhà phân tích an ninh Á châu, từng giữ chức Trưởng phòng Trung Quốc của Lầu Năm Góc nói rằng, đây là một chuyến viếng thăm có tính chất quan trọng. "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng cả hai nước đều muốn "hâm nóng" lại quan hệ trong lĩnh vực quân sự”. Ông Denmark nói. AP dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho biết, chuyến công du của ông Trần Bỉnh Đức được hy vọng đánh dấu một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. [BDV news] |
Nhãn:
Đài Loan,
Hillary Clinton,
Học viện Quốc phòng Mỹ,
Quân đội Mỹ,
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa,
Quân sự Trung Quốc,
Tướng Trần Bỉnh Đức,
Washington DC
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011
>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'
Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.
Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc. Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine. Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby) Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”. Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”. J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada. Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương. Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương. J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST. Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái... Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga. Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012. Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo. Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng. Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10. Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng. Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.
[BDV news]
|
Nhãn:
cảng Đại Liên,
Hải quân Trung Quốc,
Hạm đội Biển Đông,
J-15,
PLAN,
Quân đội Trung Quốc,
Quân sự Trung Quốc,
Su-33,
Tàu sân bay Varyag,
Thời báo Hoàn Cầu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)