Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình. Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến. Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt. Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự. Sea Shadow xuất cảng. Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân. Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh. Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm. Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow. Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm. Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo. Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'
Nhãn:
Bí mật quân sự,
Công nghệ tàng hình,
Công ty Lockheed Martin,
Hải quân Liên Xô,
Hải quân Mỹ,
Lầu Năm Góc,
tàng hình,
Tàu Sea Shadow,
Tomorrow never dies
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á
Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.
Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore. Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B. Tàu hộ tống Nakhoda Ragam Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh. Hộ tống hạm Nakhoda Ragam. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk. Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2) Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng. Khinh hạm Giang Hồ-III. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C. Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ. Khinh hạm Gepard 3.9 Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ. Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone. Khinh hạm Gepard 3.9. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31. Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ. Tàu khu trục lớp Leiku Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia. Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước. Chiến hạm hiện đại lớp Leiku. Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300. Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý. |
Nhãn:
biển đông,
Brunei,
chiến hạm,
đông nam á,
Gepard-3.9,
Hải quân Malaysia,
Hải quân Singapore,
Hải quân Việt Nam,
Khu trục hạm,
Lekiu,
tàng hình,
Thái Lan,
viet nam
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
>> Tàu đã về
Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.
Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên. Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng. Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới. Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006. Gepard-3.9 ở Kronshtadt Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic. Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic. Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý. Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí. |
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Pháp sắp hạ thủy siêu khinh hạm tàng hình mới
Tập đoàn đóng tàu DNCS của Pháp đang tiến hành tích hợp hệ thống và thử nghiệm khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới.
Khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới chuẩn bị hạ thủy. Vincent Martinot-Lagarde, giám đốc chương trình tàu khu trục đa năng FREMM cho biết: “Từ bây giờ, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tập trung chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên vào mùa xuân tới”. Radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles. Thiết kế tuyệt đối “tàng hình” Cấu hình khí động học của tàu được tối ưu hóa các góc cạnh, nâng cao khả năng tàng hình trước sự theo dõi, quan sát của radar của đối phương. Pháo chính Otobreda 76 mm của tàu, được thiết kế thấp hơn so với pháo hạm thông thường, hình dáng tháp pháo cũng được thiết kế nhằm giảm khả năng bị radar phát hiện. Toàn bộ hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa đối không đều được đưa vào bên trong boong tàu, để tránh bị phát hiện bởi radar hoặc các thiết bị theo dõi hồng ngoại. Khi tác chiến, hai cánh cửa hai bên mạn tàu sẽ mở ra để phóng tên lửa chống hạm, khi bình thường hai cánh cửa sẽ đóng lại để che chắn vũ khí. Thân tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ Radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác cũng được bố trí bên trong các mái che để giảm khả năng bị phát hiện. Các hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles, phiên bản mới nhất của tập đoàn Thales, cung cấp khả năng giám sát tầm xa, phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn trên biển, tầm hoạt động 250km. Hệ thống còn tích hợp với hệ thống tên lửa đối không MBDA Aster-15/30. Ngoài ra, tàu được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 tầm bắn 180km. Tổ hợp 32 ống phóng thẳng đứng SYLVER A50 với tên lửa đối không MBDA Aster-30 tầm bắn tối đa tới 100km, tầm cao tối đa là 20km. Thậm chí, hệ thống này có khả năng tham gia phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung. Mô hình khinh hạm FREMM thế hệ mới. Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc. Dự kiến, Pháp sẽ trang bị cho hải quân 10 tàu kinh hạm FREMM, dự kiến chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2012, ngoài ra còn có một số tàu khác được đóng để xuất khẩu cho Moroco Thông số cơ bản: Dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 108 người. |
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Chiến hạm tàng hình lớp Type 022 Houbei của Trung Quốc
Trước những ưu thế vượt trội của thế hệ tàu lớp Houbei (Type 022), từ 2007, hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chương trình phát triển loại tàu này, coi đây là một trong những mục tiêu hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.
Tàu Type 022 (2211) (Sinodefence) Chiếc Type 022 đầu tiên với số hiệu 2208 (ghi trên thân tàu) được đóng và hạ thủy tại xưởng đóng tàu Quixin ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành các hoạt động chạy thử, tàu này được đưa vào biên chế hải quân năm 2005. Các tàu tiếp theo được đóng gồm (2209, 2210 và 2211), nâng tổng số tàu Type 022 lên 4 chiếc vào năm 2005. Theo chương trình, các tàu này sẽ dần thay thế cho các tốc hạm tấn công tên lửa Type 021 (lớp Huangfeng). Type 022 (2208) (Sinodefence) Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 8 tên lửa chống hạm C-801/802/803. C-801 (YJ-8) được coi là “Exocet của Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp; C-802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ turbine phản lực nên tầm bắn xa hơn, đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ turbine siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo (sau này, động cơ này đã được chế tạo tại Trung Quốc). Tàu cũng được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Hongniao. Tên lửa này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ turbine quạt, tầm bắn 600-3000 km, tốc độ 0,7-0,8M và có trọng lượng từ 1,6-2,5 tấn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa phòng không vác vai QW; 1 pháo hạm AO-18 30 mm, hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 được đặt ở phía trước. Type 022 thực hành phóng tên lửa (Chinamil) Tàu được trang bị 1 hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa Type 362; hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang-điện tử HEOS 300. Trong giai đoạn 2006-2007, hải quân Trung Quốc đã tập trung nguồn lực và đầu tư một khoản tài chính khá lớn để phát triển dự án đóng các tàu này, nâng tổng số lên 40 chiếc vào cuối năm 2007, sau khi hải quân nước này nhận thấy khả năng tác chiến cao của 022. Tính đến nay, hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 60 chiến hạm loại này. Theo kế hoạch đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để nâng tổng số các tàu này lên khoảng 80 chiếc, nhằm đáp ứng cho tham vọng vươn xa hơn trên biển trong thế kỷ 21. Các tàu Type 022 triển khai đội hình chiến đấu trên biển (Chinamil) Type 022 là một trong những chương trình trọng điểm hiện đại hóa hải quân Trung Quốc nhằm trang bị các tàu Type 022 cho 3 hạm đội của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ ưu tiên bố trí một số lượng lớn các tàu Type 022 cho hạm đội Nam Hải, khu vực được Trung Quốc coi là trọng tâm chiến lược trong thế kỷ 21.
)
|
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
>> Radar Triều Tiên 'bắt bài' máy bay tàng hình Mỹ
>> Triều Tiên triển khai tàu ngầm quái dịSau khi xảy ra vụ việc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bố trí các loại máy bay tàng hình tại khu vực này nhằm đối phó với Triều Tiên. |
Nhãn:
Bắc Hàn,
máy bay,
Mỹ,
tàng hình,
Triều Tiên
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)