Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Iran - Israel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Iran - Israel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iran - Israel. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Tiềm lực quân sự của Iran


Khám phá tiềm lực quân sự của nước cộng hòa hồi giáo Iran qua ảnh :

Thống kê quân sự:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đạn đạo Fajr-3 MIRV hiện đại nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công đa mục tiêu do nước này phát triển và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự thiết kế, có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại tên lửa cơ động nhưng lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra'ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa tự hành đất đối không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một động thái khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu Saegheh (bên phải) do Iran tự thiết kế, thử nghiệm và cải tiến, trình làng ngày 6/9/2006. Loại máy bay cường kích này được cho là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Saegheh có buồng lái nhỏ hẹp chỉ dành cho một phi công, nhưng có khả năng vừa bắn tên lửa không đối đất vừa ném bom. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí hiện đại. Ảnh: Shiachat.
http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng chiến đấu Cobra của Iran đang phóng tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Iran tại vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, chuyên chống tàu chiến và tàu ngầm đối phương ở vùng nước nông. Đây cũng là một trong những thế hệ tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran tự thiết kế và chế tạo. Cho đến nay, thông số kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí của loại tàu ngầm cơ động này vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các chiến hạm và trực thăng chiến đấu của hải quân Iran trong một cuộc tập trận quy mô trên vùng Vịnh. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến hiện đại chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của hải quân Iran trong một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Xinhua.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiến hạm lớp Thondor có thiết kế mang tính tiêu chuẩn đối với các tàu mang tên lửa trên toàn thế giới. Hiện Iran có 10 chiếc tàu loại này phục vụ trong hải quân, trên đó được trang bị 4 quả tên lửa C-802, hai súng phòng không 33 li và hai súng phòng không 23 li. Ảnh: Abovetopsecret.

http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Safir-74 của Iran được nâng cấp từ phiên bản T-72 do Nga chế tạo. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho "cỗ máy chiến tranh" này một tấm áo giáp làm bằng những tấm kim loại hình chữ nhật, có khả năng chống lại đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng của Iran. Đây cũng là nơi Iran tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa những chiếc xe tăng nhập từ nước ngoài, nhằm đạt được khả năng tác chiến vượt trội so với đối phương. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Tehran. Ảnh: AP.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh đặc trưng của bộ binh Iran: Được vận chuyển tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó chia lẻ hai người mang theo tên lửa vác vai đi một chiếc xe máy địa hình để cơ động tác chiến. Ảnh: AFP.

>> Israel có tấn công Iran?



Những lời thẳng thừng về biện pháp quân sự với Iran đã được Israel đưa ra, và đáp lại là các tuyên bố không kém cứng rắn từ Tehran. Một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt năng lực hạt nhân của Iran liệu có xảy ra không và hậu quả thế nào?


http://nghiadx.blogspot.com
Các máy bay chiến đấu của Israel. Ảnh: Asbarez


Hôm 8/11, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra một báo cáo cùng với phụ chương 13 trang nghi ngờ Tehran đang tiến hành nghiên cứu trên mọi phương diện để sản xuất vũ khí hạt nhân, kể cả gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Điều này đó có nghĩa là những chiến dịch phá hoại của Israel nhằm làm tê liệt các cơ sở làm giầu nhiên liệu hạt nhân mà Israel dựa vào để thay thế cho các cuộc tấn công quân sự đã thất bại, không đem lại kết quả như mong muốn và Israel không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công quân sự trực tiếp nếu muốn phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tình hình hiện nay cũng làm người ta nhớ lại sự kiện tháng 1/2008 khi Israel thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa, sau khi lớn tiếng cảnh báo rằng “mọi lựa chọn” đều bỏ ngỏ trên bàn nhằm chống lại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hiện có các thông tin cho rằng Israel đang phát triển loại tên lửa đất đối đất Jericho-3 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân, đạn hóa học hay sinh học và có tầm bắn xa đến 4.500 km. Israel cũng là nước duy nhất ở Trung Đông có lực lượng hạt nhân không tuyên bố với kho vũ khí khoảng 200 đầu đạn. Tờ Newsweek của Mỹ tháng 9 vừa qua đưa tin Mỹ đã bán cho Israel 55 quả bom phá công sự ngầm.

Israel cũng chế tạo ra một loại bom 500 kg để công phá các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất. Những quả bom này có thể sẽ được dùng để tấn công các cơ sở hạt nhân được bảo vệ cẩn thận ở Iran.

Về năng lực tấn công, Israel thiếu các máy bay ném bom tầm xa. Tuy nhiên các chiến đấu cơ F-15 hay F-16 do Mỹ chế tạo cũng có thể là công cụ để Tel Aviv sử dụng nếu tấn công các mục tiêu ở phía tây Iran, và thậm chí sâu hơn nữa trong đất liền, nếu sử dụng tiếp liệu trên không.

Israel cũng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Jericho với đầu đạn thông thường, theo nghiên cứu của một nhóm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế của Mỹ năm 2009. Họ đã xây dựng một kịch bản có thể nếu việc tấn công Iran xảy ra, để đo lường tình thế và hệ quả.

Các tàu ngầm Dolphin của Israel được cho là có đủ khả năng mang các tên lửa đa mục tiêu với đầu đạn thông thường và hạt nhân. Tel Aviv có thể đưa các tàu này qua kênh đào Suez của Ai Cập, như từng làm khi căng thẳng xảy ra năm 2009 - để đến được vịnh Persian. Một khả năng nữa là các đội biệt kích tinh nhuệ của Israel có thể được triển khai đến các mục tiêu cụ thể để tiến hành các cuộc tấn công bí mật và bất ngờ. Các phi cơ không người lái tầm xa sẽ hỗ trợ về trình sát và thậm chí cả oanh kích.

Israel cũng có thể đang phát triển "chiến tranh mạng" và sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với các gián điệp để tiến hành chiến dịch lật đổ phá hoại.

Câu hỏi bây giờ là liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công quân sự hay không?

Và nếu câu trả lời là có, thì câu hỏi tiếp theo là khi nào? Những câu hỏi như vậy đang được giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tranh luận. Điều chắc chắn là bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Israel cũng mang tính đơn phương bởi vì các nước phương Tây, kể cả Mỹ, hiện không sẵn sàng ủng hộ bất cứ một cuộc mạo hiểm quân sự nào vào lúc này. Lập trường chung lúc này là: các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt Iran cần được ưu tiên để buộc Iran "hiểu chuyện" và từ bỏ các kế hoạch làm giàu nguyên liệu hạt nhân ở mức có thể chế tạo vũ khí.

Tại Tel Aviv, giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tin rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp chống lại Iran đã chín muồi. Nếu Israel không hành động trước cuối tháng 11 thì thời tiết mùa đông đang ập đến và các đám mây dầy đặc bao phủ khu vực có thể sẽ làm cho các cuộc tấn công bằng tên lửa bị thiếu chính xác.

Áp lực ngoại giao và chính trị từ Mỹ và các nước phương Tây khác cũng ít có khả năng có tác động đến quyết sách của Israel. Lý do là quyết định của Israel chủ yếu chịu tác động bởi những đánh giá của giới quân sự và tình báo về khả năng thắng lợi của một chiến dịch chớp nhoáng.

Một thắng lợi đối với Israel có nghĩa là phải phá hủy được các cơ sở làm giàu hạt nhân và thắng lợi trong việc triệt tiêu khả năng trả đũa bằng chiến tranh của Iran thông qua một đòn phủ đầu. Tháng 6/1981 khi máy bay Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân Osirak đang được xây dựng của Iraq thì nguy cơ trả đũa của Iraq không đóng một vai trò đáng ngại, bởi Iraq không có khả năng tiến hành một cuộc tiến công trả đũa đối với Israel.

Iran ngày nay khác Iraq năm 1981. Iran có một khả năng đánh trả mạnh mẽ bằng các tên lửa tầm xa của mình. Vì lực lượng không quân của Iran tương đối yếu do nhiều máy bay không hoạt động được vì bị trừng phạt nên rất có thể Iran sẽ chủ yếu dựa vào lực lượng tên lửa trong trường hợp phải trả đũa Israel. Cho nên lực lượng của Israel phải hoặc là triệt tiêu khả năng đánh trả trước khi tấn công các cơ sở hạt nhân hoặc phải tiến hành hai chiến dịch cùng một lúc.

Nếu Israel thành công trong việc phát hủy các cơ sở hạt nhân và triệt tiêu được khả năng trả đũa của Iran, thì Tehran chỉ còn hai lựa chọn: (i) phong tỏa Eo biển Hormuz để gây tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường vận chuyển dầu hay (ii) tiến hành một chiến dịch phá hoại lâu dài chống lại phương Tây mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu lửa.

Phong tỏa Eo biển Hormuz sẽ ảnh hưởng không những đến nền kinh tế thế giới mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của Iran vào lúc mà họ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do bị trừng phạt. Khả năng thành công trong một chiến dịch phá hoại lâu dài cũng không chắc chắn vì Iran không chắc sẽ giành được sự ủng hộ của cộng đồng Ảrập, vì họ lo ngại cả Israel và chương trình hạt nhân của Iran. Chắc chắn họ sẽ lên án cuộc tấn công quân sự của Israel, nhưng không làm gì hơn để ủng hộ Iran.

Các nước cân nhắc lợi hại

Mỹ là nước tiên phong muốn “thay đổi chế độ” ở Iran với lý do nước này tiến hành chương trình hạt nhân bị nghi ngờ là nhằm phát triển vũ khí. Hiện nay quân đội Mỹ đang ở vị trí thuận lợi, dễ dàng huy động, triển khai từ ba mặt là hạm đội Mỹ ở Vùng Vịnh, quân đội Mỹ ở Iraq và từ Afghanistan. Tuy nhiên, nếu trước đây, vì một vài lý do Mỹ không thể tấn công Iran thì hiện giờ Mỹ lại càng không thể.

Một cuộc tấn công đơn phương của Israel chắc chắn sẽ hủy hoại quan hệ Mỹ-Israel vì một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ đảo lộn chiến lược của Mỹ ở khu vực, đe dọa trực tiếp đến triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ do giá dầu tăng và khả năng tái cử của Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và trực tiếp đe dọa tính mạng lính Mỹ.

Bất chấp tuyên bố rút gần như toàn bộ quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, hiện quân đội Mỹ vẫn còn rất đông ở hai quốc gia này. Do đó, bất cứ một hành động đơn phương nào nhằm tấn công Iran đều có thể đặt sinh mạng của lính Mỹ ở cả Iraq lẫn Afghanistan vào vòng nguy hiểm do nguy cơ bị người Iran trả đũa.

Rõ ràng hành động đơn phương chống lại Iran mà không có sự đồng thuận của Mỹ sẽ hủy hoại các lợi ích của đồng minh quan trọng nhất của Israel. Giới chức Tel Aviv luôn nhận thức đầy đủ về vấn đề này.

Tại Washington, Lầu Năm Góc cho biết lập trường của Mỹ vẫn là tiếp tục tập trung vào việc sử dụng các đòn bẩy ngoại giao và kinh tế để gây áp lực với Iran.

Nga và Trung Quốc đều có lập trường chính thức phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng họ ủng hộ “chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình” của Iran. Cả hai đều có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Iran. Trong khi Nga giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr và có chương trình bán vũ khí cho Iran thì Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí ở Iran. Dầu nhập khẩu từ Iran chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong tổng nhập nhiên liệu của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của trang tin kinh tế ETCN, mức tăng dầu nhập từ Iran so cùng kỳ lên đến 50%, đưa Iran trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba về dầu lửa cho Trung Quốc.

Bắc Kinh và Moscow được dự đoán sẵn sàng phản đối bất kỳ nghị quyết mới nào tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm tăng thêm biện pháp trừng phạt Iran. Moscow đang kêu gọi một quá trình từng phần để giảm bớt những biện pháp hiện tại nhằm đánh đổi các hành động của Iran để giải tỏa những quan ngại của quốc tế đối với chương trình hạt nhân mà Teheran nói là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.

Chính phủ Đức cũng gợi ý rằng cuộc tranh chấp cần được giải quyết thông qua sức ép ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nói hôm đầu tuần này rằng ngoại giao "tiếp tục là biện pháp chủ yếu để đạt tiến bộ trong việc giải quyết mối đe dọa này đối với hòa bình và an ninh của khu vực và quốc tế.”

Phản ánh mối lo ngại của khu vực đối với khả năng Israel tiến hành tấn công quân sự Iran, một quan chức của chính phủ Kuwait nói nước Vùng Vịnh này sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp để tấn công bất kỳ nước láng giềng nào. Năm 2003 Kuwait được sử dụng làm căn cứ cho cuộc xâm lược Iraq do Mỹ khởi xướng. Tin tức từ Trung Đông cho biết, Saudi Arabia có thể sẽ xem xét đến việc cho phép máy bay của Iran được tiếp dầu trong trường hợp Iran tiến hành trả đũa Israel.

Một kịch bản như Iraq năm 1981 không dễ lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Với những lời lẽ cứng rắn từ ban lãnh đạo Iran, có thể dự đoán rằng một vụ tấn công vào Iran sẽ không khác nào sẽ châm ngòi một thùng thuốc súng lan khắp khu vực, bởi Tehran có quyết tâm và phương tiện để trả đũa.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

>> Rộ thông tin Iran sắp bị tấn công



Anh đang lên một kế hoạch khẩn cấp để tấn công quân sự chống Iran trong bối cảnh căng thăng tăng cao tại Trung Đông. Cùng lúc, Israel đẩy mạnh thử tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt Iran.


Bộ Quốc phòng Anh hôm 2/11 cho biết, đang cân nhắc có thể đóng góp như thế nào cho các chiến dịch vũ trang nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền cứng rắn đang nắm quyền tại Tehran.

http://nghiadx.blogspot.com


Sự chú ý của chính phủ Anh đã tập trung vào Iran sau khi cuộc xung đột ở Libya kết thúc. Các quan chức cấp cao Anh lo ngại về lập trường hiếu chiến của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khi mà nước này ngày càng tiến gần tới phát triển một một quả bom hạt nhân cũng như mối liên quan giữa Tehran với 3 âm mưu ám sát ở nước ngoài.

Hiện, tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với những đe dọa của các chính trị gia Israel cấp cao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang tranh luận công khai về một cuộc tấn công phủ đầu chống quốc gia Hồi giáo Iran. Ông Netanyahu đang tìm kiếm sự ủng hộ của nội các cho cuộc tấn công Iran.

Hôm 2/11, Tel Aviv đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể đánh trúng Iran.

Anh có nhiều khả năng sẽ đồng ý với bất kỳ một đề nghị nào của Mỹ về việc trợ giúp tấn công quân sự dù lực lượng vũ trang nước này đang bị dàn trải vì cắt giảm mạnh ngân sách cũng như vì các cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.

Một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã được giao nhiệm vụ cân nhắc các khả năng trong trường hợp tấn công Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe chống mìn mà Mỹ có thể triển khai trong trường hợp tấn công Iran


Các nhà hoạch định chiến tranh sẽ cân nhắc các khả năng triển khai tàu của hải quân hoàng gia và tàu ngầm có gắn tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu RAF được vũ trang bằng bom và tên lửa định hướng Brimstone, Paveway IV, máy bay do thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới khu vực.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói: "Chính phủ Anh tin rằng một chiến lược hai hướng gồm gây sức ép và tham gia là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran và để tránh xung đột trong khu vực. Chúng tôi muốn có một giải pháp thương thuyết song mọi khả năng đều được đặt lên bàn".

Iran đang ngày càng trở thành tâm điểm lo ngại ngoại giao sau cuộc chiến ở Libya. Một quan chức chính phủ Anh nói, Iran hiếu chiến hơn và Anh không dám chắc về lý do của việc này.

Tình báo phương tây cho biết, Iran đang che giấu các vật liệu cần thiết trong các boongke vững chắc mà các tên lửa thông thường không thể chạm tới, để tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân bí mật

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng không có ý định tấn công Iran trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Tuy nhiên, Mỹ có thể bị sức ép từ Israel nếu chương trình hạt nhân của Iran không minh bạch.

Iran được cho là đã thu thập đủ uranium giàu để chế tạo được 4 vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran khẳng định chương trình hạt nhân nước này chỉ nhằm mục đích năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trong tháng này sẽ đưa ra báo cáo mới nhất về Iran.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang