Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiềm lực quân sự

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiềm lực quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiềm lực quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

>> Tiềm lực quân đội Syria

Syria đang đứng trước nguy cơ của một cuộc xâm lược từ nước ngoài, Quân đội Tổng thống Assad có trong tay những vũ khí nào để hóa giải cuộc tấn công này?

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


Tình hình tại Syria đang diễn biến theo chiều hướng rất phức tạp, chính quyền Tổng thống Assad đang đứng trước hai mối hiểm họa lớn, lực lượng nỗi dậy đang gia tăng các hoạt động chống phá chính quyền, quan trọng hơn cả, NATO và trực tiếp là Thổ Nhĩ Kỳ đang "lăm le" thực hiện một cuộc tấn công xâm lược vào Syria nhằm lật đổ chính quyền.

Damascus đang rơi vào tình cảnh "thù trong giặc ngoài" liệu Syria có trở thành Libya thứ 2? Tổng thống Assad đang có trong tay những công cụ quyền lực nào để hóa giải các cuộc nỗi dậy trong nước và nguy cơ xâm lược từ Ankara?

Sức mạnh quân đội Syria

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS có trụ sở tại Washington, Mỹ, Quân đội Syria có tổng số khoảng 646.000 quân.

Đa số binh lính trong quân đội là người Alawites, chiếm 70% trong tổng số binh lính chuyên nghiệp khoảng 200.000 người, thuộc dòng tộc của Tổng thống Bashar al-Assad. Tổng thống cũng chính là Tổng tư lệnh của quân đội.

- Lục quân

Lục quân của quân đội Syria có tổng cộng 3 quân khu, 11 sư đoàn bộ binh , trong đó có 4 sư đoàn bộ binh cơ giới chỉ dành riêng cho người Alawites. 8 sư đoàn thiết giáp, 3 trung đoàn lính dù đặc nhiệm, 11 trung đoàn đặc nhiệm độc lập, 2 lữ đoàn pháo binh độc lập, 2 lữ đoàn chống tăng độc lập.

Tất cả đều được tuyển chọn từ những người ưu tú nhất thuộc bộ tộc Alawites của Tổng thống Assad.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Syria sở hữu trong tay lực lượng tăng thiết giáp cực kỳ hùng hậu.

Lực lượng tăng thiết giáp Syria có khoảng 10.885 xe chiến đấu bọc thép các loại, trong đó có 4.950 xe tăng chủ lực, gồm 1700 chiếc T-72 và T-72M, 1.000 chiếc T-62M/K, 2.150 chiếc T-55 và T-55MV, 100 chiếc tăng lội nước PT-76, 1.000 chiếc xe chiến đấu bộ binh BDRM2 có trang bị tên lửa chống tăng, 2.600 chiếc BMP-1, 350 chiếc BMP-2, 1.860 chiếc BTR-40/50/60/152.

Lực lượng pháo binh Syria có khoảng 3.140 khẩu pháo kéo xe và pháo tự hành các loại từ 85-180mm, trong đó có các loại đáng chú ý sau, M-46 130mm (800 khẩu), D-30 122mm (600 khẩu), D-74 122mm (400 khẩu), pháo phản lực phóng loạt có nguồn gốc từ Trung Quốc và Liên Xô (500 dàn), cùng với đó là một số lượng không rõ các loại rocket bắn loạt sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Iran. Cần lưu ý là các hợp đồng mua bán từ Iran và Triều Tiên không nằm trong báo cáo hàng năm của CSIS.

Đặc biệt, Quân đội Syria đang nắm trong tay một số lượng đáng kể tên lửa đạn đạo chiến thuật gồm tên lửa Scud C/D tầm bắn từ 500-700km với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Triều Tiên.

Lực lượng này tuy không tạo ra nhiều lợi thế chiến thuật, nhưng cũng sẽ là một thách thức không nhỏ một khi quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad bị đe dọa.

- Phòng không không quân

Lực lượng phòng không không quân Syria được trang bị rất mạnh, có thể nói là hàng đầu khu vực.

Không quân Syria được biên chế thành 7 phi đội tấn công được trang bị các máy bay tiêm kích hiện đại MiG-29.

Theo báo cáo của Tạp chí quân sự Jane's Defence, Syria có khoảng 60 chiếc MiG-29 trong đó có một số đã nâng cấp lên chuẩn Mig-29SMT.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mig-29 có thể không phải là một đối thủ quá lớn trên bầu trời, nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Ngoài ra, phải kể tới 20 phi đội đánh chặn và trinh sát được trang bị các máy bay đánh chặn MiG-25 Foxbat (30 chiếc), MiG-23 (từ 106-146 chiếc), cường kích Su-24 (24 chiếc), Su-22 (60 chiếc), MiG-21 (140-219 chiếc) phần lớn đang lưu trữ trong kho.

Cùng với đó là 4 phi đội vận tải quân sự được trang bị các máy bay An-24, An-26, IL-76, Tu-143, 7 phi đội trực thăng vận tải kiêm tấn công trang bị các trực thăng Mil Mi-8, Mil Mi-17, 5 phi đội trực thăng tấn công như Mil Mi-24 khoảng 36 chiếc.

Syria cũng có một phi đội tác chiến điện tử. Đây chính là một ẩn số mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn thăm dò thông qua việc cho RF-4E xâm phạm không phận nước này. Kết quả, chiếc RF-4E bị bắn rơi.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SA-6 "Ba ngón tay của thần chết" sẽ là một thách thức đối với các máy bay chiến đấu của NATO nếu không kích vào Syria.

Lực lượng phòng không Syria được trang bị rất mạnh, từ tầm thấp đến tầm trung và tầm cao, đây sẽ là một thách thức rất lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ và NATO nếu tấn công vào Syria.

Lực lượng phòng không có 25 lữ đoàn, 650 bệ phóng tên lửa bán cố định SA-2, SA-3, SA-5, 200 xe phóng tên lửa đối không tầm trung di động SA-6, hệ thống này được gọi là “ba ngón tay của thần chết” bởi khả năng tuyệt vời của nó trong chiến tranh giữa Israel và khối Arab năm 1973.

Ngoài ra, còn có 48 xe phóng tên lửa đối không tầm trung SA-11. Đây là hệ thống nâng cấp từ SA-6, được đánh giá là hệ thống phòng không tầm trung hiện đại nhất hiện nay. Cùng với đó còn phải kể đến, biến thể nâng cấp Buk-M2E cũng sẽ được chuyển giao cho Syria trong thời gian tới.

Đặc biệt lực lượng phòng không Syria đang sở hữu 2 trung đoàn phòng không độc lập, với 48 bệ phóng tên lửa đối không tầm xa S-300 PMU/PMU1, 60 bệ phóng tên lửa phòng tầm thấp di động SA-8.

S-300 PMU/PMU1 là một trong những hệ thống tên lửa đối không hiện đại nhất hiện nay, với tầm tác chiến lên đến 150km chống máy bay, 30km chống tên lửa đạn đạo.

Một cuộc chạm trán với Không quân NATO là cơ hội không thể tốt hơn cho S-300 chứng minh khả năng là hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Làm thế nào để hóa giải hệ thống phòng không S-300 có lẽ là bài toán mà NATO vẫn chưa tìm thấy đáp án, một cuộc không kích vào Syria có thể trở thành thảm họa đối với khối quân sự này.

Về lưới lửa tầm thấp, Syria có hơn 4.000 khẩu pháo phòng không các cỡ từ 23-100mm. Đặc biệt, Syria đang 50 hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không cơ động Pantsir-S. Đây là một hệ thống phòng không tầm thấp rất hiện đại. Hệ thống này được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thất như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình.

Bên cạnh đó, lực lượng phòng không không quân được hỗ trợ bởi một số lượng rất lớn các trạm radar cảnh báo sớm tầm xa như P-12, P-14, P-15, P-30, P-35 với tầm phát hiện mục tiêu tối đa khoảng 400km.

Lực lượng này sẽ là một thách thức rất lớn đối với các máy bay chiến đấu của Ankara và NATO nếu có một chiến dịch không kích vào đây, chiếc trinh sát RF-4E bị bắn hạ một cách dễ dàng đã dóng lên hồi chuông cảnh báo sẽ là thảm họa nếu không kích vào Syria.

- Hải quân

Hải quân Syria là lực lượng không đáng kể và yếu nhất trong quân đội Syria, các trang thiết bị chủ yếu từ thời Liên Xô cũ, năng lực tác chiến tương đối hạn chế vơi khoảng 10 tàu phóng tên lửa OSA-1-I/II, 2 tàu khu trục Petya III, 4 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ.

Trong năm 2008, Syria đã ký một hợp đồng để mua tàu ngầm tấn công Amur-1650 từ Nga, tuy nhiên loại tàu ngầm tối tân này chưa rõ đã được chuyển giao hay chưa.

Ngoài ra, lực lượng phòng thủ bờ biển Syria có 3 lữ đoàn được trang bị tên lửa chống hạm phóng từ đất liền C-802 có nguồn gốc từ Trung Quốc và được mua lại từ Iran.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Syria không phải là trở ngại lớn đối với NATO, trong ảnh tàu tên lửa cao tốc lớp OSA-II.

Xét về phương diện trang bị, Quân đội Syria sở hữu trong tay những vũ khí đủ khả năng bẻ gãy những cuộc tập kích đường không nếu có.

Bên cạnh đó, khác với Libya địa hình Syria nhiều đồi núi hơn, dễ thủ khó công, với những hệ thống tên lửa đối không có khả năng cơ động cao như S-300, SA-11, SA-6..

Tuy nhiên, mọi nhận định chỉ là trên lý thuyết, vũ khí trang bị hiện đại là điều cần nhưng chưa đủ để quyết định thắng lợi cuối cùng, trước đó, lực lượng phòng không Libya cũng được đánh giá rất cao.

Bên cạnh đó còn có những yếu tố không kém phần quan trọng như kỹ năng, tinh thần chiến đấu của binh lính, các hoạt động phá hoại của lực lượng gián điệp có thể biến những vũ khí tối tân thành đồ vô dụng.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền nhưng chưa được thử nghiệm trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc
>> Truyền thống hải quân Nhật


Trong sách trắng quốc phòng mới nhất của Nhật công bố hôm 31/7, nước này tỏ ý lo ngại về vai trò của quân đội Trung Quốc trong hoạch định chính sách ngoại giao của Bắc Kinh cũng như mối đe dọa dai dẳng từ Triều Tiên. Dưới đây là một số thông tin về quân đội Nhật.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nhật Bản

Quy mô và năng lực

Nhật có lực lượng quân thường trực gồm 225.000 người, bằng 1/10 so với Trung Quốc và 1/5 so với Triều Tiên, song lại lớn hơn quân đội Anh.

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền như tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, vốn được triển khai vào đầu năm nay để đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Trong lần thu mua vũ khí mới nhất, Nhật đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin với giá 10,2 tỷ yen (123 triệu USD) một chiếc.

Tuy nhiên, quân đội Nhật mà về chính thức được gọi là Lực lượng Phòng vệ (SDF) vẫn chưa được thử nghiệm trong trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

Là quốc gia duy nhất phải hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân, Nhật đã tự áp đặt một lệnh cấm sở hữu vũ khí hạt nhân và chỉ dựa vào lá chắn hạt nhân của Mỹ, đồng minh an ninh thân cận. Hoạt động theo một hiến pháp hòa bình, SDF không có tàu sân bay tấn công hay máy bay ném bom tầm xa chuyên dụng.

Ngân sách giới hạn

Ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm trong năm thứ 10 liên tiếp, từ 4,65 nghìn tỷ yen (59 tỷ USD) trong năm tài chính hiện thời - kết thúc vào tháng 3/2013, phản ánh sự thúc ép của nợ công khổng lồ, vốn bị coi là tệ nhất trong số các nước công nghiệp hóa.

Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gần như gấp đôi Nhật, 650 tỷ NDT (102 tỷ USD) trong vòng 5 năm.

Bị kiềm chế bởi hiến pháp

Theo Điều 9, Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh trong việc giải quyết xung đột quốc tế và cấm duy trì quân đội.

Tuy nhiên, điều khoản này không chỉ cho phép duy trì lực lượng vũ trang để phòng vệ mà còn cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở ngoại quốc, gồm cả triển khai quân tham gia các sứ mệnh phi chiến đấu ở Iraq năm 2004.

Các chính trị gia bảo thủ muốn thay đổi các chính sách tránh xa súng đạn của Nhật và mong muốn này ngày càng mạnh do những lo lắng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một sức mạnh trong khu vực.

Washington cũng gây sức ép với Tokyo phải đảm nhiệm vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh toàn cầu.

Năm ngoái, Nhật đã nới lỏng lệnh cấm tự áp đặt về xuất khẩu vũ khí, trong một động thái nhằm tạo ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng của mình và tạo điều kiện cho hợp tác xuyên biên giới nhằm phát triển công nghệ và thiết bị quân sự.

Môi trường an ninh thay đổi

Sau một đợt nâng cấp chính sách phòng thủ quốc gia năm 2010, Nhật đẩy mạnh bố trí phòng thủ ở phía tây nam, nơi nước này chia sẻ biên giới trên biển với Trung Quốc.

Trung Quốc đã mau chóng tăng cường sức mạnh quân đội và đẩy mạnh các hoạt động hải quân tại các vùng biển châu Á như Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo không người ở Senkaku.

Căng thẳng tăng cao kể từ khi Thủ tướng Yoshikiko Noda cho biết trong tháng này rằng, Chính phủ Nhật đang cân nhắc mua quần đảo tranh chấp Sankaku.

Nhật cũng lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, do các quần đảo của nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung Nodong của Triều Tiên.

Tháng 4/2012, Nhật và Mỹ đã nhất trí chuyển 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật sang Guam và các địa điểm khác ở châu Á-Thái Bình Dương như một phần của kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Washington ở khu vực này.

Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây, kế hoạch triển khai máy bay cánh quạt lật Osprey của Lầu Năm Góc tại Okinawa đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương, một trở ngại bất ngờ trong quan hệ an ninh Mỹ Nhật. Chiếc Osprey có thể bay nhanh hơn và xa hơn các trực thăng thông thường, khiến quân Mỹ dễ dàng phản ứng với các sự kiện bất ngờ tại những khu vực cách xa Okinawa như Senkaku.

(Nguồn :: Hoài Linh (Theo Reuters))

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Tiềm lực quân sự của Iran


Khám phá tiềm lực quân sự của nước cộng hòa hồi giáo Iran qua ảnh :

Thống kê quân sự:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đạn đạo Fajr-3 MIRV hiện đại nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công đa mục tiêu do nước này phát triển và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự thiết kế, có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại tên lửa cơ động nhưng lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra'ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa tự hành đất đối không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một động thái khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu Saegheh (bên phải) do Iran tự thiết kế, thử nghiệm và cải tiến, trình làng ngày 6/9/2006. Loại máy bay cường kích này được cho là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Saegheh có buồng lái nhỏ hẹp chỉ dành cho một phi công, nhưng có khả năng vừa bắn tên lửa không đối đất vừa ném bom. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí hiện đại. Ảnh: Shiachat.
http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng chiến đấu Cobra của Iran đang phóng tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Iran tại vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, chuyên chống tàu chiến và tàu ngầm đối phương ở vùng nước nông. Đây cũng là một trong những thế hệ tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran tự thiết kế và chế tạo. Cho đến nay, thông số kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí của loại tàu ngầm cơ động này vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các chiến hạm và trực thăng chiến đấu của hải quân Iran trong một cuộc tập trận quy mô trên vùng Vịnh. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến hiện đại chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của hải quân Iran trong một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Xinhua.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiến hạm lớp Thondor có thiết kế mang tính tiêu chuẩn đối với các tàu mang tên lửa trên toàn thế giới. Hiện Iran có 10 chiếc tàu loại này phục vụ trong hải quân, trên đó được trang bị 4 quả tên lửa C-802, hai súng phòng không 33 li và hai súng phòng không 23 li. Ảnh: Abovetopsecret.

http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Safir-74 của Iran được nâng cấp từ phiên bản T-72 do Nga chế tạo. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho "cỗ máy chiến tranh" này một tấm áo giáp làm bằng những tấm kim loại hình chữ nhật, có khả năng chống lại đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng của Iran. Đây cũng là nơi Iran tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa những chiếc xe tăng nhập từ nước ngoài, nhằm đạt được khả năng tác chiến vượt trội so với đối phương. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Tehran. Ảnh: AP.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh đặc trưng của bộ binh Iran: Được vận chuyển tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó chia lẻ hai người mang theo tên lửa vác vai đi một chiếc xe máy địa hình để cơ động tác chiến. Ảnh: AFP.

>> Tiềm lực quân sự Israel


Israel có kho vũ khí phong phú với nhiều loại xe tăng, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa và súng ống hiện đại có nguồn gốc nước ngoài hoặc tự sản xuất.


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Merkava Mark IV, phiên bản mới nhất của dòng chiến xa Merkava được sản xuất từ năm 1999. Với chi phí ra lò là 4,5 triệu USD/chiếc, xe tăng Merkava Mark IV là một loại khí tài hiện đại. Nó được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực nâng cấp, hệ thống quản lý chiến đấu kỹ thuật số, khả năng sửa chữa nhanh chóng khi gặp sự cố.

Quân đội Israel hiện có 320 xe tăng Merkava Mark IV trong biên chế, trong khi số xe tăng cùng loại nhưng khác phiên bản là 1.360 chiếc. Đây là những chiến xa chủ lực của Israel và do nước này tự chế tạo. Ảnh: Zahaf


http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài dòng xe tăng Merkava, Israel còn có một loại chiến xa đáng chú ý khác là Magach, với phiên bản mới nhất là Magach 7 được phát triển theo mẫu xe tăng M60 Patton của Mỹ. Tổng số chiến xa Magach đang có trong biên chế của quân đội Israel là 1.550 chiếc. Ảnh: Wikipedia

http://nghiadx.blogspot.com

Xe bọc thép IDF Achzarit được Israel sản xuất dựa trên thiết kế của xe tăng T-54/T-55 của Liên Xô cũ. IDF Achzarit được sử dụng để vận chuyển binh sĩ và được trang bị một số loại súng có hỏa lực mạnh. Quân đội Israel hiện có 215 xe bóc thép này trong biên chế. Ảnh: Wikipedia

http://nghiadx.blogspot.com

Israel hiện có tới 600 cỗ pháo tự hành M109 155mm. Đây là mẫu pháo tự hành do Mỹ thiết kế và chế tạo. Ảnh: Military-today

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống tăng tầm xa Nimrod là một sản phẩm tự chế tạo của Israel. Loại tên lửa này có thể được bắn đi từ trên không hoặc từ dưới mặt đất. Ngoài mục đích theo thiết kế nhằm tấn công xe tăng của đối phương, tên lửa Nimrod còn có khả năng đánh phá các xe bọc thép, tàu chiến, boong ke... Tên lửa có thể đạt tốc độ 2.000 km/giờ này được trang bị hệ thống dẫn đường laser, vì thế nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Ảnh: Wikipedia

http://nghiadx.blogspot.com

Quân đội Israel còn đang sử dụng tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất từ năm 1970. Đây là một trong số những tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Wikipedia


http://nghiadx.blogspot.com

Không quân Israel sử dụng máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle do Mỹ chế tạo. Đây là loại phi cơ tiêm kích có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với tầm hoạt động rộng và có khả năng tiến sâu vào lãnh thổ của đối phương. F-15E Strike Eagle là một khí tài lợi hại dành cho đòn tấn công phủ đầu, nhằm làm nhụt ý chí chống trả, tạo điều kiện cho các đơn vị khác tấn công. Ảnh: Wikia

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài F-15E Strike Eagle, quân đội Israel còn có một loại chiến đấu cơ chủ lực khác là F-16I Sufa. Đây là loại máy bay tiêm kích được dựa trên mẫu F-16 của Mỹ, nhưng đã có nhiều cải tiến. Israel đã thay mới 50% số thiết bị điện tử hàng không trên chiếc F-16l Sufa. Israel hiện có khoảng hơn 100 chiếc F-16l Sufa. Ảnh: Patricksaviation

http://nghiadx.blogspot.com

Không quân Israel sử dụng nhiều loại trực thăng tấn công khác nhau, trong đó nổi bật là AH-64 Apache do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Loại trực thăng này được điều khiển bởi hai phi công và được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, cùng các hệ thống hỗ trợ hữu hiệu, đặc biệt là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Ảnh: Primeportal

http://nghiadx.blogspot.com

Israel cũng đầu tư nghiên cứu và phát triển một số loại máy bay không người lái phục vụ mục đích quân sự. Từ trái qua phải là các máy bay không người lái IAI Heron, IAI Eitan, IAI Harpy, IAI Harop, Elbit Hermes 450 và Elbit Skylark. Ảnh: Robostuff, Xnir, Aviantionweek, Defenseindustrydaily, Typepad

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm lớp Type 800 Dolphin của Israel là loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel do Đức sản xuất. Nó được dựa trên mẫu tàu ngầm lớp 209 mà Đức chế tạo để dành riêng cho việc xuất khẩu tới các khách hàng nước ngoài. Tàu ngầm lớp Type 800 Dolphin có chi phí đóng mới hàng trăm triệu USD mỗi chiếc và được coi là một trong những loại tàu ngầm có thiết kế phức tạp cũng như hiệu quả hoạt động hàng đầu trên thế giới. Israel hiện có 3 chiếc loại này và đang đặt hàng 3 chiếc nữa. Ảnh: Shlomiliss

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu hộ tống lớp Sa'ar 5 là một mẫu cải tiến từ tàu hộ tống lớp Sa'ar 4,5. Hải quân Israel đang vận hành 3 tàu loại này. Đây là những chiến hạm có sức mạnh nhất trong hạm đội hải quân của Israel. Dù mang danh là tàu hộ tống nhưng Sa'ar 5 lại được trang bị hệ thống vũ khí và có tốc độ di chuyển ngang với các khu trục hạm. Ảnh: Wordpress

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> 'Binh chủng em út' xứng với 16 chữ vàng

Nhà thơ Chế Lan Viên xúc động nhớ lại hình ảnh cha ông cùng cháu con ra trận viết:

“Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng nước Bạch Đằng…”

Trong những ngày tháng sôi động ấy, khi cả nước đang vang vọng lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thì có một binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời: binh chủng đặc công với ba thành phần hợp thành gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động.

Từ ngày thành lập 19/3/1967 đến nay đã 44 năm, lá cờ thêu 16 chữ vàng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” luôn tung bay chói lọi trên hàng quân cách mạng với cách đánh tinh nhuệ, hiệu quả lớn lao.

Đặc công có thế hệ cha anh từ các đội vũ trang quyết tử, biệt động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, tiếp tục mở rộng, phát triển sâu trong kháng chiến.


Bộ đội đặc công trong Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Tuấn Linh

Giai đoạn cuối chống Pháp, các trận tập kích của 16 chiến sĩ đại đội 8 mặt trận Hà Nội và 3 dân quân địa phương đánh vào sân bay Gia Lâm. Căn cứ không quân quan trọng của Pháp được canh phòng cẩn mật, do một trung đoàn Âu – Phi cùng lực lượng mật thám và hệ thống đồn bốt, mìn, dây thép gai dày đặc vẫn bị phân đội 19 người của chúng ta làm điên đảo. Kết quả, 18 máy bay bị phá hủy.

Trong trận sân bay Cát Bi (gần Hải Phòng), 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích 6 tiểu đoàn địch được trang bị đầy đủ… Kết thúc trận đánh, 59 máy bay bị phá hủy trong vòng 15 phút và rút lui an toàn.

Hai trận đánh sân bay trên đã góp phần vào chiến cục Đông Xuân mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, là mẫu mực về cách đánh cho thế hệ sau.



Bộ đội đặc công trong thời kỳ kháng chiến.

Xa xưa, từ thời Trần cha ông ta đã có cách đánh trên sông biển lừng danh với tên tuổi Yết Kiêu, Dã Tượng. Đời sau trong chiến dịch Hà Nam Ninh 1951, Nguyễn Quang Vinh chỉ huy 1 tổ dùng thuyền nan chở thuốc nổ bí mật áp mạn đánh chìm tàu LCD. Trước đó, năm 1949 ở Long Châu Sa, bộ đội ta đã dùng thủy lôi tự tạo diệt tàu Glyxin.

Trên bộ, trên sông đã có những chiến công để bước vào chống Mỹ, đặc công bộ, đặc công thủy và đặc công biệt động phát triển mạnh vượt bậc.

Nhiều người chúng ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn qua các trang các sách và bộ phim “Biệt động Sài Gòn”, miêu tả chân thật các trận đánh vào sào huyệt quân Mỹ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, được sự đùm bọc của nhân dân, sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bạn, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, tiêu diệt và đánh thiệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuống chiến đấu...

Đọng lại trong tâm trí nhân dân và các em thơ, vẫn là hình ảnh anh bộ đội nói chung, anh lính đặc công nói riêng giản dị, cần cù, hiền như đất, như mọi người dân nước Việt.



Người lính đặc công Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh

Tiếp bước cha anh, giờ đây, các anh hàng ngày đều đặn ra thao trường, vào giảng đường, bởi những thách thức không nhỏ trước mắt. Đất nước thời mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường… đem lại ấm no hơn và việc bảo vệ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần càng nặng nề hơn.

Bộ đội đặc công tiếp tục phát huy tinh hoa của cha ông, truyền thống của quá khứ, tìm ra cách đánh thời hiện đại. Một trong những nhân tố thành công của đặc công, các anh hiểu đấy là có sự đùm bọc của dân và các lực lượng bạn.

Đặc công cùng các đơn vị khác tham gia chống bão, cứu hộ cứu nạn, chống lũ quét, chống khủng bố đường không, đường thủy, các cửa khẩu… Lúc nào anh cũng gắn bó với dân, vì dân.



Bộ đội đặc công không ngừng rèn luyện xứng đáng với 16 chữ vàng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị trong ngày thành lập 19/3/1967:

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt. Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao. Chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm. Bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều.”

Năm 2002, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện nhân 35 năm ngày thành lập binh chủng:

“Cách đánh của Bộ đội Đặc công vốn có tiền đề từ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, được Đảng và quân đội ta kế thừa, phát triển lập một trình độ mới. Đó là đỉnh cao của cách đánh giặc lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, là sự phát triển sáng tạo độc đáo của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.”

Nhân ngày lễ này, chúng ta gửi niềm tin cậy đến những người lính đặc công, binh chủng thuộc loại “em út” nhưng rất giàu truyền thống của quân đội ta.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên



Bấy lâu nay, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước phương Tây luôn kêu gào về cái gọi là “sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên”. Điều đáng nói là cho đến nay rất ít thông tin được kiểm chứng xung quanh kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên và tiềm lực quân sự của nước này hiện vẫn là điều bí ẩn.
Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập ngày 8/2/1948 với 3 binh chủng Hải, Lục, Không quân. Theo sách trắng về quân sự năm 2006 của Hàn Quốc, việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên có khoảng 3.700 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 4.800 bệ phóng tên lửa, 8.500 pháo tự hành 170 ly và 3.100 thiết bị vượt sông. CHDCND Triều Tiên có 9 sư đoàn thường trực, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn tăng, 1 sư đoàn pháo binh.

Lực lượng Không quân và Hải quân của CHDCND Triều Tiên không có gì đáng kể bởi trang thiết bị và vũ khí đều quá niên hạn sử dụng. Được biết, không quân có 30 máy bay ném bom và máy bay trinh sát, 510 máy bay vận tải bao gồm cả máy bay AN-2s và 310 chiếc trực thăng. Tuy nhiên, không quân phải huy động khoảng 30 chiếc máy bay chiến đấu trong tổng số 820 chiếc máy bay tiêm kích để tham gia tuần tiễu. Hải quân có khoảng 60 tàu ngầm, 420 tàu chiến, 260 tàu vận tải và 60 tàu khác cùng 2 sư đoàn đóng ở vùng biển phía đông và phía tây với 12 đội tàu chiến và 2 lữ đoàn bắn tỉa trên biển đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn sở hữu khoảng 2.500-5.000 tấn chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, sát thương ngoài da, chất gây nôn và khí cay...

Tuy nhiên, giới quân sự trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới kho vũ khí hạt nhân cũng như các loại tên lửa khác của CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự đều cho rằng, sau khoảng 30 năm phát triển, công nghệ tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể.





Quân kỳ của quân đội CHDCND Triều Tiên

Scud - khởi nguồn của những vũ khí chiến lược
 Tuy tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, nhưng sau khi được đưa tới sử dụng tại CHDCND Triều Tiên một thời gian, các nhà khoa học nước này đã nâng cấp và biến nó trở thành cơn ác mộng của những quốc gia hữu quan.

Theo giới truyền thông, mặc dù tiếp nhận tên lửa của Liên Xô từ năm 1969, nhưng những tên lửa Scud đầu tiên mà CHDCND Triều Tiên có được lại đến từ Ai Cập. Chính Ai Cập đã giúp CHDCND Triều Tiên nâng cấp, phát triển hệ thống tên lửa của mình. Đầu những năm 80, Ai Cập đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một số tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg cùng tầm bắn 300 km. Nhờ đó các nhà máy nghiên cứu, chế tạo tên lửa được xây dựng gần biên giới Trung Quốc đã sản xuất thành công loại tên lửa tự tạo đầu tiên được biết tới dưới tên gọi Hwasong-5 (năm 1984).

Ba năm sau (1987), CHDCND Triều Tiên đã ký với Iran một hợp đồng mua bán vũ khí với tổng trị giá 500 triệu USD, trong đó có khoảng 100 tên lửa Hwasong-5. Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng từng mua 25 tên lửa Hwasong-5 cùng một số vũ khí khác của CHDCND Triều Tiên (năm 1989).

Giới chuyên môn cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã phát triển hai phiên bản mới từ Scud-B thành Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6). Trong khi Scud-B chỉ bắn ở cự ly 300km thì Scud-C bắn được 500km, còn Scud-D có thể bắn mục tiêu cách xa 700 km. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn thử nghiệm loại tên lửa KN-02 có thể bắn tới những mục tiêu ở Hàn Quốc. Sau đó, CHDCND Triều Tiên còn phát triển Scud thành Nodong, Taepodong-1 và Taepodong-2.

Nodong - sự nâng cấp đáng tự hào
Giới quân sự từng cho rằng, tên lửa Taepodong-1 tuy bắn tới Nhật Bản, nhưng không nguy hiểm bằng loại tên lửa Nodong (Rodong). Với tầm bắn 2.000 km, các tên lửa Nodong có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản và bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.

Theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ, Nodong có độ chính xác không cao - sai số từ 2 km đến 4 km so với mục tiêu. Tuy bắn không chính xác nhưng Nodong luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản bởi quốc gia này nằm trọn trong phạm vi "phát huy hiệu quả" của tên lửa này. Nhiều chuyên gia quân sự của Nhật Bản từng khẳng định, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên đủ sức tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ 2 quốc gia kể trên.

Kể từ khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Nodong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tháng 3/1993), loại vũ khí này nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của nước này. Sau đó (tháng 3/1994), CHDCND Triều Tiên còn mời chuyên gia quân sự Iran và Pakistan tới quan sát vụ bắn thử tên lửa Nodong. Được biết, tên lửa Nodong có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.200 kg cùng tầm bắn 1.300 km, hoặc một đầu đạn nặng 1.000kg với tầm bắn 1.500km. Có tin nói rằng, tên lửa Ghauri (còn gọi là Hatf-5) của Pakistan được nghiên cứu, chế tạo thành công sau khi mua tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên.

Taepodong-1 - lời cảnh cáo đầu tiên

 Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt sau khi phóng thử tên lửa Taepodong-1 với tầm bắn 2.000 km. Taepodong-1 được phóng đi (31/8/1998) từ bãi thử Musudan-ni ở bờ biển phía bắc Hamgyong. Sau khi bay được 1.090 km, Taepodong-1 đã bị rơi xuống Thái Bình Dương. Taepodong-1 là loại tên lửa được chế tạo từ sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud. Tuy có thể bắn xa, nhưng Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.

Giới chuyên môn cho biết, để bắn Taepodong-1, người ta cần một vị trí cố định, cũng như thời gian chuẩn bị khá lâu và điều này dễ bị đối phương phát hiện. Vệ tinh do thám của Mỹ và Nhật Bản không bỏ sót bất cứ động thái nào trong suốt quá trình phóng thử Taepodong-1. Tình báo Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi triển khai tên lửa tầm ngắn Nodong và Scud, CHDCND Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển loại tên lửa có thể bắn xa từ 4.000 km đến 6.000 km.

Taepodong-2 - sự hoàn thiện của răn đe

 Theo giới chuyên môn, Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 km đến 6.000 km, dùng động cơ nhiên liệu lỏng làm tầng đẩy 1 và tên lửa Nodong làm tầng đẩy 2. Mỹ cho rằng, Taepodong-2 đã được phóng thử hồi tháng 7-2006, nhưng thất bại. Giới chuyên môn nghi ngờ độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Ngoài ra, Taepodong-2 cũng có nhược điểm giống Taepodong-1, đó là phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.

Có người nói rằng, Taepodong-2 có thể bắn tới thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Sau Taepodong-2, CHDCND Triều Tiên đang nghiên cứu Taepodong-3 có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 500 kg đến 1.000 kg với tầm bắn từ 10.000 km đến 12.000 km. Nếu Taepodong-3 được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa, Mỹ cũng giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự cho biết, rất khó xác định và phá hủy kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên vì nó không nằm cố định với số lượng không nhất định.

Theo giới truyền thông, ngay từ đầu năm 1999, vệ tinh do thám Mỹ đã phát hiện ra sự chuẩn bị của CHDCND Triều Tiên để phóng Taepodong-2 bởi giàn đỡ Taepodong-1 được nâng từ 22 lên 33. Nhưng việc chuẩn bị này bị hoãn lại vào cuối năm 1999 và mãi tới năm 2005 các thông số kỹ thuật của Taepodong-2 mới xuất hiện (lần đầu tiên) cho dù CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1990.

Những thông tin khó kiểm chứng

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng cho rằng, CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 600 tên lửa Scud và 100 tên lửa Nodong. Trong khi đó các nước phương Tây lại tuyên bố, CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 800 tên lửa đạn đạo các loại, trong đó bao gồm cả Taepodong-2. Nhưng theo thông tin của Mỹ thì CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 tên lửa Nodong và tên lửa Scud. Ngay từ năm 1965, Chủ tịch Kim Nhật Thành lúc đó đã cho thành lập Học viện Quân sự Hamhung để nghiên cứu công nghệ tên lửa nhằm sản xuất loại tên lửa có khả năng bắn tới Nhật Bản.

Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Park Jae-kyung, tướng Hyun Chul-hee và tướng Lee Myong-su, 3 người thường xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Kim Jong-il là "cha đẻ" của chương trình hạt nhân và tên lửa tại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, còn phải kể tới 2 nhà khoa học Do Sang-rok và Seo Sang-guk. Cả 2 nhà khoa học này đều từng giảng dạy tại Trường đại học Kim Nhật Thành cho dù họ hơn kém nhau tới 30 tuổi. Được biết, ông Do Sang-rok tuy sinh ra (năm 1903) tại CHDCND Triều Tiên nhưng lại trưởng thành ở Hàn Quốc sau đó quay trở lại CHDCND Triều Tiên từ năm 1946 và đã chết năm 1990.




Những vũ khí hiện đại của CHDCND Triều Tiên
Ông Do Sang-rok được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il đặc biệt coi trọng, quý mến. Còn ông Seo Sang-guk (sinh năm 1938) được coi là người đi đầu trong việc chế tạo bom hạt nhân và từng được Chủ tịch Kim Jong-il gửi quà cách đây 11 năm (1998) vì những cống hiến cho công cuộc phát triển khoa học quốc gia.

Tình báo Mỹ cho rằng, Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, người vừa được Tòa án tối cao Pakistan trả tự do hôm 6/2/2009 là người đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên công nghệ uranium để đổi lấy công nghệ tên lửa vào năm 1997. Giới truyền thông cho rằng, ngay từ năm 1984 CHDCND Triều Tiên đã xây dựng 2 lò tinh chế plutonium tại Trung tâm Khoa học hạt nhân Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. 10 năm sau (1994), Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom plutonium

(ANTG)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang