Dưới đây là 10 vũ khí Nga nổi bật năm 2011 theo xếp hạng của chuyên gia quân sự Igor Korotchenko và Slon.ru.
Dưới đây là chùm ảnh giới thiệu 10 vũ khí tốt nhất của Nga:
Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn RS-24 Yars Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky Mô tả: Được sản xuất loạt ở 2 dạng bố trí (trong giếng phóng và cơ động). Trong tương lai Yars sẽ là hệ thống tên lửa chủ lực của Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN. Tên lửa có thể đưa 6 đầu đạn hạt nhân đi xa xuyên lục địa. Tầm bắn tối đa 12.000 km. Tên lửa có chiều dài 23 m, đường kính 2 m. Dự kiến, RS-24 Yars sẽ là nền tảng của RVSN trong 20-30 năm tới. Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 PAK FA Hãng sản xuất: Công ty Sukhoi Mô tả: Là thiết kế máy bay tiêm kích sử dụng công nghệ tàng hình nhằm nâng cao khả năng sống còn của tiêm kích trong chiến đấu. Đang có 2 mẫu T-50 bay thử nghiệm (ra mắt công chúng lần đầu tại triển lãm MAKS-2011). Vũ khí chính gồm tên lửa và bom có điều khiển được bố trí trong các khoang bên trong máy bay. Các đặc điểm nổi bật khác: chế độ bay siêu hành trình, có radar mạng pha chủ động, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thiết bị trên khoang nhờ đó phi công trao đổi thông tin ở chế độ đối thoại, khả năng siêu cơ động. Máy bay có chiều dài 19,4 m, sải cánh 14 m, trọng lượng cất cánh tối đa 35,5 tấn. Hệ thống tên lửa phòng không S-500. Mô tả: S-500 dùng để tiêu diệt tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tên lửa tầm trung, cũng như các mục tiêu đường đạn trong vũ trụ gần bay với tốc độ đến 7 km/s. Bán kính chiến đấu của tên lửa phòng không có điều khiển đến 600 km. Hệ thống có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời đến 10 mục tiêu đường đạn siêu âm. Dự kiến bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2015. Hệ thống S-500 sẽ là nền tảng sức mạnh hỏa lực của hệ thống phòng không-vũ trụ đang được xây dựng của Nga. Ưu điểm chủ yếu của hệ thống là nó có thể bắn hạ không chỉ tất cả các loại mục tiêu bay hiện có mà cả các mục tiêu ở vũ trụ gần. Tàu ngầm nguyên tử đa năng Projekt 885 Yasen Hãng sản xuất: PO Sevmash Mô tả: Là tàu ngầm thế hệ 4, có độ bí mật và tàng hình cao. Có khả năng mang các tên lửa hành trình (8 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ mang 3 tên lửa), 10 ống phóng lôi cỡ 650 mm và 533 mm. Tàu ngầm có chiều dài 119 m, chiều rộng lớn nhất của thân 13,5 m, thủy thủ đoàn 85 người. Đây là một thiết kế hoàn toàn mới. Nga chưa từng có các tàu ngầm như vậy. Tàu ngầm nguyên tử này còn có thể làm nhiệm vụ trinh sát trong các vùng biển gần bờ của đối phương và theo dõi các tàu ngầm nước ngoài. Khi cần, tàu ngầm có thể tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu mặt đất, cũng như tàu mặt nước. Với tính đa năng của mình, tàu ngầm Yasen có độ ồn thấp và đặc tính thủy âm học tuyệt vời. Xe tăng hiện đại hóa Т-90АМ Mô tả: Т-90АМ là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-90. Tính năng kỹ thuật chi tiết của Т-90АМ hiện chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng xe tăng được trang bị hộp số tự động, các lưới chắn phòng vệ, module súng máy điều khiển từ xa và các khí tài quan sát mới. Công suất của động cơ xe tăng được tăng thêm 130 mã lực (đạt 1.130 mã lực). Т-90АМ lần đầu tiên được giới thiệu vào mùa thu năm 2011 tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil. Hướng hiện đại hóa chính: tháp xe nay được trang bị pháo, máy nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, cũng như trang bị thêm súng máy điều khiển từ xa. Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky Mô tả: Dùng để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và mục tiêu diện trong hậu phương đối phương ở tầm đến 500 km. Có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Iskander đang được sản xuất loạt. Tên lửa có trọng lượng phóng 3.800 kg, trọng lượng phần chiến đấu 480 kg, chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm. Tên lửa có tốc độ sau giai đoạn bay đầu là 2,1 km/s. Hệ thống đem lại những khả năng tấn công mới và sức mạnh hỏa lực cao hơn cho lục quân. Ở tỉnh Leningrad đã triển khai lữ đoàn Iskander-M đầu tiên, dự định sẽ triển khai Iskander-M ở tỉnh Kaliningrad và vùng Krasnodar để đáp lại việc bắt đầu xâu dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator Mô tả: Ka-52 dùng để tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay. Máy bay đang được sản xuất loạt. Tổ lái 2 người, tốc độ hành trình 250 km/h, tầm bay thực tế 520 km. Biến thể hải quân Ka-52K (bổ sung cơ cấu gập các lá cánh) dùng để triển khai trên các tàu sân bay trực thăng Mistral mà Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị vào năm 2014, cũng như các tàu chiến khác. Toàn bộ 4 tàu Mistral mà Nga mua của Pháp sẽ được trang bị Ka-52K Alligator. Súng trường bắn tỉa ORSIS T-5000 Mô tả: Các đặc tính kỹ-chiến thuật của súng trường này cho phép tiêu diệt chắc chắn các mục tiêu bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, không cần bắn chỉnh và chuẩn bị kỹ thuật trước ở tầm đến 1,5 km. Cho đến mới đây, các xạ thủ bắn tỉa Nga chỉ trông cậy vào súng trường SVD (Dragunov). Nhưng ngay trong năm 2011, đã hoàn thành phát triển loại súng kế thừa SVD và đang tiến hành thử nghiệm. Т-5000 hiện chưa được nhận vào trang bị, song hy vọng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2012. Tàu hộ vệ tên lửa Projekt 20380 Soobrazitelny Hãng sản xuất: Severnaya Verf Mô tả: Là thiết kế tàu corvette đa năng (tàu ven bờ) có ứng dụng công nghệ tàng hình. Vũ khí gồm các hệ thống vũ khí tấn công, phòng không và chống ngầm. Vũ khí tấn công chủ yếu là hệ thống tên lửa đối hạm Uran có tầm bắn đến 130 km. Tàu có chiều dài 104,5 m, chiều rộng 13 m, tốc độ đến 27 hải lý/h, tốc độ tiết kiệm 14 hải lý/h, thủy thủ đoàn 99 người. Đây là chiến hạm sản xuất loạt đầu tiên của Nga chế tạo theo công nghệ tàng hình. Nhờ có độ bộc lộ nhỏ, tàu có khả năng rộng lớn trong tác chiến chống tàu ngầm lẫn tàu nổi. Tàu có thể phòng thủ tích cực khi đối phương sử dụng tên lửa và ngư lôi chống hạm. Súng phóng lựu RPG-32 Hashim Mô tả: Dùng để tiêu diệt rất nhiều loạt mục tiêu, từ các xe tăng chủ lực và xe chiến đấu hiện đại cho đến boongke, xe không bọc thép và bộ binh đối phương. Cỡ đạn 105 mm (súng cũng có thể dùng đạn lựu cỡ 72 mm). Chiều dài ở tư thế chiến đấu 0,9-1,2 m, trọng lượng 6-10 kg (tùy thuộc vào cỡ đạn). RPG-32 có tầm bắn hiệu quả 200 m, tầm bắn có ngắm 700 m. Đạn lựu 105 mm PG-32V xuyên phá được giáp phản ứng nổ cộng với 650 mm giáp thép. RPG-32 có hiệu quả cao nhờ sử dụng 2 loại đạn (đạn xuyên lõm và đạn nhiệt áp) cỡ 105 mm và 72 mm. Chủng loại đạn được lựa chọn đơn giản chỉ bằng cách lắp loại đạn cần thiết lên cơ cấu phóng. RPG-32 Hashim gồm cơ cấu phóng sử dụng nhiều lần với cơ cấu ngắm chuẩn trực tiêu chuẩn (bảo đảm tốc độ ngắm cao hơn khoảng 2-3 lần so với ngắm “đầu ruồi” truyền thống). Một đặc điểm quan trọng của súng phóng lựu RPG-32 là đặc tính đạn đạo đồng nhất của tất cả các phát bắn nên giảm được rất nhiều thời gian huấn luyện xạ thủ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iskander-M. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iskander-M. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011
>> Top 10 vũ khí Nga năm 2011
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?
[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.
M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình. Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành. Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn. Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi. Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga. Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006. Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7. Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m). Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây. |
Nhãn:
china,
Chính phủ Trung Quốc,
Hải quân Trung Quốc,
Iskander-M,
J-11BS,
Nga,
Sao chép vũ khí,
su-27SM,
tên lửa,
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20,
Triển lãm Abu Dhabi,
UAE
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi
[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.
Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin. Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo. Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới. Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác. |
Nhãn:
Bulava,
Iskander-M,
Nga,
Phòng không Nga,
phòng thủ tên lửa,
S- 400,
tên lửa,
tên lửa đạn đạo,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
tổ hợp tên lửa Yars
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)