Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: su-27SM

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn su-27SM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn su-27SM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?



[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình.

Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành.

Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn.



Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi.

Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga.

Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006.

Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7.

Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m).

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây.




Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Sức mạnh không quân Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản



Viện nghiên cứu quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật bản cho biết, đến năm 2015 sức mạnh của Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua không quân Nhật Bản.

Theo báo cáo, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu máy bay cảnh báo (AWACS). Đây là cơ hội cân bằng sức mạnh trên không của Trung Quốc trong khu vực Đông Á và dần dần mở rộng khoảng cách với các nước khác. Tốc độ phát triển thần tốc về sức mạnh Không quân Trung Quốc quan hệ mật thiết với tốc độ phát triển kinh tế của nước này

Năm 2010, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt giảm chi phí quốc phòng, tuy nhiên trên thực tế lại không ngừng tăng. Nếu cữ giữ mức tăng như vậy đến năm 2020 sức mạnh Không quân Trung Quốc sẽ tăng hơn 2 lần hiện nay, báo cáo dự đoán.



Không quân Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị số một tại Châu Á.

Trong khi đó, kế hoạch trang bị lực phòng thủ trung kỳ của Nhật Bản chỉ nhắc tới việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-15 và thay thế một số máy bay F-4 đã hỏng hóc. Đồng thời, việc thay thế máy bay chiến đấu vào năm 2015 của Nhật Bản vẫn chưa xác định được máy bay chủ lực.

Sự chậm trễ của F-35 làm cho sức mạnh của không quân Nhật Bản giảm đi đáng kể. Do đó, sức mạnh Không quân của Nhật Bản đang từng bước lùi lại đằng sau Không quân Trung Quốc.


Năm 2015 Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua Không quân Nhật Bản.

Các biểu đồ của báo cáo chỉ ra, Không quân Trung Quốc ngày càng tạo thành một khoảng cách lớn đối với Không quân Hàn Quốc. Mặc dù, năm 2011, Hàn Quốc lên kế hoạch mua máy bay cảnh báo sớm (AWACS), đồng thời, nhập khẩu 21 máy bay chiến đấu F-15K nhưng đến năm 2015, sức mạnh của Không quân Hàn Quốc cũng chỉ ngang bằng Nhật Bản.

Dù được dự báo, mạnh gấp 5-6 lần so với Không quân Triều Tiên, trong tương lai gần nhưng do thay đổi đối tượng tác chiến, muốn đối kháng với sự phát triển của Không quân Trung Quốc nên Không quân Hàn Quốc bị báo cáo coi là yếu.

Từ đó có thể thấy, do chịu sự ảnh hưởng của việc phát triển sức mạnh Không quân Trung Quốc mà các nước, Đông Á không ngừng tăng cường kinh phí đầu tư cho Không quân của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chế xã hội và kinh tế tương đồng với nhau, không tính đến các vấn đề lịch sử thì Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều điểm chung.
Các liên minh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không thể đối lập và tạo ra xung đột lợi ích. Do đó, xuất phát từ quan điểm cân bằng quân sự ở Đông Á, sự tăng cường hợp tác an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc là các phương pháp hiệu quả nhất có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.

Ngoài ra, mặc dù quân đội Mỹ ở Đông Á đang trong tình trạng "trì trệ", nhưng xét một cách tổng thể đến năm 2015 sức mạnh Không quân Mỹ vẫn lớn gấp 3 lần sức mạnh Không quân Trung Quốc. Nếu tới năm 2020, Không quân Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu F-35, điều này sẽ tạo thành sự răn đe với Trung Quốc trong khu vực.

Cũng theo báo cáo, trước năm 1990, Liên Xô có sức mạnh quân sự lớn nhất toàn cầu, nhưng sau khi Liên Xô giải thể, sức mạnh quân đội Nga giảm đáng kể. Sức mạnh quân sự Nga năm 2010 chỉ bằng một nửa sức mạnh quân sự Liên Xô cuối những năm 1980. Việc Không quân Nga vẫn phải sử dụng MiG-25 được chế tạo từ hơn 40 năm trước là một biểu hiện cụ thể.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, Không quân Nga chỉ có thể phát triển một phần, còn cơ bản là không có gì thay đổi. Việc nâng cấp Su-27 thành Su-27SM cho thấy Nga chỉ mới bắt đầu cuộc cải tổ, báo cáo nhận định.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang