Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thủ tướng Nga Vladimir Putin

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hậu KGB



KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt.


Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu.



Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga

Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước.

Kế thừa sức mạnh

Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga.

Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB.

Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”.

Những mục tiêu mới

Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng.

Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp.

Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không.

Các phi vụ gây tranh cãi

Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga.

FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại.

[Bee news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Nga trở thành thủ lĩnh trên thị trường vũ khí Peru



Theo gói đơn hàng cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Peru giai đoạn 2010-2013, Nga chiếm vị trí thứ nhất với giá trị cung cấp vũ khí trị giá 253 triệu USD. Theo chỉ số này, Nga vượt xa đáng kể so với Pháp (140 triệu USD, thứ hai) và Mỹ (88 triệu USD, vị trí thứ ba).

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Nga (TsAMTO), giá trị nhập khẩu vũ khí Peru giai đoạn 2010-2013 là 588 triệu USD.

Trong 8 năm trước (2002-2009), có 9 quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Peru là Belarus, Đức, Ấn Độ, Italy, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mỹ và Ukraine.




Từ năm 2010-2013, các nước Anh, Israel, Italy, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Ukraine, Pháp và Hàn Quốc có các đơn hàng cung cấp vũ khí với Peru.

Trong 4 năm trở lại đây (2007-2010), giá trí khối lượng các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Peru là 647 triệu USD, trong đó năm 2007 – 10 triệu USD, 2008 – 217,5 triệu USD, 2009 – 153 triệu USD, năm 2010 – 267 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu vũ khí thực tế trong giai đoạn này là 448 triệu USD, trong đó năm 2007 - 27 triệu USD, năm 2008 – 56 triệu USD, năm 2009 - 80,5 triệu USD, năm 2010 – 284 triệu USD.

Trong những năm gần đây, Peru tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Từ 840 triệu USD năm 2002, Peru đã tăng ngân sách quốc phòng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2009 (chưa có thống kê năm 2010).

Peru là một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất của Liên Xô trong khu vực Mỹ Latinh. Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên Xô – Peru được bắt đầu vào năm 1973 khi những thỏa thuận vũ khí đầu tiên được ký kết.

Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Pauline Temerin đánh giá, cùng với Venezuela, thị trường vũ khí Peru vẫn hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu vũ khí Nga bất chấp những khó khăn tạm thời.

Theo bà, Peru hiện đã thông qua chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang trị giá 650 triệu USD.

“Thị trường Peru cũng trở nên tiềm năng nhất trước hết đối với trang thiết bị trực thăng Nga”, bà Temerin đánh giá. Bà cũng cho rằng Nga có cả những cơ hội tốt dành cho Nga trong việc cung cấp trang thiết bị bọc thép hạng nặng cho Peru trong đó có xe tăng T-90.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cung cấp 6 trực tăng Mi-17Sh và 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P. Giá trị thỏa thuận bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật trị giá 107,9 triệu USD. Trong khuôn khổ thỏa thuận, đầu tháng 4 năm nay, 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P đầu tiên của Nga đã được chuyển tới căn cứ không quân của Peru.

Trong tương lai, Không quân Peru cũng sẽ quay trở lại chương trình sửa chữa máy bay Su-25. Tháng 9/2010, Không quân Peru đã hoãn vô thời hạn vụ đấu thầu quốc tế cung cấp phụ tùng dành cho những cường kích cơ Su-25 đang trang bị.

Liên quan đến việc hủy bỏ kết quả đấu thầu mua xe tăng chiến đấu chủ lực dành cho lực lượng vũ trang Peru mà công ty NORINCO của Trung Quốc với tăng MBT-2000 đã giành chiến thắng, Nga lại có cơ hội để tranh giành hợp đồng này. Những đối thủ cạnh tranh chính trong vụ đấu thầu là Ukraine, Hà Lan, Đức, Serbia và có thể là cả Ba Lan.
[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Putin chuẩn bị thăm Việt Nam



Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7 để thúc đẩy quan hệ song phương.



Chuyến thăm của ông Putin được thông báo sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Borodavkin tới Hà Nội hôm 25/4 và gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Borodavkin còn tham dự cuộc họp tham vấn chính trị cấp thứ trưởng giữa hai bộ ngoại giao Nga, Việt vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Cuộc họp này đề cập tới việc thúc đẩy dự án xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với kỹ thuật của Nga.





Putin chuẩn bị thăm Việt Nam.


Chưa rõ mục tiêu cụ thể của chuyến thăm sắp tới của ông Vladimir Putin nhưng hai nước gần đây tăng cường quan hệ hợp tác truyền thống, nhất là trong lĩnh vực an ninh.

Theo BBC, Nga đang cung cấp nhiều vũ khí-khí tài cho Việt Nam, mới nhất là chiến hạm lớp Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng mà Việt Nam vừa đón nhận tại cảng Cam Ranh hồi đầu tháng 3.

Chiến hạm này, cùng một chiếc khác cũng sắp được chuyển giao, sẽ được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu nhằm bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế trên biển.

Trước chuyến thăm của ông Putin khoảng hai tháng, một đội tàu chiến gồm chiến hạm chống tàu ngầm lớn mang tên Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Pechenga và tàu cứu nạn SB-522 sẽ thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam từ ngày 7/5.

Còn hồi đầu tuần, công ty Zvezdochka của Nga hội đàm với phía Việt Nam về việc xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh. Theo đó, Nga sẽ đặt trung tâm sửa chữa tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc hội đàm này, các bên đã thảo luận về các vấn đề như cung cấp phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và nâng cấp hiện đại hóa lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng với việc trong tương lai, Zvezdochka sẽ xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc gặp, Tổng giám đốc Zvezdochka Vladimir Nikitin và phía Việt Nam ký kết bản dự thảo về việc chuyển giao các loại phụ tùng thay thế cho tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Đáng chú ý là sự kiện này đã đánh dấu sự có mặt của Zvezdochka trong danh sách những nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam.

Zvezdochka là công ty chuyên về đóng mới và sửa chữa tàu biển có trụ sở tại vùng Arkhangelsk, Liên bang Nga.

Trong lịch sử, công ty này cũng tham gia cả vào các chương trình sửa chữa, nâng cấp tàu ngầm nguyên tử của Liên bang Xô Viết cũng như Liên bang Nga sau này.

Cam Ranh từng là căn cứ lớn nhất của hải quân Nga ở nước ngoài, với hai cầu cảng lớn cho tàu và tàu ngầm, cùng khoảng 30 nhà xưởng có đủ máy móc, cùng một đường băng mà nhiều loại phi cơ đều có thể sử dụng.

Nga thuê địa điểm này từ 1979 nhưng rút đi hồi tháng 5/2002.


[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Siêu xe tăng T-90AM chuẩn bị biểu diễn



[BDV news] Công ty Uralvagonzavod cho biết, xe tăng thế hệ mới T-90AM sẽ ra mắt trong cuộc Triến lãm vũ khí được tổ chức trong nửa đầu tháng 9/2011.

Hãng URA.RU cho biết, T-90AM là biến thể cải tiến của xe tăng T-90.

Theo lời Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiết lộ mẫu xa tăng mới và thậm chí cho mọi người chứng kiến tận mắt siêu xe tăng có một không hai này.

Ông Oleg Sienko cho biết thêm, xe tăng đã được cải tiến dựa trên những ý kiến đóng góp của Bộ Quốc phòng Nga.



T-90 AM có đặc điểm phía sau tháp pháo phía sau to và vuông.


Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod cho biết, trong cuộc họp tổ chức ngày 8/12/2009, các nhà quân sự Nga đã lên tiếng “chỉ trích” T-90AM. Họ cho rằng động cơ, hộp truyền động và hàng loạt các thiết bị khác của T-90AM không đáp ứng các tiêu chuẩn.

Hiện nay, T-90AM được cải tiến động cơ và có công suất lên đến 1.300 mã lực. Ngoài ra, T-90AM còn được nâng cấp các thiết bị điện tử, trang bị pháo chính và súng máy hiện đại.

Ông Oleg Sienko tuyên bố, Công ty Uralvagonzavod sẽ tiếp tục hoàn thiện xe tăng T-95, dù hiện nay Bộ Quốc phòng Nga không mấy quan tâm đến sự phát triển của dự án này.

Tháng 4/2010, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng đã ngừng cung cấp tài chính để chế tạo T-95. Tuy nhiên, ông Oleg Sienko lại cho rằng, dự án T-95 có rất nhiều khả quan.

Công ty Uralvagonzavod là công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật quân sự và thùng xe tải các loại lớn nhất ở Nga.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Tổng thống Nga 'huấn luyện' cảnh sát đặc nhiệm



[BDV news] Ông Dmitry Medvedev chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.

Ông chủ điện Kremlin vừa có chuyến thăm căn cứ của lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Zubr bên ngoài Thủ đô Moscow.

Dưới đây là những hình ảnh về chuyến thị sát mới nhất của ông:




Tổng thống Dmitry Medvedev thị sát căn cứ này vào sáng sớm nay.



Ông Medvedev tập trung quan sát các đơn vị diễn tập, trong đó có kịch bản diễn tập đột kích vào tòa nhà cao tầng và phải sử dụng đến một máy bay không người lái.



Sau đó, nguyên thủ này tới thăm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các thiết bị do thám, thông tin liên lạc cùng một số thiết bị nổ mà lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Nga thường xuyên sử dụng.



Tổng thống Nga chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.





Ông tỏ ra thích thú với các khẩu súng ngắn Yarygin và Stechkin nhưng lại chê khẩu súng lục Vektor.



Tổng thống Medvedev kiểm tra rất kỹ những vũ khí các binh sĩ sử dụng.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga


[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.

Châu Âu thiếu dầu
 Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.



Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu.


Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này.

Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu).

Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.

Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy.


Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa.

Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này.

Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ.

Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày.

Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý.

Khí đốt có khả năng lên ngôi.


Thời cơ vàng của Nga
Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt.

Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần.

Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn.

Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược.

Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông.

“Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ.


Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới.


Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom.

Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi.

Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác.

Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi



[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.

Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin.




Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo.

Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới.

Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác.


Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Nga thử chiến đấu cơ tàng hình T-50



Chiếc chiến đấu cơ T-50 thứ hai của Nga bay trên trời 44 phút trong cuộc thử hôm qua.



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


Chiếc T-50 do hãng Sukhoi chế tạo tại một nhà máy ở Komosomolsk-on-Amur ở Viễn Đông của Nga. Chiếc T-50 thứ nhất thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi tháng giêng và đã tiến hành 40 cuộc thử.

"Chiếc thứ hai thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 thực hiện hành trình đầu tiên hôm nay. Phi cơ bay trên trời 44 phút. Cuộc thử diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các yêu cầu", RIA Novosti dẫn thông báo của hãng Sukhoi cho biết hôm qua.

Nga bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ kể từ năm 1990. Nó được phát triển để đối trọng với chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất hiện có trên thế giới, và chiếc F-35 Lightning II.

Dù các chi tiết liên quan tới T-50 được bảo mật, một số dữ liệu rò rỉ cho thấy máy bay này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất chiến đấu cơ, bao gồm khả năng tàng hình cao, tốc độ siêu thanh cùng hệ thống kiểm soát tối tân. Quan chức Nga ca ngợi máy bay này là "phi cơ quân sự độc nhất". Không quân Nga được cho là sẽ mua 60 chiếc T-50 sau năm 2015.

Trung Quốc gần đây cũng thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 thiếu một số tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chỉ có máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ được cho là có thể sánh với chiếc T-50. Tuy nhiên, cả hai máy bay của Mỹ đều bị chỉ trích là giá thành quá đắt. Tính tổng cộng chi phí nghiên cứu và chế tạo, F-22 sẽ có giá hơn 300 triệu USD.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin năm ngoái khẳng định Nga chi 1 tỷ USD phát triển loại máy bay mới và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để sản xuất nó.

Ngay cả những người còn hoài nghi cũng cho rằng việc thử T-50 thành công cho thấy Nga đang dần lấy lại vị thế là một cường quốc dẫn đầu về quân sự.


( vnexpress news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang