[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.
M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình. Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành. Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn. Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi. Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga. Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006. Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7. Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m). Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn china. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn china. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?
Nhãn:
china,
Chính phủ Trung Quốc,
Hải quân Trung Quốc,
Iskander-M,
J-11BS,
Nga,
Sao chép vũ khí,
su-27SM,
tên lửa,
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20,
Triển lãm Abu Dhabi,
UAE
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4
[VietnamDefence news] Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.
Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông. Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay. Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết. Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc. Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này. Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500 Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0 Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000 Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0 Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000 Số máy bay trên tàu: 26 Số trực thăng trên tàu: 24 Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500 Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520) Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước. Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay. Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích. Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33. Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005. Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020. Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân" |
Nhãn:
biển đông,
china,
Đại học Bắc Kinh,
Đài Loan,
Hải quân Trung Quốc,
PLAN,
Quân đội Trung Quốc,
Su-33,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Varyag,
Tân Hoa xã,
trung quốc
>> Trung Quốc công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên
[Vnexpress news] Những hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được hãng tin Tân Hoa xã đăng tải.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã Chiếc tàu sân bay Varyag hiện được gấp rút hoàn thiện tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc). Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực. Hãng tin Trung Quốc đăng lại những bức ảnh chụp tàu sân bay được lấy từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của nước này. Những hình ảnh cho thấy quá trình nâng cấp chiếc tàu đã gần hoàn tất, ngoại trừ hệ thống radar. Nhiều khả năng tàu Varyag sẽ ra khơi trong năm nay. Việc Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên đã thu hút được sự chú ý từ lâu nay. Nó sẽ giúp Trung Quốc triển khai được nhiều khí tài không quân hơn mà không phụ thuộc vào giới hạn địa lý trên bộ. Tàu sân bay Varyag thuộc lớp Admiral Kuznetsov được khởi công đóng từ năm 1985. Công việc hoàn thiện tàu bị ngừng lại năm 1992 với những bộ phận cơ bản đã xong nhưng chưa được lắp đặt hệ thống điện tử. Khi Liên Xô tan rã, quyền sở hữu con tàu này cũng được chuyển cho Ukraina và nó đã được đem bán đấu giá sau đó. Trung Quốc mua lại chiếc tàu sân bay có trọng tải 67.500 tấn này từ Ukraina năm 1998 với giá khoảng 200 triệu USD. Ban đầu, Bắc Kinh định sử dụng chiếc tàu như một khách sạn nổi trên đại dương. Nhưng ý định này nhanh chóng thay đổi và tàu Varyag được người Trung Quốc hoàn thiện nốt đúng theo thiết kế ban đầu như một tàu sân bay phục vụ quân sự. Một vài hình ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc |
Nhãn:
Bắc Kinh,
china,
Hải quân Trung Quốc,
Hàng không mẫu hạm,
Quân đội Trung Quốc,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Varyag,
Tân Hoa xã,
trung quốc,
Ukraina
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
>> F-22 luyện tập đánh J-10?
[VietnamDefence news] Không quân Mỹ đã điều một số máy bay huấn luyện Т-38 Talon tới căn cứ không quân Holloman, nơi bố trí các tiêm kích thế hệ 5 F-22 trong 6 tháng.
Т-38 được phát triển dựa trên tiêm kích F-5, sẽ đóng vai trò đối thủ của F-22 và có khả năng thực hiện 3 chuyến bay/ngày với chi phí khai thác thấp. Yếu tố này khiến nó có lợi thế hơn so với F-15, ngoài ra, T-38 cũng có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ. Theo đại tá không quân Mỹ Molloy, Т-38 có kích thước nhỏ, sức cơ động cao và khó phát hiện nó trên không. Bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và bức xạ điện từ yếu có thể giúp phi công Т-38 “trừng phạt” phi công F-22 nếu anh ta phạm sai lầm khi luyện tập không chiến. Xuất hiện câu hỏi việc huy động Т-38 để huấn luyện phi công F-22 có phải nhằm mục đích huấn luyện họ không chiến với các máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc hay không? |
Nhãn:
Căn cứ không quân Holloman,
china,
Không quân Mỹ,
Không quân Trung Quốc,
Máy bay huấn luyện Т-38 Talon,
Tiêm kích F-5,
Tiêm kích J-10,
trung quốc
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011
>> 1.000 chiếc J-20 sẽ làm Nga, Mỹ điêu đứng?
Một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đưa ra một giả thuyết rằng, nếu Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 Nga và Mỹ sẽ "điêu đứng".
Máy bay J-20 của Trung Quốc tạo ra "làn sóng" bình phẩm quốc tế. Đối với vấn đề tài chính, Trung Quốc tuyên bố có đủ khả năng để phát triển 1.000 máy bay J-20. Máy bay chiến đấu F-22 có giá khoảng 240 triệu NDT, trong khi đó mỗi máy bay J-20 của Trung Quốc có giá khoảng 200 triệu NDT, 1.000 máy bay J-20 khoảng 200 tỷ NDT. Số tiền này chỉ tính riêng các khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc đã có đủ. Nếu như Mỹ không trả đủ cho Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn các ngân sách khác đủ để phát triển 1.000 máy bay J-20. Ngoài ra, còn chế tạo thêm một vài tàu sân bay mới để đe doạ Mỹ. Mỹ đối phó thế nào? Một điều dễ dàng nhận thấy rằng Mỹ, Trung Quốc và Nga đang chạy đua vũ trang. Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 chắc chắn Mỹ sẽ chế tạo 1.000 hoặc 2.000 máy bay chiến đấu F-22 nhằn cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. 1.000 máy bay F-22 sẽ làm nền kinh tế Mỹ sụp đổ? Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ đang rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu như chế tạo F-22 nhằm đối trọng với 1.000 máy bay J-20 chắc chắn chính phủ Mỹ phải cho in thêm tiền và điều này làm cho đồng USD rớt giá trên thị trường. Kế hoạch trang bị cho quân đội của Mỹ trong tương lai đã làm cho Bộ tài chính Mỹ phải “đau đầu”, thêm nữa Mỹ đã phải chi rất nhiều cho thương vụ F-35. Do vậy Mỹ cứ tiếp tục chạy đua vũ trang với Trung Quốc sẽ làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Bên cạnh đó, sau khi chế tạo thành công một số lượng lớn máy bay chiến đấu để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc phía Mỹ sẽ phải tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế. Sách lược của Nga? Hiện nay không quân Nga đứng vị trí thứ 2 trên thế giới, nếu như Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 Nga cũng sẽ chế tạo 1.000 máy bay Su-T-50 hoặc các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 cùng loại để cân bằng với Trung Quốc. Đối với nền kinh tế của Nga hiện nay, việc chế tạo 1.000 máy bay T-50 sẽ làm cho nước Nga đến bên bờ vực phá sản. Việc chế tạo 1.000 máy bay J-20 của Trung Quốc chỉ là giả thuyết, nhưng giả thuyết này rất có khả năng sẽ xảy ra vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chế tạo 200 máy bay J-20 đã khiến cho Nga và Mỹ liên tục tăng chi phí quốc phòng. Cuộc chạy đua vũ trang một cách âm thầm này đã khiến cho nền kinh tế của Nga và Mỹ “điêu đứng”. Một chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 sẽ tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang lớn đối với Nga và Mỹ, nhưng sau đó Trung Quốc nên lùi lại vị trí thứ 2 hoặc 3 để giải quyết các vấn đề tranh chấp với Nhật Bản và tại các khu vực ở Thái Bình Dương. Chuyên gia này chỉ ra, sau khi thực hiện một cuộc chạy đua vũ trang như vậy, Nga và Mỹ sẽ khó lòng can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc vì còn phải khôi phục nền kinh tế đang trượt dốc của mình. Điều này sẽ tạo ra một sự thuận lợi lớn đối với Trung Quốc trong việc thống nhất đất nước và giải quyết các vấn đề tranh chấp. |
Nhãn:
china,
Defence News,
http://military.china.com,
j20,
Mỹ,
Nga,
su -33,
Thái Bình Dương,
trung quốc
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
>> Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?
Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ.
Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc. Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng. Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”. Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang. Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước. “Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.” Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật. Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc. Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển. Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình. Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười. Nguyễn Hải Hoành lược dịch Các ghi chú trong dấu [ ] là của người dịch Bối cảnh cuộc chiến tranh 1979. Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử. Nguồn - 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网 http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html - 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网 www.stnn.cc 2010-12-21 http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html - 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57) http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918 |
Nhãn:
chiến tranh biên giới Việt Trung 1979,
china,
defence,
http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918,
http://military.china.com,
trung quốc,
viet nam,
việt nam
Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011
>> Ấn Độ mua ‘ngôi sao’ pháo binh M-777 đối phó Trung Quốc
Lực lượng pháo binh luôn được coi là “anh cả” trong quân đội Ấn Độ.
Lực lượng pháo dã chiến M-777 trong cuộc tập trận quy mô lớn. Đầu tháng 1/2010, cơ quan an ninh quốc phòng Mỹ đã thông báo sẽ xuất khẩu một số loại vũ khí mới trong đó có việc cung cấp pháo M-777 cho Ấn Độ. Cuối năm 2010 và đầu năm 2011, Ấn Độ đã 2 lần thử nghiệm tính năng kĩ chiến thuật của loại pháo này. Theo thông báo của cục kĩ thuật quân sự Mỹ, pháo M-777 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu, trong năm 2011 sẽ xuất sang Ấn Độ một số lượng lớn loại vũ khí này. Loại pháo M-777 cỡ nòng 155mm này vượt qua tất cả các loại pháo mà Ấn Độ sở hữu, có thể chiến đấu trong mọi điều kiện khí hậu, được trang bị hệ thống định vị laser quang học, tầm bắn lên tới 30 km, sẽ được trang bị cho 5 sư đoàn pháo binh của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ mua 145 khẩu pháo này cùng hệ thống định vị laser quang học và các thiết bị liên quan khác, tổng trị giá hợp đồng là 647 triệu USD. Tính năng độc đáo của M-777 M-777 là loại pháo đầu tiên trên thế giới được sản xuất bằng titan và hợp kim nhôm, do đó nó có tính cơ động rất cao. Trong 10 năm trở lại đây, giới quân sự thế giới cho rằng chỉ có loại pháo 105mm mới có thể được vận chuyển bằng trực thăng Cougar và Black Hawk, nhưng M-777 ra đời đã làm thay đổi quan niệm này. M-777 có một thiết kế độc đáo làm giảm đáng kể trọng lượng của nó, tổng trọng lượng chỉ bằng một nửa pháo M-198 155mm của Mỹ, do vậy nó có thể được vận chuyển bằng các loại máy bay vận chuyển như C-130, C-141, C-5 và C-6, cũng có thể sử dụng trực thăng UH-60L/UH-60M Black Hawk, CH-53E/CH-53D và máy bay MV-22 Osprey để vận chuyển loại pháo này. Máy bay MV-22 Osprey vận chuyển M-777. Tầm bắn, tính ổn định, độ chính xác và độ bền của loại pháo này rất cao không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài. Với đạn pháo M-109 thông thường, tầm bắn xa của M-777 là 24 km. Với đạn pháo trợ lực ERFB, tầm bắn của M-777 được gia tăng lên đến 30 km. Đặc biệt với loại đạn pháo thông minh EXCALIBUR tự tìm mục tiêu định trước bằng vệ tinh định vị GPS thì pháo dã chiến M-777 có thể bắn xa đến 40 km. Tính chính xác của M-777 so với các loại pháo hiện nay có rất nhiều cải tiến. Trong một lần tác xạ trắc nghiệm ở Trung Tâm Thử Nghiệm Quân Sự Yuma Proving Ground của Lục Quân Mỹ, 13 trong số 14 quả đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR được khai hỏa từ xa 24 km rơi vào mục tiêu chỉ định trong vòng 10 m. Cấu tạo của đạn M-982 EXCALIBUR. Theo báo cáo của Ấn Độ, vì để đối phó với Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn rất nhiều hạng mục vũ khí tiên tiến để bố trí tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài Pháo M-777 Ấn Độ còn mua thêm 4 máy bay trinh sát mới và biên chế cho mỗi sư đoàn pháo binh 200 khẩu pháo tầm xa. |
Nhãn:
Ấn Độ,
china,
india,
M-777,
M-982 EXCALIBUR,
trung quốc
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011
>> Mây đen bao phủ thị trường vũ khí Nga - Trung (kỳ 1)
Số tháng 11 của tạp chí Kanwa Asian Defence đăng tải đánh giá triển vọng các loại vũ khí cơ bản của Nga trên thị trường Trung Quốc.
Tiêm kích Sukhoi, chiến đấu cơ "thèm khát" một thời của Trung Quốc. Việc đào tạo là kinh nghiệm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thiết kế các biến thể máy bay tiêm kích của mình dựa vào thiết kế của Nga. Tất cả điều đó đã diễn ra vào giữa những năm 1990. Trung Quốc chưa bao giờ mua của Nga giấy phép sản xuất máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK. Không dưới 3-4 máy bay tiêm kích J-11BS được sản xuất ở Trung Quốc năm 2008 đang được thử nghiệm ở Nhan Lương (Yan Lian). Như vậy là thị trường Trung Quốc hầu như đã đóng lại đối với máy bay tiêm kích Su-27UBK. Tầm quan trọng của việc Trung Quốc sao chép thành công máy bay tiêm kích Su-27UBK vượt quá việc sao chép thành công J-11B. Người ta biết rõ rằng, các thiết kế Su-30MKK và МК2 dựa trên Su-27UBK hay là sự hiện đại hóa nó. Như vậy, ta có mọi cơ sở để phỏng đoán rằng, trong 10-20 năm nữa, Trung Quốc sẽ có thể phát triển được các biến thể làm nhái máy bay tiêm kích Su-30MKK và МК2 dựa trên J-11B. Vì lý do đó, Su-30MKK và МК2 không có triển vọng trên thị trường Trung Quốc. Với tư cách một bệ mang quá độ, máy bay tiêm kích đa năng J-11B đã vượt qua tất cả các thử nghiệm bay vào năm 2010. Từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện dự án tàu sân bay cỡ lớn, Trung Quốc rất hy vọng nhận được các máy bay tiêm kích trên hạm Su-33. Nhưng Trung Quốc cũng đã có biến thể làm nhái J-15. Căn cứ trình độ “công nghệ làm nhái” và trình độ công nghệ của công nghiệp hàng không Trung Quốc, Kanwa dự báo, việc triển khai sử dụng J-15 sẽ mất 5-10 năm nữa. Trung Quốc hào hứng với hợp đồng tiềm kích hạm Su-33 có điều kiện. Ngoài ra, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành những nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo máy bay 2 chỗ ngồi với các phi công ngồi vai kề vai. Trên một đoạn video do công ty AVIC I giới thiệu trước đó có hình ảnh một máy bay huấn luyện với vị trí các phi công ngang nhau giống như Su-33KUB, đang thử nghiệm điện từ đối với radar. Nếu đó là sự thật thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục sao chép máy bay ném bom Su-34 dựa trên J-11BS và Su-33KUB dựa trên J-15. Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga sẽ không đến được thị trường Trung Quốc. Điều đó bị quy định bởi chính tiến trình phát triển của dự án Т-50, bởi vì nó trước hết có “dấu ấn Ấn Độ” rõ nét. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển các máy bay tiêm kích thế hệ 5 nội địa. Động cơ máy bay - điểm sáng trong thị trường vũ khí Theo một báo cáo xuất hiện ở phương Tây vào năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm các động cơ thế hệ mới với lực đẩy 15.000 kg ở chế độ tăng lực. Theo một nguồn tin uy tín của Kanwa, việc nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ mới với các tham số mức trang bị lực kéo tốt hơn do công ty Chian tiến hành đang ở tình trạng nan giải bởi vì ngay khi thử nghiệm động cơ WS10A lực đẩy 13.200 kg đã thấy những vấn đề tương tự gây ra bởi sự không ổn định các tham số làm việc của nó do hỏng hóc của một số bộ phận (theo các báo cáo nội bộ). Lịch trình nghiên cứu nội bộ của công ty Liming Engine Factory ở Thẩm Dương cho thấy rõ rằng, động cơ với lực đẩy mạnh có tên Thái Sơn (Taishan) sẽ bước sang giai đoạn phát triển cuối vào năm 2020. Cũng theo lịch trìh này, việc phát triển động cơ WS10A dự kiến hoàn tất năm 2010-2011. Việc chuẩn bị sản xuất động cơ WS13 vốn là hàng nhái động cơ Nga RD-33 đang được Guizhou United Engine Corporation tiến hành gấp rút. Nhưng năm 2010, những khó khăn kỹ thuật nghiêm trọng vẫn còn và có vẻ là Trung Quốc mới chỉ chế tạo được mẫu chế thử WS13 sa lầy ở giai đoạn “5 so sánh” (5 giai đoạn sao chép). Trong tình hình hiện tại, theo Kanwa, trong 10 năm tới, các động cơ RD-33, AL-31FN và AL-31F có tương lai rất tươi sáng ở Trung Quốc. Trung Quốc không có lựa chọn nào khác và họ chỉ còn cách tiếp tục nhập khẩu các động cơ này từ Nga cho đến khi chính phủ Nga áp đặt hạn chế chính trị đối với các hợp đồng này. Kanwa dự báo, chừng nào Trung Quốc còn chưa triển khai được sản xuất động cơ nội địa WS10A, thì họ sẽ không thể xuất khẩu máy bay tiêm kích J-11B và J-11BS bởi vì việc đó sẽ gây ra sự phản đối quyết liệt từ phía Nga. Trong khi đó, việc sản xuất hạn chế J-11B/BS vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của không quân và hải quân Trung Quốc. Nhưng ở chân trời năm 2020, khi động cơ WS10A được tích hợp hoàn toàn với J-11B/BS, Trung Quốc sẽ không do dự ráo riết xúc tiến các máy bay này ra thị trường các nước thứ ba cùng với các biến thể Su-30MKK/МК2 do Trung Quốc phát triển dựa trên máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi J-11B/BS. Trung Quốc không bao giờ thừa nhận các máy bay chiến đấu đó là làm nhái máy bay Nga và sẽ khẳng định chúng là máy bay do Trung Quốc phát triển. Từ góc độ luật pháp Trung Quốc, không hề có hạn chế gì đối với việc xuất khẩu J-11B/BS, nhất là cho các đồng minh của Trung Quốc như Pakistan. |
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
>> Tìm hiểu 'lão làng' của Hải quân Trung Quốc
Type 037 là thế hệ tàu tuần tra chống ngầm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được phát triển từ những năm 1950 - 1960. Tàu ngầm lớp Type 037 (Hải Nam) trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Sự phát triển của chương trình Type 037 là thành quả sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc và thất bại thử nghiệm tác chiến của tàu tuần tra cỡ lớn lớp Kronstadt của Liên Xô. Trung Quốc đã nhập khẩu 6 trong số 20 chiếc tàu lớp Kronstadt đầu tiên có tải trọng 300 tấn từ Liên Xô vào năm 1956, lắp ráp hai chiếc từ các bộ phận do Nga chế tạo, và 12 chiếc sau đó được đóng tại các nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu vào năm 1957. Tàu chiến lớp Kronstadt của Liên Xô được chào đón trong những ngày đầu về đến Trung Quốc. Thời kỳ đó, Hải quân Trung Quốc cần đẩy nhanh tốc độ đóng tàu để phục vụ tác chiến duyên hải, đối phó với Đài Loan. Các tàu lớp Kronstadt của Liên Xô trước đây không đáp ứng yêu cầu của về tốc độ, hỏa lực tấn công, khả năng chống gió, độ tin cậy, và tầm hoạt động… Vì vậy, tàu tuần tra chống ngầm có tải trọng 300 tấn mới trở thành yêu cầu cấp bách. Trong năm 1959, Hải quân Trung Quốc (PLAN) nỗ lực thực hiện để thay thế các tàu lớp Kronstadt bằng loại tàu có kích cỡ và tải trọng tương đương. Tất cả công việc được giao cho Viện 701 của Học viện Hải quân dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân. Phụ trách dự án là ông Xu Zhenqi, cố vấn của Viện 701, người được đánh giá như một huyền thoại của Hải quân Trung Quốc. Ông Xu tốt nghiệp Trường Không quân và Tàu ngầm ở Phúc Kiến, Hải quân Quốc Dân Đảng, và phụ trách giám sát chất lượng các chiến hạm Trung Quốc được mua từ nước ngoài. Năm 1952, ông Xu được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế, Cục Xây dựng và Sửa chữa tàu Hải quân, sau đó được bổ nhiệm là chuyên viên thiết kế cao cấp. Ngoài công việc thiết kế Type 037, ông Xu còn phụ trách chương trình phát triển Type 062. Cho đến khi mất vào năm 1982, tất cả tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc đều có dáng dấp thiết kế ban đầu của ông. Thông số kỹ thuật và trang bị vũ khí của Type 037 Ban đầu, thông số kỹ thuật mà các cố vấn Liên Xô đưa ra có đôi chút thay đổi so với lớp tàu Kronstadt (thiết kế của Hải quân Trung Quốc mang tên Type 6604), rút độ cao đường mớn nước và giảm chiều dài thân tàu xuống còn 52 mét. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình mẫu đã phát hiện con tàu không đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu là 28 hải lý/giờ. Sau nhiều cuộc thử nghiệm đã xây dựng và thông qua được bản tái thiết kế chuẩn là giảm chiều rộng và tăng chiều dài thân tàu lên 58,8 m; tàu có bốn động cơ diesel Type 40II với công suất 2.200 mã lực. Đồng thời, tốc độ tối đa của mẫu thiết kế mới đã tăng từ 24 lên đến 28 hải lý/giờ. Tàu Type 037 được trưng bày tại công viên. Thông số cơ bản của Type 037: Lượng giãn nước (tấn): chuẩn: 375; hết tải: 392; Kích thước (mét): dài: 58,8; rộng: 7,2; cao: 2,2. Việc không đủ không gian làm việc trong phòng máy là một trong những thiếu sót quan trọng hơn khi thiết kế tàu lớp Kronstadt. Để khắc phục sự cố kỹ thuật này, phòng động cơ của Type 037 đã được tăng lên bằng cách di chuyển phòng của thủy thủ đoàn về phía trước bốn mét, do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo trì được thuận tiện hơn. Một số nhà phân tích dự đoán Type 037 là loại tàu tuần tra OS-1 của Liên Xô trước đây được cải tiến mở rộng, một cáo buộc mà các nhà thiết kế Trung Quốc kiên quyết phản bác vì Trung Quốc không bao giờ nhập khẩu bất kỳ chiếc tàu OS-1 nào. Thân tàu của Type 037 được đóng hoàn toàn bằng tấm kim loại cơ bản và có 2 tầng. Tầng 1 là kho chứa đạn dược, buồng nghỉ của thủy thủ đoàn và phòng máy. Trong khi tầng trên là phòng chỉ huy, định hướng, radar, chống ngầm. Về vũ khí, kho vũ khí chống ngầm của Type 037 bao gồm: - Bốn ống phóng 5 nòng RBU 1200 được gắn cố định với bệ ở sườn tàu. - Hai dàn vũ khí ngầm, mỗi dàn 4 ống BMB-2. Hệ thống định vị chống ngầm ban đầu VS-1 được thay thế bằng hệ thống SJD-3 bắt đầu hoạt động từ ngày 19/12/1976; tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thay đổi về mẫu thiết kế của Type 037. Pháo phòng không. Dàn rocket chống ngầm. Hải quân Trung Quốc muốn sử dụng pháo tự động nòng kép AK230 30 mm của Liên Xô là hệ thống vũ khí thứ hai trang bị cho Type 037. Tuy nhiên, do quá trình thiết kế và sản xuất của AK230 bị trì hoãn, nên Hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo 2 nòng Type 61 25mm/60 có tốc độ bắn 270 viên/phút và đạt tầm xa 3km để thay thế. |
Nhãn:
china,
Hải quân,
Hải quân Trung Quốc,
pla,
trung quốc
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
>> Trung Quốc mơ mộng siêu pháo điện từ
Pháo điện từ được cho rằng sẽ trở thành vũ khí chủ lực trong tương lai, nếu đạt được công suất tối đa, nó có thể đưa đầu đạn đi xa tới trên 500 km. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)