Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia. >> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông >> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941 Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình. Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm. Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương. Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền. Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm. Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân. Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này. Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị. Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình. Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới. Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược. Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos. Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ. Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực. Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông. “Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận. (Sohoa) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn K-300P Bastion-P. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn K-300P Bastion-P. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
>>Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.
Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.
Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng. Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này. Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm. Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển. Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg. Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương. Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm. Chiến thuật thông minh Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km). Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương. Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P. Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu. Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải... Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”. Nới rộng tầm bảo vệ Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền. Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond. Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30. Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang. Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này. Triển vọng trong tương lai Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới. Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva). Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa. Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5, tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực. Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này. Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực. Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả; Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
[BDV news]
|
Nhãn:
Chủ quyền biển đảo,
đông nam á,
Hải quân Việt Nam,
K-300P Bastion-P,
Tên lửa Brahmos,
tên lửa Yakhont,
Tiêm kích Su-30MK2,
Vịnh Zond,
Xe bệ phóng Bastion-P
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
>> Không thể lùi bước!
Hành động ngang ngược, táo tợn theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” của các tàu phía Trung Quốc đã gây phẫn nộ trong dư luận suốt mấy ngày qua. Ngày 27/5 vừa qua, tức khoảng 1 ngày sau khi xảy ra việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi tàu này đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối hành vi này của các tàu Trung Quốc. Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao cũng đã tổ chức họp báo khẳng định quan điểm của Việt Nam. Theo đó, “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”. Bà Nguyễn Phương Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, kịch liệt bác bỏ luận điệu của phía Trung Quốc (cho rằng Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu khí vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và làm tổn hại tới lợi ích của phía Trung Quốc). Bà khẳng định khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý theo Công ước Luật Biển quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Cũng theo bà Nguyễn Phương Nga, phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Với tất cả những động thái trên, các cơ quan có chức năng của Việt Nam đã bày tỏ sự kiên quyết cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Những lập luận của chúng ta đưa ra đều có căn cứ thực tiễn và tính pháp lý thuyết phục. Người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng. Dĩ nhiên cũng có quyền đòi hỏi một thái độ tương tự từ các nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Vì vậy, Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Cũng chính vì thế mà hành động ngang ngược, táo tợn theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” của các tàu phía Trung Quốc đã gây phẫn nộ trong dư luận suốt mấy ngày qua. Đó là một hành động không thể chấp nhận, bởi rõ ràng nó vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Mặt khác, chính hành vi đó đã đi ngược lại các tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc rằng Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Có thể nói, việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5/2011, cộng với phát biểu vô lý của người phát ngôn của Trung Quốc đã gây tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Hiện nay, đối phó với mưu đồ khai thác dầu khí ở biển Đông một cách có chủ ý của phía Trung Quốc, ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam đang hết sức vất vả. Tuy thế, ngư dân Việt Nam vẫn vượt mọi khó khăn để bám biển, giữ ngư trường. Công ty TNHH một thành viên Điều hành và khai thác dầu khí trong nước của Tập đoàn Dầu khí vẫn duy trì hoạt động thăm dò, khai thác trên vùng biển chủ quyền… Đó là thái độ tự tin khẳng định rằng chúng ta có quyền sinh sống, làm ăn, phát triển kinh tế trên vùng đất, vùng biển của chúng ta. Không vì bất cứ lý do gì mà chúng ta có thể lùi bước trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta! [VietnamDefence news] |
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011
>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược. Sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hai nước. Trước đó đầu tháng 5/2011, Hải quân Nhân Dân Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên. Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD. Zelenodolsky PKB đã đề xuất biến thể của tàu hộ tống tên lửa Tatarstan cho Hải quân Việt Nam với một loạt các nâng cấp. Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đang được đưa lên tàu vận chuyển. Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm. Đặc biệt, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ. Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng không và tàu ngầm. Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến biên đội, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được. Hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc. Hiện tại Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới. Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ. Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất tên lửa chống tàu Yakhont. Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636. Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam. Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam. Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống tên lửa Gepard. Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây. TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ [VietnamDefence news] |
Nhãn:
đông nam á,
Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Nga,
Hải quân Việt Nam,
K-300P Bastion-P,
Laguna-11661,
Phòng thủ bờ biển,
Quân đội Việt Nam,
TSAMTO
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
>> Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont
Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam. Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị. Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ. Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S. Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm. Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân. Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam. Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD. Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М. Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006. Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD. Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna. Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990. Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9. Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007. Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam. [VietnamDefence news] |
Nhãn:
Hải quân Nga,
Hải quân Việt Nam,
K-300P Bastion-P,
Molnya,
P-800 Yakhont,
Rosoboronoexport,
Tàu Molnya Projekt 1241.8,
tên lửa,
tên lửa Yakhont
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)