Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích Su-30MK2

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-30MK2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-30MK2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Việt Nam từng "chạm được 1 tay" vào 2 phi đội tiêm kích Mirage-2000 của Pháp ?

Một cuộc thảo luận trên diễn đàn Defence Talk tiết lộ, vào những năm 1990 Việt Nam đã đàm phán mua tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp nhưng thương vụ này không thành công.

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN


Sau khi các chiến dịch bảo vệ biên giới kết thúc, Không quân Việt Nam thấy cần phải có một loại máy bay vừa đảm đương nhiệm vụ bảo vệ không phận vừa có khả năng tấn công mặt đất, hay nói cách khác là thiếu một tiêm kích đa nhiệm. MiG-21 thời đó là một tiêm kích xuất sắc nhưng nó không có khả năng đa nhiệm. Do đó, Không quân Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong việc chi viện hỏa lực đường không.

Bổ sung trang bị loại máy bay đa nhiệm có khả năng tấn công mặt đất là điều cấp thiết đối với Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia. Trong những tiêm kích đa nhiệm thời đó, Mirage-2000 của hãng Dassault Aviation là một ứng viên xuất sắc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã từng chạm được một tay vào việc sở hữu 2 phi đội tiêm kích đa nhiệm Mirage-2000.

Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp vào năm 1982. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2,2 lần tốc độ âm thanh (2.530 km/h).

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, khả năng mang tải trọng vũ khí tốt, đặc biệt, tiêm kích này tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Bên cạnh đó, năm 1990 nhà sản xuất Dassault đã giới thiệu biến thể nâng cấp Mirage-2000-5 với nhiều tính năng ưu việt, trang bị radar mới có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mirage-2000 đã có màn trình diễn ấn tượng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Nếu thương vụ này thành công, Mirage-2000 kết hợp với Su-30MK2 Không quân Việt Nam sẽ có được sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực.
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Pháp và tập đoàn Dassault về việc mua bán 2 phi đội bao gồm 24 chiếc Mirage-2000, hợp đồng dự định sẽ được ký kết vào năm 1996.

Tuy nhiên, khi mọi chuyện gần xong xuôi thì Chính phủ Mỹ đã gây áp lực trong hợp đồng này. Dưới áp lực từ phía Mỹ, Chính phủ Pháp và Dassault từ chối ký hợp đồng bán tiêm kích Mirage-2000 cho Việt Nam.

Đó là do Việt Nam và Mỹ, dù đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, một năm trước khi Việt Nam tiến hành đàm phán mua Mirage-2000 nhưng Mỹ vẫn còn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Về lý thuyết, Pháp vẫn có thể bán Mirage-2000 cho Việt Nam nhưng họ đã không làm điều đó vì lo ngại những áp lực của Mỹ.

Một số chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng, nếu thương vụ Mirage-2000 thành công, Việt Nam mua được Mirage-2000 kết hợp cùng với Su-27/30 của Nga sau này sẽ tạo ra cho Không quân Việt Nam sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Cần lưu ý rằng, Su-30MK2 xuất khẩu dùng rất nhiều thiết bị điện tử có nguồn gốc từ Pháp nên khả năng chia sẽ dữ liệu giữa Su-30MK2 và Mirage-2000 nhiều khả năng sẽ trở nên dễ dàng hơn.


(Theo Infonet)

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K

Việc Nga công bố quyết định sẽ bán lại 18 chiến đấu cơ đa năng Su-30K đã qua sử dụng cho đối tác tiềm năng đặt ra nhiều câu hỏi. Ai sẽ là đối tác trong thương vụ này?


>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam


http://nghiadx.blogspot.com
Nga lên kế hoạch nâng cấp Su-30K/MK lên Su-30KN hiện đại hơn để bán cho một nước thứ ba.

 Mới đây, RIA Novosti dẫn lời Phó Giám đốc thứ nhất Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Alexander Fomin cho hay, Nga quyết định bán lại lô máy bay tiêm kích Su-30K bị Ấn Độ từ chối trong năm 2003, do liên quan đến các vấn đề sự cố của động cơ.

Như thông báo trước các phóng viên của ông Fomin, lô 18 máy bay Su-30K trước đó được Quân đội Ấn Độ sử dụng, đang nằm trong xưởng sửa chữa máy bay ở Belarus, dự kiến sẽ bán cho "mọi khách hàng tiềm năng".

Theo RIA, 18 chiến đấu cơ này có những đặc điểm kỹ chiến thuật thấp hơn so với Su-30MKI. Do đó, Su-30K/MK không có động cơ lực đẩy vector đa chiều hoặc 2 cánh mũi ở phía trước và khả năng cơ động cũng kém hơn.

Hệ thống điện tử hàng không của Su-30K/MK cũng được xây dựng với những đặc điểm thấp hơn so với Su-30MKI do HAL trang bị sau này, gồm các hệ thống điện tử tích hợp của Pháp và Israel.

Chính vì vậy, 18 chiếc Su-30K/MK sẽ được đại tu và sẽ thực hiện đầy đủ những nâng cấp cần thiết đối với yêu cầu của khách hàng.

Theo các nguồn tin không chính thức, chi phí nâng cấp tốn 5 triệu USD/chiếc, nhưng giá trị mỗi chiếc rất có thể sẽ rẻ hơn máy bay mới.

Nhưng có thể đó mới chỉ là mặt nổi, còn phần chìm trong các cuộc đàm phán (vũ khí đi kèm) và thực hiện những nâng cấp theo yêu cầu khách hàng, giá trị của mỗi chiếc máy bay sẽ là một ẩn số.

Nước nào là khách hàng số 1?

Nói về các khách hàng tiềm năng để mua 18 máy bay Su-30K, dễ dàng có thể sơ điểm ra những khách hàng tiềm năng nhất gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Belarus, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.

Trong đó, khả năng mua lại bởi Ấn Độ là 0% bởi chính họ đã từ chối số máy bay này.

Indonesia đã có một hợp đồng mới để mua 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga, các chiến đấu cơ đa năng này đều tập trung cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Vì vậy, khả năng mua Su-30K của Indonesia là không cao.

Malaysia tuy có kế hoạch mua thêm 18 chiến đấu cơ mới nhưng cũng giống như Indonesia, chiến lược không quân của họ tập trung cho biển, vì vậy, Su-30K tác chiến ở lục địa không phải là lựa chọn hợp lý.

Khả năng Trung Quốc mua cũng không cao, bởi công nghệ sao chép máy bay dòng Su-30 của họ đang phát triển tốt.

Venezuela cũng tập trung mua biến thể Su-30MK2 giống như Việt Nam, tuy nhiên, họ có kế hoạch mua chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc bởi chi phí thấp, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai quốc gia này cũng đang không ngừng tiến triển trong thời gian gần đây.

Algeria và Nga đang xảy ra vụ "scandal" khi Algeria nghi ngờ rằng, máy tính trên khoang, bộ não của Su-30MKA chịu ảnh hưởng đáng kể của công nghệ Israel và phối hợp hoạt động với hệ thống gây nhiễu trên khoang Elta EL/M8222 của hãng IAI và màn hình hiển thị chính diện SU967 của Elbit Systems đều của Israel.

Song sát Su-30KN và Su-30MK2

Theo một blog quân sự Nga, hai ứng cử viên tiềm năng nhất là Việt Nam và nước chủ nhà Belarus - nơi đang sửa chữa 18 máy bay Su-30K của Nga.

Belarus đang có kế hoạch sẽ cho các phi đội máy bay Su-24 của họ "nghỉ hưu", sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn liên tiếp đối với loại máy bay này trong tháng 10/2011 và tháng 2/2012.

Nhiều nguồn tin suy đoán rằng nước cuối cùng sở hữu số máy bay Su-30K này có thể là Việt Nam, nhưng nó vẫn có khả năng ở lại Belarus.

Đánh giá về Việt Nam, ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung Tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược cho biết, Việt Nam đang cần bổ sung thêm các chiến đấu cơ đa năng để tiếp tục tiến thẳng lên hiện đại và củng cố tiềm lực không quân của mình.

Trong đó, khả năng Việt Nam vẫn tiếp tục lựa chọn dòng tiêm kích Su-30 của Nga làm chủ lực cho các phi đội hiện đại của bởi Không quân Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các tiêm kích Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN phóng tên lửa.

Mặt khác, 120 chiếc Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21 đang phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam, dù đã từng bước được nâng cấp, nhưng được cho là đã lỗi thời và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trước các tiêm kích hiện đại của đối phương. Chính vì vậy, chúng cần được dần thay thế bằng các chiến đấu cơ mới, có khả năng tác chiến vượt trội.

Nhu cầu về trang bị các tiêm kích chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lục quân và không chiến của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tăng lên từng ngày.

Trong cả 3 hợp đồng mua máy bay Su-30MK2 trong năm 2003, 2009 và 2010 (tổng là 24 chiếc Su-30MK2V), Việt Nam đều đặt hàng máy bay tăng cường khả năng tác chiến trên biển.

Trong khi đó, biến thể Su-30K/MK mà Nga bán lại được thiết kế tăng cường đánh đất và không chiến. Với một mức giá phù hợp và những ưu đãi hợp lý, khả năng nâng cấp liên các chuẩn tiêm kích hiện đại như Su-30KN, lúc đó, Su-30KN sẽ trở nên là một sát thủ trên không đáng gờm hơn cả.

Sự xuất hiện của Su-30KN cùng với Su-30MK2 trong Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tạo nên một cặp bài trùng "lợi hại".

Su-30MK2 chuyên đánh biển - không chiến, hỗ trợ cho Hải quân và Su-30K/MK đánh đất - không chiến, hỗ trợ cho lục quân.

Việt Nam được nhiều nguồn tin Nga đánh giá là khách hàng tiềm năng nhất trong thương vụ này, tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì đó vẫn chỉ là những phân tích "dự đoán" của họ.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 trên bầu trời Việt Nam


Đúng 7h15, các phi công và chuyên gia Nga nhanh chóng di chuyển ra hangar - nơi để những tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại trên thế giới hiện nay chờ chuẩn bị xuất kích.


Trước đó, lúc 6h30, căn cứ quân sự của trung đoàn không quân tiêm kích đa năng 935 (Sư đoàn không quân 370 - Quân chủng Phòng không không quân Việt Nam) yên bình giữa nắng và gió sớm mai.

Nhưng trong phòng họp triển khai nhiệm vụ ban bay là khung cảnh rất tất bật: toàn bộ phi công, chuyên gia người Nga đang ngồi chật kín phòng, sau khi nghe các bộ phận bảo đảm báo cáo tình hình, trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các thành phần bảo đảm tiếp tục các công việc còn lại và chuẩn bị tốt mọi mặt cho hoạt động của ban bay.

Trên tường, bảng kế hoạch bay dày kín tên phi công, số hiệu phi công, số hiệu máy bay, giờ bay. Mỗi giờ bay đều ghi cụ thể yêu cầu từng bài bay huấn luyện và cả những điều cấm kỵ không được làm vì yếu tố an toàn của chuyến bay.

“Thiên nga và hổ mang chúa”

Các chuyên gia và kỹ thuật viên luôn di chuyển, kiểm tra từng chi tiết, đôi mắt không rời chiếc Su-30MK2. Họ bận bịu với những cuộc trao đổi dồn dập. Tất cả chuyên gia đều là người của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi - văn phòng thiết kế số 1 của Nga trong lĩnh vực hàng không. Trong số họ có người là anh hùng không quân Nga được phong cách đây bảy năm. Ông được coi là chuyên gia số một của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi.

Cả không gian căn cứ không quân rộng lớn bị âm thanh gầm rú đầy uy lực của Su-30MK2 chiếm lĩnh. Từng chiếc lần lượt nhẹ nhàng lao ra khỏi hangar, di chuyển ra đường lăn vào khu vực đường băng và lao vút lên trời. Có lúc từng chiếc một, có lúc cả một biên đội.

Ngày hôm nay, các phi công phải thực hiện những bài bay huấn luyện tác chiến nhào lộn phức tạp ở nhiều độ cao. Hai quả tên lửa tinh khôn cũng được gắn vào thiết bị phóng thả của một chiếc Su-30MK2 để phi công bay kiểm tra thông số kỹ thuật sau khi cải tiến.




http://nghiadx.blogspot.com
"Hổ mang chúa" Su-30MK2V xuất kích.


Trong khi đó, trên đài chỉ huy, chỉ huy bay và tổ dẫn đường đang liên lạc với phi công bằng những câu thông thoại ngắn gọn, chuẩn xác. Hôm nay thượng tá Phan Xuân Tình - phó trung đoàn trưởng quân huấn - chỉ huy bay, đang cùng các sĩ quan dẫn đường và một chuyên gia người Nga tập trung theo dõi màn hình với những thông số về tốc độ bay, độ cao... và liên tục đưa ra những câu thông thoại. Tất cả những câu đối không được ghi chép cẩn thận từng chi tiết.

Cùng lúc đó, ở phòng kiểm tra khách quan, đại tá Nguyễn Văn Phượng - phó trưởng phòng quân huấn Sư đoàn không quân 370 - đang theo dõi các bài bay huấn luyện của từng nhóm phi công trong hộp đen và được tái hiện bằng sơ đồ trên màn hình. Có lúc khi tuyến bay vừa kết thúc, anh lại đến phòng họp gặp phi công học chuyển loại, sửa những lỗi mà một phi công trẻ hay mắc phải.
11 năm trước, Đại tá Phượng là một trong bốn phi công từng được cử sang Nga bay thử nghiệm hai dòng máy bay Su-30MK2 và Su-30MKI để tham mưu cho Bộ Chính trị, Quân chủng Phòng không không quân... nên mua cái nào.

“Su-30MK2 ổn định hơn các loại máy bay khác, ít phụ thuộc vào các phương tiện dẫn đường ở mặt đất. Làm chủ được nó là làm chủ bầu trời”, Đại tá Phượng khẳng định.“Ở dưới mặt đất, Su-30MK2 hiền lành như những con thiên nga nhưng khi thực hiện những động tác bay kỹ chiến thuật trên trời, nó dũng mãnh như rắn hổ mang chúa”.

Khi được tận mắt nhìn thấy hình ảnh những chiếc Su-30MK2 bay huấn luyện chiến đấu, tôi mới cảm nhận trọn vẹn cách so sánh đầy biểu cảm của các phi công. Su-30MK2 là loại máy bay có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển. Nó có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000km lên tới 8.000 km!).

Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất... Ở chế độ không đối không, chiến đấu cơ này có thể thực hiện chín nhiệm vụ và mười nhiệm vụ ở chế độ không đối đất.

Đặc biệt, hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất.


Su-30MK2 Việt Nam

Phi công Phạm Hồng Dương (phó chính ủy trung đoàn), người có gần 1.000 giờ bay tích lũy trên cả hai loại Su-27 và Su-30MK2, cho biết: “Su-30MK2 có những kỹ thuật bay mà nhiều máy bay chiến đấu khác không thực hiện được, tính năng cơ động tốt, hệ thống vũ khí tối tân rất thông minh, khả năng làm chủ trên không lớn và rất dài”.

Đây là một trong những loại máy bay cất cánh nhanh nhất, có thể tác chiến mà không cần dẫn dắt của mặt đất. “Tất cả phi công trẻ lần đầu tiên được lái Su-30MK2 đều rất tự hào, hãnh diện vì đó là một dấu ấn lớn trong đời, đánh dấu sự trưởng thành”, phi công trẻ Đỗ Mạnh Hùng nói.

Kỳ tích 14 năm bay an toàn

“Chúng tôi phải thường xuyên bay huấn luyện để rèn luyện bản lĩnh, làm dày dạn thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống trên không, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Có những bài bay huấn luyện phải làm đi làm lại nhiều lần để phi công thật sự thành thạo, nếu có tình huống chiến đấu xảy ra sẽ xử lý rất nhanh," Thượng tá Trần Trọng Tuyến, chính ủy trung đoàn 935, cho biết. Việc bay huấn luyện diễn ra hàng tuần. Có khi nhiệt độ trên đường băng lên đến 45-47 độ C, ban bay vẫn diễn ra như kế hoạch. Có phi công một ngày bay ba chuyến.

“Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2”, thượng tá Tuyến nói.

Một chuyên gia người Nga đã nhiều năm làm việc tại trung đoàn 935 nhận xét: “Đội ngũ kỹ sư máy bay Việt Nam rất thông minh. Nhiều sự cố hỏng hóc ngay cả chúng tôi cũng không xử lý được vì ở Nga chưa từng gặp tình huống như thế, nhưng kỹ sư và nhân viên kỹ thuật người Việt tự mày mò khắc phục được. Còn phi công của các bạn rất giỏi và dũng cảm. Có những tình huống nếu là phi công ở nước khác họ đã nhảy dù, hi sinh máy bay. Nhưng phi công Việt Nam vẫn ở lại cùng máy bay, bình tĩnh xử lý và cứu thành công chiến đấu cơ này”.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất trên thế giới.


Theo thượng tá Nguyễn Gia Nhân - Chủ nhiệm bay trung đoàn 935, chỉ có khoảng 60-70 tình huống có trong sách nhưng thực tế có những tình huống chưa từng thấy trong tài liệu. Với 14 năm liên tiếp bay an toàn, trung đoàn không quân tiêm kích 935 đã làm nên kỳ tích trong lực lượng không quân - nói như phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn.

Đến trung đoàn 935 sẽ được nghe, được gặp những con người đã rất dũng cảm cứu máy bay trong những tình huống đầy kịch tính còn hơn cả phim ảnh. Đặc biệt nhất là câu chuyện cứu máy bay Su-27 bị cháy động cơ khi vừa cất cánh chỉ mấy giây của thượng tá Đào Quốc Kháng (phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn).

Gần đây nhất là kỳ tích cứu Su-30MK2 khi bay tuần tiễu trên biển trở về, cách đất liền tới 600km của phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến (hiện nay là trung đoàn trưởng trung đoàn 935) và chủ nhiệm bay Nguyễn Gia Nhân ngày 9/4/2011.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến, người từng kinh qua tám loại máy bay chiến đấu với hơn 1.500 giờ bay tích lũy, giải thích: “Trong tình huống đó nếu nhảy dù cũng không có lực lượng nào ra cứu kịp. Rơi xuống biển là hi sinh. Nhưng trong tâm trí của chúng tôi luôn nghĩ rằng đất nước mình còn nghèo, khó khăn. Giữ trong tay một tài sản trị giá hơn 50 triệu USD là mồ hôi, công sức của dân thì phải bằng mọi giá, kể cả tính mạng, bảo vệ cho được khối tài sản mà đất nước, nhân dân đã tin tưởng giao cho mình”.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

>> Chiếc Su-30 bị rơi thuộc lô máy bay xuất sang VN ?


Nhiều nguồn tin cho biết, chiếc Su-30MK2 vừa bị rơi ở vùng Viễn Đông nước Nga, thuộc lô hàng chuẩn bị xuất khẩu sang Đông Nam Á.

Theo Interfax, vụ tai nạn xảy ra khi chiếc Su-30MK2 thực hiện chuyến bay thử nghiệmtrước khi bàn giao cho đối tác.

Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do động cơ bên phải bị cháy khi máy bay tăng tốc ở độ cao khoảng 3.000 m, thiệt hại sơ bộ ước tính khoảng 50 triệu USD.

Theo Cục điều tra quân sự ICRF, khi động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 cháy, hệ thống kiểm soát hỏa hoạn của máy bay đã bị hư hỏng và không thể điều khiển được.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không.


ICRF cũng lưu ý, các phi công lái chiếc máy bay gặp nạn cùng với một số bộ phận liên đới sẽ bị truy tố theo điều 351, Bộ luật Hình sự (hành vi vi phạm quy tắc bay). Nguồn tin cũng đề cập đến mức án có thể lên đến 7 năm tù.

Trước đó, một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga nói với Interfax rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn có thể là một lỗi trong hệ thống điều khiển. "Theo số liệu sơ bộ, Su-30MK2 bị rơi vì những vấn đề trong việc kiểm soát bay", nguồn tin giấu tên nói với Interfax.

Các phương án đền bù

"Sự việc xảy ra trong một chuyến bay thử nghiệm”, phát ngôn viên của Tổng công ty hàng không Nga cho biết. Ông này cũng lưu ý, "chiếc Su-30MK2 bị rơi thuộc lô hàng chuẩn bị bàn giao cho khách hàng nước ngoài". Tuy nhiên chi tiết về khách hàng nước ngoài không được tiết lộ.

Tuy nhiên, hiện tại Nga chỉ có 2 hợp đồng cung cấp máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam và Indonesia.

Indonesia mới chỉ đặt mua máy bay loại này cách đây chưa đầy 2 tháng (hợp đồng được ký cuối tháng 12/2011) và theo dự kiến, phải mất gần 1 năm sau viêc bàn giao mới được thực hiện. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn một lô 4 máy bay Su-30MK2 được Nga chuyển giao trong năm nay.

Các nguồn tin lưu ý, thiệt hại này sẽ được phía Nga bồi thường với một mức độ lớn, nhờ các khoản bảo hiểm.

Theo dự đoán, có một số phương thức bảo hiểm khả quan đó là: Nga sẽ đền bù chiếc Su-30MK2 đã mất cho khách hàng bằng một máy bay Su-30 khác, có tính năng hiện đại hơn.

Giải pháp này đã có tiền lệ. Vào năm 1997, trong quá trình vận chuyển bàn giao, 2 chiếc Su-27UBK bị tai nạn cùng với chiếc máy bay vận tải An-124. Sau đó Nga đã đền bù lại bằng việc cung cấp thêm 2 chiếc Su-27PU (Su-30 đời đầu tiên, hiện đại hơn so với Su-27UBK).

Trường hợp không thay thế bằng máy bay khác, Nga có thể hoàn lại tiền tính theo giá của một chiếc máy bay và phải đền bù thêm bởi đã không giao đủ số lượng máy bay trong hợp đồng. Tuy nhiên khả năng này không cao do cả hai phía đều không mong muốn.

Nga cũng có thể giao trước số máy bay đã hoàn thành và tiếp tục chế tạo thêm 1 máy bay để bàn giao sau đó, tuy nhiên khả năng này cũng rất thấp bởi sẽ mất nhiều thời gian.

Đây là vụ tai nạn đầu tiên của Su-30 tại Nga và là lần tai nạn thứ tư liên quan đến loại máy bay này trên thế giới.

Năm 1999, máy bay chiến đấu Su-30MK đã bị rơi tại triển lãm hàng không Le Bourget ở Pháp. Trong tháng 11/2009, và tháng 12/2011, hai chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã bị rơi.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam


Biến thể tên lửa hàng không chiến thuật Kh-31 Mod2 cho tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA sẽ được Nga xuất khẩu trong năm 2012.


Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti hôm 31/1, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga, ông Boris Obonosov cho biết, 2 loại tên lửa hàng không chiến thuật mới nhất là Kh-31AD và Kh-31PD (biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P) sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2012.

Cũng theo ông này, Kh-31AD và Kh-31PD hay gọi chung là Kh-31 Mod2 là biến thể tên lửa chiến thuật hàng không mới độc nhất vô nhị trên thế giới. "Hai biến thể tên lửa mới đang được chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu vào năm 2012 và chúng tôi tin rằng sẽ có những hợp đồng được ký kết trong những năm tới", ông Obonosov nói.

Giám đốc KTRV cũng cho biết, nhiều khách hàng nước ngoài đang quan tâm tới vũ khí mới này. "Chúng tôi đã nhận được một số lời đề nghị từ các đối tác nước ngoài để tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng", tuy nhiên ông Obonosov không tiết lộ chi tiết về các đối tác của KTRV.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31 Mod2 và Su-30 sẽ là "cặp đôi hoàn hảo" trong các nhiệm vụ chế áp điện tử.

Nói về các đặc điểm của hai biến thể tên lửa mới, ông Obonosov nhấn mạnh tới sự vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài, về tầm bắn, tốc độ, trọng lượng đầu đạn, và các tham số khác.

Kh-31PD là tên lửa siêu thanh chống radar, dùng đêt tiêu diệt các đài radar tên lửa phòng không, tên lửa có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới. Hiện tại, Nga mới chỉ trang bị tên lửa này cho máy bay tiêm kích bom Su-34. Ngoài ra, Kh-31PD còn dự kiến sẽ được sử dụng trên tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Theo công bố của Nga, có nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD, trong đó có cả Su-30MK2 của Việt Nam.

Trong điều kiện tác chiến hiện đại ngày nay, với các hệ thống radar tiên tiến, đối phương gây nhiễu điện tử mạnh thì việc mua và trang bị các tên lửa chống radar Kh-31 Mod2 mới để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không của đối phương sẽ là một phương khả thi đối với các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam.

>> Năm Rồng thêm vũ khí “khủng”


4 chiến đấu cơ hiện đại Su-30МК2 tiếp tục về VN cùng tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng-Lý Thái Tổ, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và sắp tới là tàu ngầm Kilo để hình thành “tứ đại hộ vệ” bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.


Trong năm Con Rồng 2012, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga (Rosoboronexport) sẽ bàn giao tiếp cho Việt Nam 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30МК2. Số máy bay này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Su-30МК2 ký kết giữa hai bên vào tháng 2-2010.

4 chiếc Su-30МК2 trong hợp đồng trên, theo Interfax, đã được 2 chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga vận chuyển sang Việt Nam ngày 30/12/2011. Trước đó, Nga đã bàn giao cho Việt Nam 12 chiếc Su-30МК2 theo các hợp đồng ký kết các năm 2003 và 2009.




http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ SU-30MK2 mới nhất của Việt Nam - Ảnh: ĐVO


Sự hiện diện của Su-30MK2 đã nâng cao đáng kể khả năng tác chiến trên không của Việt Nam. Đây là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi thế hệ thứ 4, được sử dụng để chiếm ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết. Su-30MK2 có thể mang theo 8 tấn vũ khí các loại, gồm bom điều khiển có độ chính xác cao, tên lửa đối không hay đối biển có độ chính xác cao... Máy bay có tốc độ tối đa gấp 2 lần tốc độ âm thanh (hơn 2.100 km/giờ), trần bay thực tế 18,5 km và tầm bay 3.900 km.

http://nghiadx.blogspot.com
SU-30MK2 là loại máy bay chiến đấu siêu âm đa năng - Ảnh: ĐVO


Cùng với việc bàn giao 4 chiếc Su-30MK2 những ngày cuối cùng của năm 2011, Nga cũng đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại có khả năng tàng hình thuộc Dự án Gepard 3.9 trong năm Tân Mão vừa qua.

Hai tàu hộ vệ tên lửa sau khi về Việt Nam đã được đặt tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012). 2 con tàu hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam này có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đinh Tiên Hoàng tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo - Ảnh: Trọng Thiết


Hệ thống vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard-3.9 gồm 2 bệ phóng với 8 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km; 1 pháo đa năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.

Vũ khí phòng không tầm gần gồm 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М. Vũ khí chống ngầm gồm 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm và hệ thống rải mìn biển. Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Với tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ), Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lý Thái Tổ có khả năng di chuyển rất nhanh, lên tới 28 hải lý/giờ - Ảnh: Trọng Thiết


Interfax cho hay, Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard 3.9. Hãng tin của Nga này dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky - nhà máy đóng tàu lớp Gepard 3.9 - ông Sergei Rudenko nói, nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm".

Bên cạnh máy bay Su-30MK2 và tàu hộ vệ tên lửa Gepard, Nga cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P. Tổ hợp tên lửa di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa K300P Bastion-P luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước - Ảnh: Trọng Thiết


Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD.

http://nghiadx.blogspot.com
 Sơ đồ bố trí đội hình của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P - Ảnh: Internet


Trả lời Báo Người Lao động sau khi tái đắc cử Bộ trưởng Quốc phòng tháng 8/2011, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 trong thời gian 5-6 năm tới. Tàu ngầm lớp Kilo có biệt danh “lỗ đen” vì khả năng tránh bị phát hiện và được cho là loại tàu ngầm chạy bằng diesel êm nhất trên thế giới.

Tàu được thiết kế để tác chiến chống ngầm và trên biển, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát. Tàu có độ giãn nước 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 m, hoạt động trong phạm vi lên đến 10.000 km với thủy thủ đoàn 57 người. Loại tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Một tàu ngầm lớp Kilo đang hoạt động trên biển - Ảnh minh họa từ Internet


Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết hiện đã có chế độ lương cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm. Theo đó, mức lương của trung úy phục vụ dưới tàu ngầm là 35 triệu đồng/tháng và đại tá 55 triệu đồng/tháng, mức lương cao gấp hơn hai lần so với lương Chuẩn đô đốc hiện tại.

http://nghiadx.blogspot.com
Những học viên tàu ngầm của Việt Nam tại Nga - Ảnh: Giaoduc.net


Những loại vũ khí hiện đại mà Việt Nam trang bị phù hợp khả năng kinh tế của đất nước như máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và tương lai gần là tàu ngầm Kilo 636 sẽ hình thành “tứ đại hộ vệ”, cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần hiệu quả.

Với các loại vũ khí này, lực lượng vũ trang Việt Nam có được năng lực tác chiến đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước), đáp ứng nhu cầu phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

>> Su-30 và các biến thể



>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực
>> F-16 và các biến thể

Su-30 hiện là tiêm kích xuất khẩu chủ lực của Nga với nhiều biến thể và tên gọi khác nhau.

Su-30 là một phát triển nâng cấp của Su-27, ban đầu được gọi là Su-27PU, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1987. Sau đó, Su-27PU được đổi tên thành Su-30, NATO gọi là Flanker-C, Flanker-H, Flanker-G.

Vào năm 1990, Sukhoi đã giới thiệu một biến thể Su-30M, với chữ M có nghĩa là hiện đại hóa. Mẫu Su-30M sau này được chuyển cho Không quân Nga để tiến hành đánh giá.

Tuy nhiên, Su-30M không nhận được đơn hàng từ phía quân đội. Do đó, Sukhoi đã giới thiệu một biến thể mới hướng tới thị trường xuất khẩu có tên gọi là Su-30MK, với MK là viết tắt của hai chữ Modernizirovannyi Kommercheskiy, có nghĩa là hiện đại hóa và thương mại.

Từ Su-30MK bắt đầu xuất hiện thêm nhiều biến thể khác nhau và được đặt tên theo quốc gia được xuất khẩu.

Về cơ bản, các biến thể của Su-30MK là tương đương nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào yêu cầu của từng quốc gia, thiết kế và trang bị của máy bay có sự điều chỉnh, chủ yếu là ở hệ thống điện tử và động cơ.

Su-30MKI

Su-30MKI là biến thể được thiết kế đặc biệt để xuất khẩu cho Ấn Độ, NATO định danh là Flanker-H. MKI là viết tắt của cụm từ (Модернизированный Коммерческий Индийский) trong tiếng Nga được dịch sang tiếng Anh là Modernized Commercial for India (hiện đại hóa và thương mại cho Ấn Độ)


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, biến thể mạnh nhất của gia đình Su-30.


Su-30MKI là biến thể có nhiều khác biệt nhất so với các thàn viên còn lại của gia đình Su-30. Cụ thể Su-30MKI được trang bị thêm cánh ngang phía trước, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP giúp tăng khả năng cơ động. Nhờ vậy, Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất trong gia đình Su-30.

Về hệ thống điện tử, Su-30MKI có hệ thống điện tử phức hợp từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Israel, Ấn Độ, Nga và Pháp. Su-30MKI được trang bị radar NIIP N011M Bars, đây là một radar mạng pha quét điện tử thụ động rất mạnh, cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, hệ thống điều khiển vũ khí kỹ thuật số với khả năng kháng nhiễu rất tốt.

Radar N011M Bars có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 350-400km với các mục tiêu cỡ lớn, theo dõi ở cự ly 200km, tầm quét phía sau là 60km. Radar của Su-30MKI có khả năng phát hiện F-16 ở cự ly từ 140-160km.

Radar này có khả năng theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Vì vậy, Su-30MKI có khả năng hoạt động như một máy bay cảnh báo sớm (một dạng AWACS mini).

Su-30MKI có khả năng mang tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga và Ấn Độ, đặc biệt là tên lửa hành trình BrahMos, có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên biển, được xem là khả năng độc nhất vô nhị.

Dự kiến, tương lai Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được nâng cấp hơn nữa với radar Irbis-E, cải tiến hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu OLS-30, thiết bị ngắm bắn mục tiêu LITENING của Israel.

Su-30MKK

Đây là biến thể xuất khẩu riêng cho Trung Quốc, NATO định danh là Flanker-G, MKK có nghĩa là Mnogofunktsionniy Kommercheskiy Kitayski (máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc)


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.


Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, họ muốn có một biến thể Su-30MK hoàn toàn khác so với Su-30MKI của Ấn Độ. Su-30MKK không có cánh ngang phía trước và động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều. Bù lại máy bay được chế tạo với tỷ lệ sử dụng vật liệu composite và sợi carbon cao hơn, khả năng chịu tải cao hơn.

Su-30MKK có một hệ thống điện tử hàng không được thiết kế để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Không quân Trung Quốc. Đa phần các hệ thống điện tử được sản xuất tại Nga chứ không sử dụng thiết bị điện tử của phương Tây).

So với Su-30MKI của Ấn Độ, radar của Su-30MKK yếu hơn, cụ thể 20 chiếc Su-30MKK đầu tiên được trang bị radar N001VEP, chỉ có khả năng theo dõi 10 mục tiêu ở cự ly 100km, tấn công 4 mục tiêu cùng lúc hoặc 2 mục tiêu trên không và 2 mục tiêu dưới đất.

Su-30MK2

Là biến thể nâng cấp của Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc, chủ yếu nâng cấp hệ thống điện tử. Theo đó, radar N001VEP cho phép hỗ trợ phóng tên lửa chống tàu Kh-31A. Các nâng cấp của Su-30MK2 chủ yếu phục vụ như một máy bay tác chiến trên biển chuyên dụng.

Máy bay được trang bị hệ thống thông tin chiến thuật đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn. Các nâng cấp mới cho phép tấn công mục tiêu chính xác hơn so với biến thể Su-30MKK

Su-30MK2 được đánh giá là biến thể mạnh thứ hai của gia đình Su-30, tuy không có radar mạng pha quét điện tử thụ động và động cơ điều khiển vector lực đẩy như Su-30MK nhưng Su-30MK2 có hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại, các hạn chế về hứng chịu ứng suất trọng trường của Su-30MK được giải quyết hoàn toàn, khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn so với Su-30MKI của Ấn Độ.

Su-30MK3: Là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc từ chiếc số 21 trở đi được trang bị radar Zhuk-MSE, radar có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không với khoảng cách tối đa từ 110-180km, phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 300km.

Radar mới cho phép hỗ trợ phóng tên lửa chống tàu Kh-59 MK. Radar Zhuk-MSE cho phép tấn công 4 mục tiêu mặt đất cùng lúc thay vì chỉ hai mục tiêu như radar N001VEP.

Su-30MKV:
Là biến thể MK xuất khẩu cho Venezuela, có nhiều điểm giống với Su-30MK2. Hệ thống điện tử hàng không và radar được trang bị không được công bố.

Su-30MK2V: Là biến thể Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam với một số cải tiến về hệ thống điện tử hàng không theo yêu cầu nhiệm vụ của Không quân Nhân Dân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Su-30MKA: Là biến thể MK xuất khẩu cho Algeria. Su-30MKA được cho là có nhiều điểm tương tự với Su-30MKI của Ấn Độ nhưng không có động cơ điều khiển vector lực đẩy, hệ thống điện tử chủ yếu từ Nga và Pháp.

Su-30MKM: Là biến thể xuất khẩu riêng cho Không quân Hoàng gia Malaysia, Su-30MKM có một vài hệ thống điện tử tương tự như Su-30MKI của Ấn Độ. Hệ thống điện tử đa quốc gia từ Nga, Nam Phi và Pháp.

Su-30MKM có màn hình hiển thị chính diện hiện đại, hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến, thiết bị chỉ thị mục tiêu laser từ Pháp, cảm biến cảnh báo radar và cảm biến cảnh báo tên lửa của Nam Phi.

Su-30MKM được trang bị cánh ngang phía trước như Su-30MKI của Ấn Độ nhằm tăng khả năng cơ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia.

Theo Defense Industrydaily, Su-30MKM được trang bị radar mạng pha quét điện tử thụ động N011M BARS PESA tương tự như radar của Su-30MKI, cùng với các hệ thống điện tử hiện đại khác cung cấp khả năng tác chiến ngang ngửa với Su-30MKI của Ấn Độ.

Trong gia đình Su-30, biến thể Su-30MKI được đánh giá là mạnh nhất cả về khả năng cơ động và hệ thống điện tử hàng không. Các biến thể còn lại phần lớn là tương tự nhau, chỉ có một vài cải tiến nhỏ theo yêu cầu của từng quốc gia.

Việc nhận biết các biến thể chủ yếu dựa vào logo của không quân các quốc gia, ngoại trừ Su-30MKI và Su-30MKM có khác biệt ở cánh ngang phía trước, các biến thể còn lại có ngoại hình hoàn toàn giống nhau.

Tuy nhiên, trên cùng một mẫu máy bay chỉ cần có vài cải tiến về hệ thống điện tử, đặc biệt là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu có thể làm thay đổi đáng kể năng lực tác chiến của máy bay.

Ví dụ, chỉ cần thay thế trạm định vị mục tiêu quang - điện tử OLS-27 bằng trạm OLS-30 có thể làm tăng đáng kể khả năng tấn công chính xác hoặc chỉ cần nâng cấp bộ vi xử lý của radar có thể làm tăng đáng kể số lượng mục tiêu có thể theo dõi hay tấn công cùng lúc.

Những cải tiến hay nâng cấp này đều thuộc vào bí mật của từng quốc gia, ngoại trừ Su-30MKI và Su-30MKK được công bố các thông số kỹ thuật khá rõ ràng, các biến thể cho các quốc gia còn lại đều không được công bố.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>>Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói


Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.


Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.

Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

Chiến thuật thông minh

Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.




Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Nới rộng tầm bảo vệ

Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.



Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.

Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

Triển vọng trong tương lai

Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).



Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.

Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5, tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực.

Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này.

Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.

Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả;

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
[BDV news]

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> 3 bước phát triển của Không quân Indonesia



Tại Triển lãm Indo Defense, Trung tướng Không quân Indonesia Asrena hé lộ với báo giới kế hoạch 3 bước phát triển Không quân của nước này.

Theo đó, kế hoạch này được chia làm 3 giai đoạn (2010-2014, 2015-2019 và 2020-2024).

Trong tương lai gần (từ nay đến năm 2014), nhiệm vụ chủ yếu của không quân Indonesia là tập trung vào việc huấn luyện và sử dụng thành thạo tất cả các loại máy bay đang có trong biên chế.

Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ trong biên chế tác chiến cho đến năm 2018, sau đó sẽ được thay thế bằng các loại máy bay tiêm kích mới.

Trung tướng Asrena cho biết, hiện nay có một vài quốc gia cạnh tranh đấu thầu cung cấp máy bay tiêm kích cho Không quân Indonesia như Trung Quốc (JF-17), Thụy Điển (Saab JAS-39) và Nga (Su-35) nhưng Indonesia chưa xác định chọn nhà thầu nào vì còn phải căn cứ vào khả năng tài chính của đất nước vào thời điểm đó.



Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục phục vụ trong biên chế tác chiến của Không quân Indonesia đến năm 2018

Tham gia triển lãm vũ khí IndoDefense, ngoài trung tướng Asrena, còn có Nguyên soái Eris Haryanto. Ông này tuyên bố, trong thời gian tới, Không quân Indonesia sẽ nhập khẩu khoảng 6-8 chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi, nhưng ông không cho biết thời điểm cụ thể cũng như dòng Su nào sẽ được chọn. Tháng 9/2010, Không quân Indonesia đã tiếp nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Nguồn tin giấu tên từ Không quân Indonesia cho biết, theo thoả thuận khung của Nga và Indonesia, Indonesia sẽ nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2 và Su-27SKM vào năm 2009 và 2010.

Vào năm 2003, Indonesia đã ký hợp đồng mua 2 máy bay tiêm kích Su-27SK và 2 chiếc Su-30MKK của Nga (thực tế, những chiếc máy bay này cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc).


Máy bay tiêm kích Su-30MK của Không quân Indonesia

Biến thể Su-27SKM mà Indonesia nhận vào tháng 9/2010 khác với các phiên bản khác ở chỗ Su-27SKM được thiết kế để có thể tiến công một cách chính xác vào các mục tiêu mặt đất.

Không quân Indonesia cũng đã mua tên lửa X-29T mang hệ thống dẫn đường hiện đại để sử dụng chủ yếu trên máy bay tiêm kích Su-27SKM. Tuy nhiên, đến nay, loại tên lửa này vẫn chưa một lần được đưa ra thử nghiệm. Trong số 10 chiếc Su của Không Quân Indonesia thì 8 chiếc có thể tiếp nhiên liệu từ trên không.

Indonesia sẽ không mua máy bay tiếp dầu từ trên không chuyên dụng IL-78 của Nga bởi hiện nay nước này sở hữu máy bay tiếp dầu trên không cải tiến KC-130 có khả năng tiếp nhiên liệu cho cả máy bay tiêm kích dòng Sukhoi.

Theo nguồn tin từ Không quân Indonesia, 2 chiếc Su-27 sẽ được hiện đại hóa đến chuẩn Su-27SKM, nhưng kế hoạch này chưa được xem xét. Su-27SK với vai trò là máy bay huấn luyện tác chiến, hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu của không quân dù sau mỗi đợt huấn luyện, Su-27 phải được bảo dưỡng.

Ở các giai đoạn tiếp theo (2015-2019 và 2020-2024), Không quân Indonesia sẽ tập trung vào việc mua máy bay tiêm kích 2 động cơ, và công ty Sukhoi là công ty sáng giá nhất.

Theo thông báo, trong hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su từ năm 2003, Indonesia chỉ mua máy bay mà không mua các hệ thống vũ khí. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Indonesia chỉ có tên lửa “không đối không” tầm ngắn và tên lửa Kh-29T.

Ở tất cả các bức ảnh chụp được về máy bay Su-27SKM và Su-30MKK/MK2 chỉ thấy có mỗi Su-27SKM là có giá treo bom không điều khiển, còn Su-30MKK/MK2 không có. Tất cả các loại máy bay tiêm kích của Không quân Indonesia đều thuộc biên chế của phi đội bay số 11.




Không quân Indonesia đã nhận 3 chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Nga


Không chỉ quan tâm đến máy bay tiêm kích, hiện nay, Indonesia còn là nhà đặt hàng trực thăng tấn công Mi-35P của Nga.

Cho đến thời điểm này, Indonesia đã nhận được 3 Mi-35P. Bên cạnh việc mua mới, Indonesia cũng đang xem xét và tính đến khả năng tự nghiên cứu và chế tạo máy bay trực thăng tấn công cho riêng mình.

Một trong số các mô hình máy bay trực thăng tấn công tự chế của Indonesia đã được “trình làng” tại triển lãm Indo Defense. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở mô hình chứ trên thực tế vẫn chưa có biến thể nào được chế tạo.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang