Nga đã bàn giao cho Việt Nam lô đầu tiên gồm 4 tiêm kích Su-30МК2 trưởng đoàn Rosoboronoexport tại triển lãm Le Bourget Sergei Kornev cho biết.
Su-30MK2 Flanker-G Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO, đây là lô máy bay đầu tiên được chuyển giao theo hợp đồng mua 8 Su-30МК2 ký đầu năm 2009 trị giá gần 400 triệu USD. Hợp đồng này không bao gồm vũ khí hàng không. Đầu tháng 2.2010, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng thứ hai mua bán 12 Su-30МК2 và vũ khí hàng không, trị giá gần 1 tỷ USD. Nga sẽ bàn giao số máy bay theo hợp đồng này cho Việt Nam vào năm 2011-2012. Cũng theo hợp đồng này, Việt Nam sẽ nhận được vũ khí hàng không và phụ tùng cho cả lô máy bay này lẫn 8 Su-30МК2 đặt mua trước đó. Việt Nam bắt đầu ráo riết mua vũ khí trang bị không quân của Nga từ giữa thập niên 1990 sau thời gian dài suy giảm hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Năm 1995, Việt Nam mua của Nga lô đầu tiên gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK) trị giá 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Hà Nội mua lô thứ hai gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK). Trong số các thương vụ thực hiện trước đó, có hợp đồng nâng cấp 2 tiêm kích MiG-21bis. Năm 1996-1998, hãng KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay tiêm kích-bom một chỗ ngồi Su-22М4 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-22UM3. Hiện nay, 53 máy bay tiêm kích-bom Su-22М4/Su-22UM3 đang là chủ lực của lực lượng máy bay tiến công của Không quân Việt Nam. Tháng 12.2003, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam 4 Su-30МК, giao hàng năm 2004. Đây là mẫu cơ sở Su-30МК được cải tiến thích ứng các yêu cầu của Không quân Việt Nam. Tính cả giá Su-30МК kiểu cơ sở, vũ khí hàng không, phụ tùng và những cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam, hợp đồng trị giá gần 120 triệu USD. Nga đang xúc tiến máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 vào thị trường Việt Nam. Xét đến việc Việt Nam mua thêm Su-30МК, công ty Sukhoi đang đàm phán xây dựng tại Việt Nam một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay Su. [Vietnamdefence news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn TSAMTO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TSAMTO. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011
>> Không quân Việt Nam nhận tiếp 4 Su-30МК2
>> Báo Nga: Việt Nam đầu tư mạnh cho phòng không
Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho mua sắm và hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa giai đoạn 2011-2014.
Hãng tin Armstrade (Nga) cho biết: Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không Việt Nam đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng thông qua, cùng với hải quân, không quân sẽ là những lực lượng được ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch tiến thẳng lên hiện đại hóa. Theo đó, Việt Nam sẽ đầu tư mạnh cho việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các hệ thống phòng không tầm xa nâng cấp của hệ thống S-300, cùng với một vài hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga, đồng thời, nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không được chuyển giao từ thời Liên Xô. Dàn tên lửa S-300 của Việt Nam được nhập khẩu từ Nga: Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10m. TSAMTO cũng đưa ra bản nhận định về thị trường vũ khí của Nga giai đoạn 2011-2014. Trong đó tập trung nhấn mạnh đến thị trường tên lửa phòng không của Nga. Theo đó, giai đoạn 2011-2014, Nga sẽ bán ra toàn cầu khoảng 254 đơn vị tên lửa phòng không các loại, với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD dù các đơn hàng cung cấp 16 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 cho Libya và các hợp đồng xuất khẩu tên lửa cho Syria, Yemen bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị và lệnh cấm của Liên Hợp Quốc áp đặt lên các quốc gia này. Trong thời gian tới các hợp đồng này nhiều khả năng sẽ không thực hiện được. Bù lại Nga đã có thêm các thị trường mới như Brazil, Arab Saudi. Cùng với đó là kế hoạch hiện đại hóa lực lượng phòng không của Venezuela, Algeria, Ấn Độ, Georgia. Đặc biệt là kế hoạch hiện đại hóa lực lương phòng không của Việt Nam. Trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa xuất khẩu, S-300/S-400 của Nga cùng với Patriot PAC-3 và THAAD của Mỹ sẽ là hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường vũ khí phòng không thế giới. TSAMTO cũng đánh khá cao những nỗ lực tham gia thị trường xuất khẩu của hệ thống tên lửa FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 do Trung Quốc sao chép từ S-300 của Nga. Giá cả chính là điểm mạnh của hệ thống tên lửa do Trung Quốc sản xuất. Cùng với nỗ lực giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 của châu Âu, hiện tại FT-2000 của Trung Quốc cùng với S-300 của Nga, Patriot PAC-3 của Mỹ, Aster-30 của châu Âu đang tham gia đấu thầu cho chương trình cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ. Dù có sự sụt giảm về giá trị, song giai đoạn 2011-2014, Nga tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ, trong giai đoạn 2011-2014, Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 103 hệ thống tên lửa phòng không với giá trị 6,5 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu trong khi đó Mỹ sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. [BDV news] |
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011
>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược. Sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hai nước. Trước đó đầu tháng 5/2011, Hải quân Nhân Dân Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên. Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD. Zelenodolsky PKB đã đề xuất biến thể của tàu hộ tống tên lửa Tatarstan cho Hải quân Việt Nam với một loạt các nâng cấp. Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đang được đưa lên tàu vận chuyển. Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm. Đặc biệt, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ. Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng không và tàu ngầm. Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến biên đội, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được. Hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc. Hiện tại Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới. Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ. Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất tên lửa chống tàu Yakhont. Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636. Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam. Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam. Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống tên lửa Gepard. Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây. TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ [VietnamDefence news] |
Nhãn:
đông nam á,
Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Nga,
Hải quân Việt Nam,
K-300P Bastion-P,
Laguna-11661,
Phòng thủ bờ biển,
Quân đội Việt Nam,
TSAMTO
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> PAK F/A T-50 và F-35 sẽ 'đối đầu' năm 2025
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO (Nga) nhận định, tiêm kích thế hệ 5 PAK P/A và F-35 sẽ là 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thị trường máy bay thế giới. Theo nhận định của TSAMTO, vào năm 2025, PAK F/A và F-35 sẽ thay thế cho tất cả các loại tiêm kích trên thị trường thế giới hiện nay. Tại thời điểm hiện tại, trong biên chế của không quân các nước trên thế giới chủ yếu là các tiêm kích thế hệ 4++ và 4,5. Một số quốc gia khác còn giữ lại các máy bay thế hệ thứ 3, tuy nhiên nhu cầu mua sắm hiện tại vẫn tập trung vào các máy bay thế hệ 4++ và 4,5. Tiêm kích tiến công kết hợp thế hệ 5 JSF F-35. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên F-22 Raptor phải trải qua quá trình phát triển kéo dài tới 20 năm. Tuy nhiên, cơ hội bước ra thị trường xuất khẩu của F-22 gần như bằng không, sau khi sản xuất được 183 chiếc. Dây chuyền sản xuất của F-22 sẽ bị đóng cửa vào năm 2012. Quốc hội Mỹ đã thông qua sắc lệnh cấm xuất khẩu đối với siêu tiêm kích này cho dù rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ muốn sở hữu nó. Hiện tại, các máy bay F-22 còn bị cấm cất cánh do lý do kỹ thuật. Như vậy, thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 sẽ là cuộc chiến giữa F-35 và PAK F/A T-50. Theo lộ trình sản xuất hiện tại, cuộc đua này sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2025. Lợi thế của F-35 là đã sẵn sàng cho hoạt động sản xuất hàng loạt. 13 chiếc đầu tiên đã được chế tạo và chuyển giao cho Không quân Mỹ. Còn PAK F/A T-50 công việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu sau ít nhất 5 năm nữa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu F-35 có nhiều hạn chế trong gia đoạn trước năm 2025. Bởi Lockheed Martin phải hoàn thành giao hàng ưu tiên cho không quân, hải quân Mỹ, tiếp đến là các nước đồng minh tham gia chương trình phát triển. Theo tính toán, các nước tham gia chương trình JSF chế tạo F-35 sẽ mua khoảng 772 chiếc. Trong đó, Australia mua 100 chiếc, Canada 60 chiếc, Đan Mạch 48 chiếc, Italy 131 chiếc, Hà Lan 85 chiếc, Na Uy 48 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ 100 chiếc, Anh 150 chiếc. Hai nước đối tác tiềm năng tiếp theo là Singapone và Israel với số lượng mua dự kiến là 100 và 75 chiếc. Cộng với số lượng sản xuất cho quân đội Mỹ, Lockheed Martin sẽ sản xuất 3.340 chiếc F-35. Những khách hàng tiềm năng khác bao gồm, Tây Ban Nha, Đài Loan, Israel, Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng họ sẽ phải chờ đợi khá lâu mới có thể mua được tiêm kích này. Tính đến năm 2050, số lượng sản xuất dự kiến vào khoảng 4.500 chiếc. Đối với những khách hàng ngoài chương trình, trong lúc chờ đợi F-35 họ có thể mua tiêm kích F-15SE của Boeing như là một giải pháp tình thế. F-15SE cũng được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 gồm: lớp sơn hấp thụ sóng điện từ, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động, hệ thống điện tử kỷ thuật số... Boeing dự tính, số lượng đặt hàng của F-15SE vào khoảng 190 chiếc, và F-15SE sẽ là một thế hệ chuyển tiếp, có thể đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia. Cùng với F-35, PAK F/A T-50 sẽ là 2 sản phẩm chủ lực của thị trường máy bay chiến đấu thế giới giai đoạn 2025-2050? Đối với Sukhoi, dù PAK F/A T-50 có sự chậm trễ so với F-35, nhưng hãng này đã có giải pháp thay thế đầy triển vọng là Su-35. Su-35 cũng được áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Mặt cắt radar của Su-35 tương đối thấp, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Máy bay trang bị radar quét mảng pha điện tử bị động giúp nâng khả năng phát hiện nhiều mục tiêu cùng lúc ở cự ly xa. Su-35 còn cực kỳ cơ động với động cơ đẩy vector Saturn 117S. Su-35 được đánh giá là vượt trội hơn cả so với các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và 4++ hiện tại. Su-35 là giải pháp tạm thời để Sukhoi cạnh tranh với các máy bay thế hệ 5 trên thị trường xuất khẩu. Các quốc gia chưa, hoặc không thể mua tiêm kích thế hệ 5 sẽ chọn Su-35 như là một giải pháp để tạo sự cân bằng động. Su-35 sẽ bắt đầu tiến hành xuất khẩu trong giai đoạn từ 2012-2020. Theo dự kiến số lượng sản xuất của Su-35 khoảng 340 chiếc. Trong đó 200 chiếc dành cho Không quân Nga, 140 chiếc dành cho xuất khẩu. Khách hàng chủ yếu của Su-35 là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các quốc gia này sẽ có nhiều cơ hội để mua PAK F/A T-50 sau khi tiêm kích này được phép xuất khẩu. Dự đoán, khối lượng sản xuất của PAK F/A T-50 khoảng 1.000 chiếc, trong đó Không quân Nga sẽ mua khoảng 200-250 chiếc. Với Ấn Độ, chương trình hợp tác FGFA sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó có thể tăng lên tùy thuộc vào diễn biến của thị trường. Theo đánh giá của TSAMTO khối lượng đặt hàng Su-35 và PAK F/A T-50 cho các khách hàng tiềm năng như sau: Algeria 24-36 chiếc giao hàng trong khoảng từ năm 2025-2030. Argentina 24-12 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2040-2045. Brazil 24-36 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2030-2035. Venezuela 24-36 chiếc giao hàng từ năm 2027-2032. Việt Nam 24-12 chiếc giao hàng giai đoạn 2030-2035. Ai Cập 24-12 chiếc giao hàng từ 2040-2045. Indonesia 12-6 chiếc giao hàng từ năm 2028-2032. Iran 36-48 giao hàng từ năm 2035-2040. Malaysia 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2035-2040. Syria 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2025-2030. Với Trung Quốc nhiều khả năng họ sẽ tự phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20 riêng của mình, nhưng TSAMTO vẫn đánh gia Trung Quốc sẽ mua khoảng 100 chiếc trong trường hợp Bắc Kinh có nhu cầu "nghiên cứu" máy bay thế hệ 5 của Nga. Đối với Pháp, họ không tham gia chương trình F-35 hay Eurofigher. Theo nhận định của TSAMTO Pháp không đủ khả năng để phát triển tiêm kích thế hệ 5 riêng của mình nên nhiều khả năng nước này sẽ hợp tác với Sukhoi để phát triển một biến thể sửa đổi theo nhu cầu của họ. Việc sản xuất tiêm kích thế hệ 5 sẽ kết thúc vào giai đoạn khoảng năm 2050-2055, từ năm 2060 trở đi, các nước như Nga, Mỹ sẽ tập trung vào việc phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)