Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Arab Saudi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Arab Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Arab Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Arab Saudi muốn mua tàu khu trục Aegis của Mỹ



Arab Saudi đã bày tỏ mong muốn sở hữu tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


Để đáp ứng quá trình hiện đại hóa hải quân, Arab Saudi muốn mua loại tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Hải quân Arab Saudi đã mua của Mỹ một số tàu duyên hải có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cấu hình đơn giản.

Vào cuối tháng 5/2011, Hải quân Mỹ đã thông báo cho các quan chức Arab Saudi rằng, các tàu khu trục mới sẽ mạnh hơn bất cứ con tàu nào đang phục vụ trong biên chế hải quân nước này.



Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là những chiếc tàu khu trục duy nhất trên thế giới hội tụ đủ khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Dự kiến, tàu tuần duyên của Arab Saudi có tải trọng thiết kế là 3.000-4.000 tấn, có thể được trang bị biến thể hạng nhẹ của radar SPY-1F, tương tự loại radar Aegis nhẹ trên tàu khu trục của Na Uy.

Radar SPY-1F thiếu năng lực và phần mềm để thực hiện khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, hệ thống điện trên tàu không đáp ứng được nhu cầu cho một radar có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Hiện tại các tàu khu trục Aegis của Mỹ có tải trọng 9.100 tấn, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Có khoảng 20 tàu tuần dương và tàu khu trục được trang bị radar SPY-1D, hệ thống Aegis nâng cấp để thực hiện nhiêm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tương lai, 60 tàu khu trục Arleigh Burke cùng với 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ được trang bị khả năng phòng thủ tên lửa hoàn thiện. Hệ thống Aegis trên đất liền cũng đang được triển khai hoạt động tại châu Âu trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa xuyên lục địa.

Đại úy Cate Mueller, phát ngôn viên của phòng quản lý mua sắm Hải quân Mỹ cho biết, các tàu chiến mặt nước giao hàng cho Arab Saudi với khả năng đối không trung bình, tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa, cùng với một số máy bay trực thăng, tàu tuần tra và hệ thống cơ sở ven bờ.

Hiện, Hải quân Arab Saudi thông qua một kế hoạch hiện đại hóa với chi phí lên đến 23 tỷ USD. Một đại diện của Lockheed Martin cho biết “Các tàu khu trục Aegis mới cho Arab Saudi sẽ cung cấp một khả năng phòng thủ tên lửa đáng kể, có thể vượt qua bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào kể cả Israel”.

“Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được xem là tốt nhất thế giới hiện nay, nếu Arab Saudi có được các tàu này, đây sẽ là một cột mốc rất quan trọng” ,một chuyên gia hải quân Mỹ khẳng định.

Hiện tại, các tàu khu trục Aegis chỉ được xuất khẩu cho 2 đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi có thể gặp phải cản trở từ Quốc hội bởi những lo lắng về rò rỉ công nghệ cao, nhất là từ đầu năm 2011 đến nay các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi gặp bất ổn chính trị.

Một số ý kiến cho rằng, việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi là để đối phó lại với mối đe dọa về tên lửa từ Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích không lạc quan và cho rằng, nếu có thì các tàu này chỉ được trang bị ở mức tối thiểu và chắc chắn sẽ không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


[Vitinfo news]



Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> UAE nhận chiếc C-17 Globemaster III đầu tiên



Flightglobal đưa tin: Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã chuyển cho Bộ Quốc phòng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III đầu tiên trong số những máy bay đã đặt hàng.




Theo nguồn tin trên, việc chuyển máy bay vận tải quân sự mang số hiệu 1223 đã diễn ra tại nhà máy của Boeing tại Long Beach, California. UAE sẽ nhận tất cả 6 chiếc máy bay C-17 Globemaster III.

Công ty Boeing đã giành được hợp đồng từ UAE cung cấp 6 máy bay vận tải quân sự C-17 vào tháng 1/2010. Sự kiện này đánh dấu việc UAE trở thành quốc gia thứ hai tại khu vực Trung Đông đặt mua máy bay vận tải này sau Qatar.

Chiếc máy bay thứ hai đã được lắp ráp xong và sơn màu; hiện nay việc sản xuất 2 chiếc C-17 tiếp theo đang diễn ra. Dự kiến, UAE sẽ nhận 4 chiếc C-17 vào năm 2011 và 2 chiếc vào năm 2012.

Hiện nay, UAE đang thực hiện chương trình mở rộng khả năng của hàng không vận tải quân sự. Cụ thể, Không quân UAE đang chờ đợi việc cung cấp 5 máy bay vận tải An-32. Trước đó, Bộ Quốc phòng UAE có kế hoạch sở hữu 12 chiếc C-130J Super Hercules của Mỹ, tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân của quyết định trì hoãn chưa được tuyên bố.

Một phi công của UAE đã từng chia sẻ: C-17 sẽ tạo điều kiện cho UAE có khả năng thực hiện nhiều hoạt động viện trợ nhân đạo và các chiến dịch chiến lược khác trên khắp thế giới nhằm ủng hộ các sứ mệnh trong nước và quốc tế.

Máy bay vận tải tiên tiến C-17 Globemaster III có thể chở quân, trang thiết bị chiến đấu hoặc hàng viện trợ nhân đạo đến các sân bay nhỏ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.




Với tổng trọng lượng 77 tấn, máy bay C-17 có tầm bay xa khoảng 4.445km. C-17 có thể thực hiện các chuyến bay với vận tốc 830km/h.

Hiện tổng cộng 212 máy bay C-17 đã có mặt trên toàn thế giới, trong đó Lực lượng Không quân Mỹ sở hữu 193 chiếc. Máy bay C-17 có 19 khách hàng nước ngoài, trong đó có lực lượng không quân Anh, Canada và Australia.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân



Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.

Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran.

Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển.

“Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD.

Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm.



Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự.


Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới.

Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng.

Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h.


Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi


Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này.

Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu.

Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis.

Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không?

Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ.


Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân.


Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah.

Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi.

Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu.

Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang