Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.
Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran. Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển. “Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD. Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm. Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự. Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới. Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng. Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h. Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này. Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu. Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis. Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không? Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ. Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân. Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah. Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi. Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu. Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Arabia Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Arabia Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân
Nhãn:
Arabia Saudi,
Chiến hạm Al-Riyadh,
Hải quân,
Hải quân Iran,
Hải quân Mỹ,
Hạm đội phía Tây,
Không quân Arab Saudi,
Trực thăng SH-60 Seahawk,
USA,
Vịnh Ba Tư
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga
[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.
Châu Âu thiếu dầu Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu. Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này. Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu). Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy. Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ. Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày. Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý. Khí đốt có khả năng lên ngôi. Thời cơ vàng của Nga Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt. Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng. Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần. Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn. Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược. Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông. “Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ. Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới. Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom. Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi. Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác. Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu. |
Nhãn:
Arabia Saudi,
Châu Âu,
chiến trường Viễn Đông,
Đức,
Italy,
Japan,
Libya,
Nga,
Nhật Bản,
pháp,
Tây Ban Nha,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Thụy Sỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)