Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: radar Aegis

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn radar Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn radar Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Arab Saudi muốn mua tàu khu trục Aegis của Mỹ



Arab Saudi đã bày tỏ mong muốn sở hữu tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


Để đáp ứng quá trình hiện đại hóa hải quân, Arab Saudi muốn mua loại tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Hải quân Arab Saudi đã mua của Mỹ một số tàu duyên hải có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cấu hình đơn giản.

Vào cuối tháng 5/2011, Hải quân Mỹ đã thông báo cho các quan chức Arab Saudi rằng, các tàu khu trục mới sẽ mạnh hơn bất cứ con tàu nào đang phục vụ trong biên chế hải quân nước này.



Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là những chiếc tàu khu trục duy nhất trên thế giới hội tụ đủ khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Dự kiến, tàu tuần duyên của Arab Saudi có tải trọng thiết kế là 3.000-4.000 tấn, có thể được trang bị biến thể hạng nhẹ của radar SPY-1F, tương tự loại radar Aegis nhẹ trên tàu khu trục của Na Uy.

Radar SPY-1F thiếu năng lực và phần mềm để thực hiện khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, hệ thống điện trên tàu không đáp ứng được nhu cầu cho một radar có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Hiện tại các tàu khu trục Aegis của Mỹ có tải trọng 9.100 tấn, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Có khoảng 20 tàu tuần dương và tàu khu trục được trang bị radar SPY-1D, hệ thống Aegis nâng cấp để thực hiện nhiêm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tương lai, 60 tàu khu trục Arleigh Burke cùng với 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ được trang bị khả năng phòng thủ tên lửa hoàn thiện. Hệ thống Aegis trên đất liền cũng đang được triển khai hoạt động tại châu Âu trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa xuyên lục địa.

Đại úy Cate Mueller, phát ngôn viên của phòng quản lý mua sắm Hải quân Mỹ cho biết, các tàu chiến mặt nước giao hàng cho Arab Saudi với khả năng đối không trung bình, tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa, cùng với một số máy bay trực thăng, tàu tuần tra và hệ thống cơ sở ven bờ.

Hiện, Hải quân Arab Saudi thông qua một kế hoạch hiện đại hóa với chi phí lên đến 23 tỷ USD. Một đại diện của Lockheed Martin cho biết “Các tàu khu trục Aegis mới cho Arab Saudi sẽ cung cấp một khả năng phòng thủ tên lửa đáng kể, có thể vượt qua bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào kể cả Israel”.

“Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được xem là tốt nhất thế giới hiện nay, nếu Arab Saudi có được các tàu này, đây sẽ là một cột mốc rất quan trọng” ,một chuyên gia hải quân Mỹ khẳng định.

Hiện tại, các tàu khu trục Aegis chỉ được xuất khẩu cho 2 đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi có thể gặp phải cản trở từ Quốc hội bởi những lo lắng về rò rỉ công nghệ cao, nhất là từ đầu năm 2011 đến nay các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi gặp bất ổn chính trị.

Một số ý kiến cho rằng, việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi là để đối phó lại với mối đe dọa về tên lửa từ Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích không lạc quan và cho rằng, nếu có thì các tàu này chỉ được trang bị ở mức tối thiểu và chắc chắn sẽ không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


[Vitinfo news]



Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)



[Vitinfo news] Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ.




>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)

 Phần II: Hải quân Trung quốc

Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ. Và trong một tương lai rất gần Hải quân Trung quốc có đầy đủ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự trên tất cả các đại dương.

Hải quân - là Quân chủng có trang bị kỹ thuật hiện đại - trong một thời gian dài trước đây là khâu yếu nhất của Quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Hải quân Trung quốc đã phát triển với tốc độ đột phá. Lãnh đạo Trung quốc giao cho lực lượng Hải quân Trung quốc các nhiệm vụ rất quan trọng. Thứ nhất, lực lượng Hải quân phải đủ khả năng chiếm lĩnh Đài Loan khi cần thiết. Thứ hai, đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu (chủ yếu là dầu) từ châu Phi và vịnh Péc-xích về Trung quốc không bị gián đoạn, và đảm bảo cho việc khai thác dầu ở các vùng biển của Trung quốc. Thứ ba là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Trung quốc.

Một điều dễ thấy là ngay cả Hải quân Mỹ, chứ không cần nói đến bất cứ lực lượng Hải quân nào khác, cũng không giám đưa quân đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, bởi vì lực lượng đổ bộ chắc chắn sẽ bị lực lượng đông đảo của Lục quân Trung quốc tiêu diệt hoàn toàn. Vấn đề đáng lo ngại đối với lãnh đạo Trung quốc là khả năng của Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng các loại vũ khí chính xác cao tấn công từ xa các mục tiêu quân sự và kinh tế của Trung quốc. Trên 80% các cơ sở doanh nghiệp - biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc - nằm ở vùng ven biển, rất dễ bị tấn công từ hướng biển. Vì vậy, Hải quân của Trung Quốc cần phải xây dựng tuyến phòng vệ trên biển càng xa bờ càng tốt.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây một cách hiệu quả, kế hoạch xây dựng và phát triển Hải quân của lãnh đạo Trung quốc bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu Hải quân Trung Quốc cần phải đảm bảo khả năng hoạt động tác chiến trong phạm vi các đảo của tuyến thứ nhất (từ các đảo Ryukyu của Nhật đến Philippin); giai đoạn thứ hai - trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai (từ quần đảo Kuril qua các đảo Mariana đến New Guinea); giai đoạn thứ ba - tự do hoạt động tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội: Bắc, Đông và Nam. Mỗi hạm đội có 2 đội tàu ngầm (riêng Bắc Hạm đội có 3 đội tàu ngầm), 2 đội tàu khu trục (riêng Đông Hạm đội có 3 đội tàu khu trục), 2 đội tàu cao tốc (riêng Bắc Hạm đội có 1 đội tàu cao tốc), 1 đội tàu phá mìn, 1 đội tàu đổ bộ (riêng Nam Hạm đội có 2 đội tàu đổ bộ). Đội tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Hải quân Trung Quốc nằm trong thành phần của Bắc Hạm đội .

Lực lượng Hải quân Trung quốc có: 02 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 06 tàu ngầm hạt nhân, 57 tàu ngầm diesel, 77 tàu khu trục, 78 tàu tên lửa cao tốc, 170 tàu tuần tra cao tốc, 22 tàu phá mìn và 72 tàu đổ bộ.

Lực lượng không quân đánh biển của Trung quốc cũng khá lớn, bao gồm các loại ném bom (30 máy bay H-6, 100 máy bay H-5), tiêm kích và cường kích (48 máy bay Su-30, 18 máy bay JH-7, 320 máy bay J-8, 26 máy bay J-7, 200 máy bay J-6, 30 máy bay Q-5), trinh sát (7 máy bay HZ-5, 4 máy bay SH-5, 4 máy bay Y-8X), tiếp nhiên liệu (3 máy bay HY-6), vận tải (2 máy bay Yak-42, 4 máy bay Y-8, 50 máy bay Y-5, 4 máy bay Y-7, 6 máy bay Y-7H), trực thăng (10 trực thăng Ka-28, 8 trực thăng Mi-8, 25 trực thăng Z-9C, 15 trực thăng Z-8).

Đông hạm đội là hạm đội mạnh nhất, dùng để tấn công Đài Loan khi cần thiết. Đông hạm đội được trang bị các loại tàu mới nhất mua từ Nga (tàu ngầm 877 và 636, tàu khu trục 956) và tàu ngầm “Sun” 039 mới nhất của Trung Quốc; toàn bộ số máy bay đánh biển hiện đại (48 máy bay Su-30 và 18 máy bay JH-7) được trang bị cho sư đoàn không quân số 6 của Đông hạm đội. Yếu hơn một chút là Nam hạm đội, có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Đông hạm đội tấn công Đài Loan, và đảm bảo việc chiếm giữ các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa vùng biển phía Nam. Nam hạm đội được trang bị một nửa số lượng tàu ngầm và toàn bộ số lượng tàu khu trục 052.

Tất cả các loại tàu mới của Hải quân Trung Quốc được mua của Nga hoặc tự chế tạo có số lượng nhỏ với mục đích chủ yếu là để nắm bắt công nghệ mới. Khi cần thiết, việc sản xuất tàu với số lượng lớn có thể được triển khai nhanh chóng. Nhưng chỉ với số lượng tàu hiện nay, Hải quân Trung quốc đã có sức mạnh chiến đấu đáng kể. Tàu khu trục 956 là loại tàu chiến đấu với các mục tiêu trên mặt biển; còn tàu khu trục 052C (do Trung quốc tự chế tạo) là loại tàu thực hiện nhiệm vụ phòng không của lực lượng hải quân. Tàu 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF” của Nga (“RIF” là tên gọi phương án lắp trên tàu của Hệ thống tên lửa phòng không C-300 nổi tiếng, gồm 6 bệ phóng và 8 tên lửa cho mỗi bệ phóng) và hệ thống chỉ huy đa chức năng tương tự như hệ thống “Aegis” của Mỹ.

Tàu khu trục 052C có thể được coi là một ví dụ điển hình chính sách tổng hợp các công nghệ nước ngoài của Trung quốc. Tàu này được lắp động cơ tuabin-khí “Zaria” của Ukraina; về vũ khí, ngoài hệ thống tên lửa phòng không "RIF" của Nga, tàu còn được trang bị tên lửa đối hạm C-803 của Trung Quốc (bản thân C-803 cũng được tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel), pháo 100-mm (được làm theo loại pháo AC M68 của Pháp), pháo phòng không 30-mm 7-nòng (được làm theo loại pháo “Golkiper” của Hà Lan), ngư lôi Yu-7 chống tàu ngầm (được làm theo loại ngư lôi Mk46 của Mỹ), máy bay trực thăng Z-9 (được làm theo loại máy bay trực thăng SA-365 của Pháp). Ngoại trừ máy bay trực thăng và hệ thống phòng không "RIF", tất cả các loại vũ khí còn lại đã được sao chép sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép.

Trang bị vũ khí các tàu cũ của Hải quân Trung quốc gồm có: tên lửa đối hạm loại HY, được chế tạo trên cơ sở loại tên lửa P-15 của Liên Xô trước đây; hiện đại hơn thì có tên lửa đối hạm loại YJ, được chế tạo trên cơ sở tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel. Khá hơn cả là tên lửa đối hạm YJ-83 (cũng chính là C-803) có tốc độ siêu âm.

Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhằm tăng cường các hệ thống phòng không cho lực lượng hải quân. Ngoài các tàu khu trục loại 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF”, mới chỉ có thêm các tàu khu trục loại 956 và 052B được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Stil” (cũng của Nga). Một phần các tàu khu trục khác chỉ có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 (là bản sao hệ thống tên lửa phòng không “Krotalya” của Pháp). Số tàu còn lại chỉ được trang bị các loại pháo phòng không đã cũ. Các tàu của Hải quân Trung Quốc cũng chưa có khả năng chống tàu ngầm đủ mạnh, ngoại trừ các tàu khu trục loại 52. Vào tháng Giêng năm nay hai tàu khu trục loại này, trong khi đi chống cướp biển Somali, không chỉ đã phát hiện được, mà còn buộc tàu ngầm loại 877 của Ấn Độ đang theo dõi hai tàu này phải nổi lên trên mặt nước. Tàu ngầm loại 877, là loại tàu của Nga sản xuất, có mức độ tiếng ồn rất thấp.

Trung quốc đang tích cực triển khai thiết kế chế tạo tàu sân bay (trên cơ sở các loại tàu sân bay cũ được mua lại từ các nước: tàu sân bay "Variag" của Ukrraina, các tàu sân bay “Kiev” và “Minsk” của Hải quân Nga và tàu sân bay “Melbourne” của Hải quân Australia). Hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động chiếc tàu đổ bộ 071 đầu tiên. Cho đến nay đó là chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc có tải trọng 20 nghìn tấn, có khả năng vận chuyển 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe bọc thép. Xe bọc thép và lính thủy đánh bộ được đổ bộ từ tàu vào bờ bằng 4 tàu đổ bộ cao tốc và 4 máy bay trực thăng.

Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Trung quốc hiện nay có khoảng 10 nghìn người, gồm hai lữ đoàn trực thuộc Nam hạm đội. Trong quân chủng Lục quân của quân đội Trung quốc cũng có lực lượng lính thủy đánh bộ, còn mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân. Các tàu sân bay và các tàu đổ bộ lớn sẽ tạo cho Hải quân Trung Quốc những khả năng mới trước hết là trong cuộc chiến nhằm lấy lại Đài Loan, và tiếp sau đó là cho các hoạt động trên các đại dương. Nếu lấy lại được Đài loan Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát các tuyến giao thông ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ được “rào cản đảo” chạy dọc theo bờ biển, và Hải quân Trung quốc sẽ tự do bước vào đại dương rộng lớn. Trung Quốc đang chuẩn bị cho bước đột phá này, bằng cách phát triển nhanh số lượng tàu hoạt động trên đại dương và giảm số lượng tàu hoạt động vùng ven bờ. Trên thực tế, chỉ cần có một tàu sân bay Hải quân Trung Quốc đã có thể đảm bảo hoạt động trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai, bao gồm cả Sakhalin, Kuril và Kamchatka.


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ tính toán phí tổn không kích Libya



Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo ước tính chi phí thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya, việc sẽ đòi hòi tiêu diệt hoàn toàn hay một phần hệ thống phòng không của ông Muammar Gaddafi.



Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, chiến dịch sẽ tiêu tốn của NATO 300 triệu USD/tuần, 6 tháng bảo đảm duy trì vùng cấm bay đòi hỏi 8,8 tỷ USD. Cuộc tấn công ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya tiêu tốn 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

Những chi phí lớn đó là do các máy bay của Mỹ và đồng minh sẽ phải bay trên lãnh thổ thù địch với 500 mục tiêu phòng không bố trí trên một vùng rộng 680.000 dặm vuông. Để tiêu diệt 1 mục tiêu trung bình phải tốn 2 triệu USD, bởi vì nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy tên lửa hành trình và bom. Cần lưu ý là vùng cấm bay ở Iraq trước đây chỉ rộng 104.600 dặm vuông.

Phương án 2 là lập vùng cấm bay hạn chế, bao gồm không phận các thành phố lớn, nơi mà theo tính toán có bố trí tới 400 mục tiêu phòng không trên diện tích 230.000 dặm vuông. Lập vùng cấm bay kiểu này đòi hỏi chi 30-100 triệu USD/tuần.

Phương án 3 trù tính tiêu diệt các mục tiêu phòng không chính của ông Gaddafi bố trí ở các vùng ven biển. Việc làm “suy yếu” các mục tieu này sẽ đòi hỏi 400-800 triệu USD. Trong trường hợp này, NATO có thể sử dụng 3 tàu tuần dương AEGIS của Mỹ, các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa không-đối-không AIM-120 và các máy bay AWACS. Phương án này không đòi hỏi tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya.


Trung tâm CSBA nói rằng, Mỹ và NATO cần xác định diện tích vùng cấm bay, nó (ở tất cả các phương án) đáp ứng các lợi ích của phương Tây và giúp loại bỏ Gaddafi đến mức nào.

Liên minh phương Tây phải quyết định chiến dịch quân sự như thế nào là hợp lý nhất, xác định các nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự, cũng như khả năng hỗ trợ trực tiếp cho quân nổi loạn Libya.

Chi phí của chiến dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cuộc tấn công quân sự, báo cáo viết.

(worldtribune.com, lipmantimes.com)

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Lá chắn tên lửa của Mỹ



Đối phó với mối đe dọa từ những quốc gia được coi là 'cứng đầu', Mỹ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng có thể bắn hạ 'đồng nhiệm' của địch ở mọi giai đoạn bay, từ khởi tốc, giữa đến cuối.

Đánh chặn tên lửa ở giai đoạn khởi tốc: 3-5 phút
 1. Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL (Airborne Laser - ABL)




Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ đang trang bị cho máy bay Boeing 747-400F các sensor hồng ngoại và một thiết bị laser năng lượng cao ở mũi máy bay, có khả năng tiêu diệt tên lửa trong những phút đầu tiên, sau khi được phóng. Lần thử nghiệm đầu tiên dự kiến thực hiện trong năm 2009.


Các giai đoạn bay của tên lửa đạn đạo.

2. Tên lửa đánh chặn động năng (Kinetic Energy Interceptor - KEI)

KEI đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm góc về triển khai một hệ thống đánh chặn cơ động trên mặt đất. Bệ phóng đặt trên xe phóng tên lửa dài khoảng 10m, có tốc độ đủ lớn để tiêu diệt tên lửa đường đạn đang bay lên. Các vụ thử nghiệm bay bắt đầu vào năm 2009 và kết thúc năm 2011.

Giai đoạn bay giữa: Đến 20 phút
3. Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis (Aegis Ballistic Defense) triển khai trên tàu chiến


Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis

Trong các đoạn đầu và cuối của giai đoạn bay giữa, tên lửa đạn đạo sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa đánh chặn 4 tầng, dẫn bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS phóng từ các chiến hạm của Hải quân Mỹ. Các radar trên tàu còn có thể bám các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) để dẫn các tên lửa đánh chặn bố trí ở Alaska và California.

4. Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất (Ground - Based Interceptor - GBI)


Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất

GBI là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có thể tiêu diện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn bay giữa. Khi thoát ly tầng khí quyền, tên lửa GBI 3 tầng phóng ra một đầu đạn nhỏ - đầu đạn này sẽ bám và sau đó lao thẳng vào đầu đạn của tên lửa đường đạn đang bay đến.

Giai đoạn bay cuối: 30 giây đến 1 phút
5. Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3)


Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3

Các biến thể đầu của hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng để tiêu diệt máy bay, còn các biến thể nâng cấp được thiết kế để đối phó với tên lửa đạn đạo. Hệ thống PAC-3 đang được triển khai tại các căn cứ quân sự Mỹ và tham gia bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ. Các tên lửa của PAC-3 nhận dạng mục tiêu bằng radar và có tầm bắn dánh chặn tên lửa 15-45 km.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense)


Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn

THAAD sẽ là hệ thống vũ khí thế hệ mới bổ sung cho PAC-3 và là hệ thống phòng thủ tầm xa chống tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Một radar FBX-T băng X sẽ bảo đảm độ chính xác cho các tên lửa đánh chặn dài 18 ft của hệ thống THAAD.

(bdv news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Mỹ điều USS Montery 'dòm' kho tên lửa Iran



Quân đội Mỹ sẽ cử một tàu chiến tới biển Địa Trung Hải trong vài tuần tới.

Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch thành lập một lá chắn phòng thủ cho châu Âu trước sự đe dọa tới từ kho tên lửa của Iran. Theo đó, tàu USS Monterey tới Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Giám đốc Tổ chức phòng thủ chống tên lửa và vũ khí hạt nhân của Mỹ, John Plumb cho biết, tàu USS Monterey sẽ rời cảng Norfolk, Virginia vào tuần tới trong nhiệm vụ tại Địa Trung Hải kéo dài 6 tháng.

USS Monterey là tàu dẫn đường tên lửa, được trang bị hệ thống Aegis nhằm phát hiện và chống tên lửa hành trình.

Với việc bổ xung thêm tàu USS Monterey, chính phủ Mỹ đã hoàn thành việc triển khai phương tiện chiến đấu cho lá chắn châu Âu trong năm 2011.




USS Monterey có trang bị hệ thống radar Aegis hiện đại, tàu sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chính sách phòng thủ tên lửa vào năm 2009, ông Plumb nhận xét: “Đây là bước thực hiện đầu tiên của nước Mỹ nhằm chứng minh sự cam kết cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho quân đội Mỹ, đồng minh và các đối tác tại châu Âu. Chúng tôi nói rằng sẽ làm, và bây giờ chúng tôi đang thực hiện điều đó".

Tàu USS Monterey thuộc lớp Tinconderoga, sẽ diễn tập cùng với lực lượng Mỹ có mặt tại Địa Trung Hải và hình thành “sự hiện diện thường trực” của những tàu có trang bị hệ thống hỗ trợ tương tự như USS Monterey.

Những tàu dẫn đường cho tên lửa của quân đội Mỹ được điều động tới Địa Trung Hải trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu kiểu này được triển khai nhằm hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa.


Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn từ tàu chiến.

"Viên gạch" xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu
Liên minh NATO đã nhất trí về lá chắn tên lửa trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào năm 2010. Dự án lá chắn tên lửa bị đặt nhiều dấu hỏi cho độ tin cậy của các vũ khí chống tên lửa và liệu những thiết bị đánh chặn hiện đại có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng dự kiến hay không.

Theo ông Plumb, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hệ thống radar trên đất liền tại nam Âu vào cuối năm 2011. Tuy nhiên quá trình này đang gặp khó khăn khi còn tồn tại rất nhiều bất đồng trong đàm phán.


Hải quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, hiện được trang bị trên một số tàu chiến của Mỹ.

Một phần trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu chính là triển khai hệ thống đánh chặn trên bờ SM-3 tại Romania và Ba Lan vào năm 2015 và 2018.

Quân đội Mỹ cũng tiếp tục phát triển phiên bản trên bờ SM-3. Hiện tại, SM-3 đã được lắp đặt trên một số tàu hải quân.

Theo chính quyền của tổng thống Obama, chương trình phòng thủ tên lửa này chủ yếu nhằm vào nguy cơ từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và kho tên lửa tầm trung đang phát triển “chóng mặt” của quốc gia này.

(Defence Talk)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang