Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Eurofighter Typhoon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Eurofighter Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Eurofighter Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

>> CNQP Châu Âu sẽ sụp đổ ?


Nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ nhanh chóng nếu không có những chính sách cần thiết.

Một nghiên cứu mới đây cho biết, khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của châu Âu sẽ gặp khó khăn, và có thể sẽ không thực hiện được trừ khi những quyết định cấp thêm kinh phí sớm được đưa ra.

Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Quốc Phòng Châu Âu (EDA) về hệ thống hàng không tương lai (FAS4 Europe) cho rằng tình hình của các hệ thống này trong tương lai tương đối nghiêm trọng, với khả năng một số ngành công nghiệp và kỹ thuật quan trọng sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

Nếu không tăng cường đầu tư và xây dựng một chiến lược phát triển cần thiết thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm rằng "phát triển máy bay chiến đấu tương lai (có người lái và không người lái) và máy bay trực thăng tấn công" mang lại những rủi ro rất cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon


"Ngành công nghiệp phòng không của châu Âu vẫn còn tính cạnh tranh, tuy nhiên, vị trí hiện nay có được đều dựa trên những dự án đầu tư trong quá khứ," báo cáo cho biết.

"Để phục hồi lại được sẽ tốn kém rất nhiều về cả thời gian và tiền bạc ". Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng trong một số trường hợp ngành công nghiệp sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia thành viên trong EDA cho tới năm 2020.

"Để có nhiều thời gian và chi phí cần thiết cho việc phát triển hệ thống hàng không tiên tiến trong tương lai, các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phải thống nhất một kế hoạch chung, tuy nhiên trên thực tế lại chưa có một kế hoạch nào như vậy", nhóm nghiên cứu FAS4 Europe cho biết.

Những chương trình thực dụng và ngắn hạn cần phải được thay thế bằng một chiến lược dài hạn để duy trì sức mạnh quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Saab Gripen

Họ cũng chỉ ra rằng nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, và các cường quốc công nghiệp mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những lý do buộc họ phải hành động.

Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu FAS4 Europ (bao gồm BAE Systems, Dassault, EADS, Hellenic Aerospage Industry, Saab và Thales) đã đề xuất một chiến lược ba giai đoạn từ năm 2012 tới 2017.

Trong đó, giai đoạn đầu tiên sẽ thực hiện các dự án để "duy trì khả năng công nghiệp, hoàn thiện công nghệ, tăng cường hợp tác, phát triển các mô hình kinh doanh, cũng như đấu thầu cho các dự án chung châu Âu".

Các nước thành viên cần phải cấp thêm nguồn kinh phí để tài trợ cho các dự án, bao gồm dự án phát triển hệ thống hàng không tương lai, báo cáo cho biết.

Mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) công bố rằng lần đầu tiên trong lịch sử, chi phí dành cho công nghiệp quốc phòng của các quốc gia châu Á đã vượt qua khu vực châu Âu.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Dassault Rafale

Trong báo cáo của IISS, tổng mức ngân sách quốc phòng của hai khu vực đã nhanh chóng “xích lại gần nhau” từ sau năm 2008. Các quốc gia châu Âu đang phải cắt giảm chi phí quốc phòng vì khủng hoảng kinh tế khu vực:

trong giai đoạn 2008-2010, 16 quốc gia thành viên NATO đã phải cắt giảm đáng kể chi phí quốc phòng hàng năm. Trong năm 2011, các quốc gia NATO thuộc châu Âu chi ra 270 tỉ USD cho quốc phòng, còn các quốc gia châu Á (gồm cả Australia và New Zealand) đạt 262 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2010, Mỹ đã chi 693 tỉ USD và Nga là 53 tỉ USD cho quốc phòng.

Ở khu vực châu Á, chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí quốc phòng của khu vực.

Tạp chí quân sự Janes dự báo, tới năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn tổng chi phí quốc phòng của 8 quốc gia chủ chốt của NATO (trừ Mỹ) cộng lại, gồm: Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu BAE Harrier

Vào trung tuần tháng 3, Trung Quốc tuyên bố dự toán ngân sách quốc phòng của nước này năm 2012 sẽ tăng 11,2% so với năm 2011, đạt 106,4 tỉ USD. Mức tăng này trong năm 2011 là 12,7%.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Ngắm những máy bay tối tân tại triển lãm hàng không Paris




Thời tiết của thủ đô Paris trong suốt 3 ngày đầu tiên của Triển lãm quốc tế hàng không và không gian lần thứ 49 diễn ra từ ngày 20 - 26/6 ở ngoại ô thủ đô Paris, Pháp không mấy thuận lợi, khiến các màn trình diễn máy bay trở nên kém hứng thú. Nhưng không vì thế mà bầu không khí của triển lãm mất đi phần sôi động.

Năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử, sự kiện này quy tụ con số kỷ lục với 2.100 doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tham gia triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng sẽ đón tiếp tổng cộng 138.000 khách tham quan là những người làm chuyên nghiệp và khoảng 200.000 người dân quan tâm đến lĩnh vực hàng không.

Chúng ta cùng ngắm một số máy bay tham gia sự kiện lớn nhất thế giới trong lĩnh vực triển lãm hàng không quốc tế này.





Sukhoi Super Jet 100 của Nga có thể chở được 98 hành khách với tầm bay xa 4.400km. Dự kiến, Superjet-100 sẽ thay thế phần lớn máy bay Тu-154 và Тu-134 cũ.



Airbus A380 – máy bay chở khách lớn nhất trên thế giới. Sải cánh máy bay đạt 80m, còn chiều dài của thân máy bay – 73m.



Airbus 380 có thể thực hiện chuyến bay với khoảng cách 15.000km không cần hạ cánh và chở được 525 hành khách bằng đường băng thông thường và khoảng 853 người trong trường hợp đặc biệt.



Airbus 380 của công ty hàng không Korean Air của Hàn Quốc thực hiện chuyến bay trình diễn tại triển lãm hàng không Paris.



Boeing 747-8 Intercontinental là máy bay chở khách dài nhất thế giới - hơn 76m.



Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 của Pháp. Từ năm 2000, Không quân và Hải quân Pháp đã bắt đầu vận hành máy bay này.



Máy bay Rafale của hãng Dassault là một trong những ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp.



Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ đa chức năng. Máy bay được cung cấp cho Không quân Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh



Những đặc điểm về cấu trúc của máy bay Typhoon phản ánh nỗ lực của các nhà chế tạo sử dụng những thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế tạo máy bay và điện tử.



Chiến đấu cơ hạng nhẹ đa chức năng thế thệ 4 F-16 Fighting Falcon do Mỹ chế tạo có được sự thành công trên thị trường vũ khí thế giới, và hiện trang bị cho quân đội 24 quốc gia trên thế giới.



Máy bay chở khách đường dài Lockheed Constellation của Mỹ được nghiên cứu và do hãng Lockheed sản xuất vào những năm 1943-1957 theo nhiều phiên bản khác nhau (dân sự và quân sự). Lockheed Constellation đã lập được một số kỷ lục. Ngày 17/4/1944, máy bay thuộc seri sản xuất đầu tiên L049 đã thực hiện chuyến bay từ Burbank, California tới Washington trong vòng 6 giờ 57 phút với vận tốc trung bình 532,5km/h.



Airbus A400M - máy bay vận tải quân sự 4 động cơ phản lực cánh quạt do Airbus Military nghiên cứu. Đầu năm 2013, Airbus Military có kế hoạch sẽ chuyển cho Không quân Pháp những chiếc A400M đầu tiên.



Máy bay Dassault Falcon 7X do công ty Dassault Aviation xuất xưởng dựa trên máy bay Falcon 900. Công ty hàng không Nga sử dụng ít nhất 2 máy bay loại này để vận chuyển những nhân vật hàng đầu của Nga. Từ ngày 31/10 đến ngày 01/11/2010, những máy bay này được sử dụng trong chuyến thăm vùng Sakhalin của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Chiến đấu cơ F-16 trong thời gian trình diễn tại triển lãm hàng không và không gian tại Paris hôm 24/6.

[Vitinfo news]

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thụy Điển phát triển tiêm kích trên hạm Sea Gripen



Công ty Saab (Thụy Điển) ngày 24.5 tuyên bố sẽ thành lập tại Anh một viện thiết kế làm nhiệm vụ phát triển Sea Gripen, biến thể trên hạm của tiêm kích JAS 39 Gripen NG.


Đồng thời, công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại London để tuyển dụng chuyên gia cho viện thiết kế này.

Dự kiến, viện nghiên cứu ở Anh sẽ đi vào hoạt động trong mấy tháng tới. Giai đoạn 1 phát triển Sea Gripen - giai đoạn thiết kế sẽ kéo dài 12-18 tháng, sau đó Saab sẽ chế tạo một mẫu chế thử để thử nghiệm ở Linkoping, Thụy Điển. Các tiêm kích Sea Gripen sản xuất loạt có thể bắt đầu chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018.









Hiện chưa rõ, Saab dự định bán Sea Gripen cho những nước nào, song họ có nêu hải quân Brazil và Ấn Độ là những khách hàng tiềm năng.

Saab đã tiến hành các tính toán ban đầu cho dự án Sea Gripen từ 5 năm trước. Theo thiết kế, máy bay có thể sử dụng trên các tàu sân bay có lượng giãn nước không dưới 25.000 tấn (tàu sân bay São Paulo của Brazil có lượng giãn nước 33.000 tấn). Trong quá trình phát triển máy bay, Saab hy vọng sử dụng những kết quả nghiên cứu của Anh trong lĩnh vực máy bay trên hạm.

Trước đó, được biết liên doanh Eurofighter dự định chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích Typhoon. 33% cổ phần của liên doanh này thuộc về công ty BAE Systems (Anh). Tại triển lãm hàng không Aero India 2011 ở Bangalore, tháng 2.2011, Eurofighter đã mời chào Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua Typhoon trên hạm cho hải quân nước này.

Typhoon trên hạm sẽ có bộ càng vững chắc hơn, móc hạ cánh và các động cơ điều khiển vector lực kéo theo phương thẳng đứng. Còn kết cấu chung của máy bay sẽ thay đổi không đáng kể.
[VietnamDefence news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Phương Tây đánh Libya để...quảng cáo máy bay?



[BDV news] Dù Ấn Độ không hoan nghênh các hoạt động quân sự chống Libya, song quân đội nước này đang chăm chú theo dõi kết quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại trong cuộc xung đột này.

Một quan chức Không quân Ấn Độ cao cấp tuyên bố rằng, việc theo dõi các quá trình này “là công việc của chúng tôi. Đó là cái gọi là toàn cầu hóa”.

Ông cũng nhận xét rằng: “Nhiều loại vũ khí đang sử dụng ở Libya là những loại mà chúng tôi đang đánh giá khi mua sắm vũ khí”.





Chiến tranh Libya là dịp may hiếm có quảng cáo cho loại máy bay khó bán Rafale. Ảnh minh họa.

Tham gia chiến dịch quân sự chống Libya có bốn trong 6 loại máy bay tham gia cuộc thầu MMRCA mua 126 tiêm kích đa năng của Ấn Độ. Đó là F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon của châu Âu. Loại máy bay tham chiến đầu tiên trong bốn loại máy bay này là Rafale.
Thực chất, Libya trở thành trường thử để thi thố khả năng tấn công mục tiêu mặt đất của các máy bay này.

Hiện Ấn Độ chuẩn bị ký hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu tầm trung. Giá trị hợp đồng này khoảng 10,4 tỷ USD.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch mua 10 máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III, 15 trực thăng vận tải, 22 trực thăng tấn công và 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ.

Trong 4 năm qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký các hợp đồng trị giá 24,66 tỷ USD. Từ năm 2007 đến nay, Ấn Độ đã chi cho Không quân khoảng 17,46 tỷ USD, Hải quân – 6,16 tỷ USD, Lục quân – 420 triệu USD, Lực lượng bảo vệ bờ biển – 616 triệu USD.

Theo CII và KPMG đến năm 2030, tổng chi phí dành cho mua sắm vũ khí của Ấn Độ sẽ đạt mức 150 tỷ USD.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang