J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại. >> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K >> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu J-10 là J-10B của Trung Quốc đã được tiến hành thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm máy bay chiến đấu thuộc Không quân Trung Quốc và kết quả cho thấy máy bay chiến đấu phiên bản mới J-10B của Trung Quốc đã đạt đến trình độ kỹ thuật vượt trội so với phiên bản gốc của nó là J-10. Máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc sản xuất Hoàn Cầu báo dẫn các nguồn tin "khó tìm" cho hay, J-10B của Trung Quốc đã được trang bị các thiết bị hiện đại hơn nhiều, trong đó có hệ thống tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không được cải thiện một cách đáng kể. Có thể nói, J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại. Có nguồn tin cho rằng, máy bay chiến đấu J-10B còn được trang bị loại radar với công nghệ quét mảng pha từng giai đoạn hiện đại bật nhất hiện nay khiến cho các tính năng kỹ, chiến thuật của nó được nâng cao hơn. Ngược lại, theo Hoàn Cầu báo với máy bay chiến đấu J-10A và J-11, máy bay J-10B có tính năng kỹ thuật được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất là Su- 30MK2/MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Ấn Độ. Thậm chí, nó còn có thể so sánh được với máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Pháp. Máy bay chiến đấu Su-30MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Không quân Ấn Độ Chiếc máy bay nguyên mẫu đầu tiên J-10B được thử nghiệm thành công vào ngày 27/12 /2008. Nó được thiết kế tương tự như máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Kiểu thiết kế này có thể giảm diện tích phản xa radar, giúp cho nó khó bị phát hiện hơn trên màn radar của đối phương, từ đó nâng cao khả năng tàng hình. Trước khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-20 đi vào hoạt động thì J-10B được cho là “con bài” quan trọng nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay. ( Nguồn :: Báo Giáo Dục) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Su-30MKI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Su-30MKI. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
>> Su-30 của Việt Nam, Ấn Độ không bằng J-10B của Trung Quốc
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
>> Ấn Độ và Pakistan chạy đua vũ trang trên không
Các chuyên gia quân sự cho rằng, kế hoạch hiện đại hoá Không quân của Ấn Độ và các chương trình phát triển vũ trang của Pakistan có thể làm cho Nam Á nóng lên từng ngày. Mới đây, Ấn Độ cũng đã mua 82 máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI của Nga, hệ thống cảnh báo sớm máy bay A-50/Phalcon của Israel, hàng chục máy bay vận tải C-130J Super Hercules và máy bay tuần tra biển tầm xa P8I của Mỹ. Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ thay các máy bay tiêm kích cũ do Liên Xô và Pháp sản xuất bằng các máy bay tiêm kích hiện đại. Kế hoạch này cũng tương tự như kế hoạch của Pakistan - loại khỏi biên chế các máy bay tiêm kích cũ của Trung Quốc, được chế tạo trên cơ sở thiết kế của Liên Xô trước đây. Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ mua của Nga Trước những động thái này của Ấn Độ, Pakistan tuyên bố sắp tới sẽ sở hữu thêm 50 máy tiêm kích JF-17 Thunder. Việc sản xuất các máy bay này được tiến hành bởi một công ty liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, có trụ sở cách Islamabad 50km. Theo một nguồn tin thân cận, JF-17 mới sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do Italy sản xuất. Nếu so sánh về chất lượng, các thiết bị hàng không của Italy có những ưu điểm vượt trội các thiết bị tương tự của Trung Quốc, được lắp đặt trên 30 máy bay đầu tiên được trang bị trong thành phần Không quân Pakistan. Chiếc tiêm kích đầu tiên đã được sản xuất vào tháng 11/2010. Đến năm 2015, Pakistan có thể sở hữu từ 250 đến 300 chiếc máy bay tiêm kích loại này. Ngoài ra, Pakistan đang sở hữu các máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, trong đó có 18 biến thể cải tiến Block 52. Việc cung cấp mới được 2 bên hoàn tất vào tháng 2/2011 qua. Đến nay, Pakistan đã tiến hành hiện đại hoá 26 chiếc F-16 biến thể cũ. Máy bay F-16 của Không quân Pakistan Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar cho biết, trên nguyên tắc, Trung Quốc đã nhất trí cung cấp cho Không quân Pakistan các máy bay tiêm kích J10 – máy bay tiêm kích nòng cốt của Không quân Trung Quốc. Theo dự kiến ban đầu, Pakistan muốn mua 36 chiếc tiêm kích J10, nhưng hợp đồng trong thương vụ này còn phải phụ thuộc vào phía Bắc Kinh. Bắc Kinh đang quan ngại nếu cung cấp các công nghệ quân sự tiên tiến cho Pakistan có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với phương Tây. Đánh giá của các chuyên gia Cựu nhân viên khoa học thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ông Siemon Wezeman nói rằng, Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc khu vực. Tham vọng này được biểu hiện rõ nhất trong việc Ấn Độ tích cực tăng cường tiềm lực quân sự nước mình. Trong khi đó, Pakistan đang tìm mọi cách duy trì thế cân bằng có thể với người hàng xóm vốn có nhiều xích mích này. Ông Siemon Wezeman cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan là mối đe doạ tiềm tàng đối với Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ đã sẵn sàng làm tất cả để tăng cường khả năng quân sự của mình. Đoàn quan chức quân sự Pakistan thăm Trung Quốc? Các nhà phân tích quân sự và cựu ngoại giao cho rằng, việc Pakistan tăng cường sức mạnh cho không quân là đòn “đáp trả” trực tiếp trước kế hoạch của Ấn Độ trong việc mua 126 máy bay chiến đấu hiện đại từ phương Tây . Theo quan điểm của các nhà phân tích Ấn Độ, việc Mỹ bán các biến thể mới nhất của F-16 cho Pakistan đã trở thành lí do quan trọng khiến cho các máy bay tiêm kích F/A-18E/F và F-16IN của Mỹ không trúng thầu trong thương vụ MMRCA (Ấn Độ) . Với sự tương quan lực lượng như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, cuộc chạy đua vũ trang trên không giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ còn quyết liệt hơn, nhất là trong bối cảnh hai nước vẫn bất đồng trong nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền tại khu vực Kashmir, một số nhóm phiến quân chống Ấn Độ ấn náu tại Pakistan và hàng loạt các vấn đề khác. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)