Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích Su-30KN

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-30KN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-30KN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

>> Tin nóng quốc phòng : Nga quyết bán 18 Su-30K cho Việt Nam

Tờ Belvpo của Nga trích dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, Nga không muốn bán 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng cho Belarus.

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN
>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K


Thay vì cung cấp máy bay Su-30K cho đồng minh Belarus của mình, lãnh đạo Rosoboronexport đã quyết định bán chúng cho Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30K.

Toàn bộ 18 máy bay Su-30K đã được Không quân Ấn Độ sử dụng trong thời gian 10 năm sau đó được trả lại Nga để thay bằng những chiếc Su-30MKI hiện đại hơn.

Tuy nhiên, số máy bay này lại được chuyển tới nhà máy số 558 ở Belarus để sửa chữa và nâng cấp sau đó bán lại cho bên thứ ba mà không cần đưa trở lại Nga để tránh thuế nhập khẩu hải quan.

Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó. Có nguồn tin cho rằng Belarus muốn mua lại toàn bộ lô máy bay này, và rằng Nga không cấp tín dụng cho họ (Belarus) để mua máy bay của Tập đoàn Irkut.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã cử phái đoàn quân sự tới kiểm tra một vài máy bay và ngỏ ý muốn mua lại.

Nhưng thông tin mới mà tờ Belvpo tiết lộ cho thấy, số phận của 18 máy bay Su-30K đã được Nga định đoạt. Các máy bay này sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN hiện đại hơn và sau đó chuyển giao cho Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Kh-31A - ‘Cái chết’ đến từ bầu trời

Kh-31A là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn tốc độ cao do Liên Xô (Nga) phát triển trang bị trên các tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/35.

>> "Sát thủ diệt hạm" Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam
>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A ra đời từ những "cây kim chọc mù mắt thần".


Ra đời từ chương trình tên lửa chống radar

Những năm 1970-1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ.

Quá trình biên chế này gây áp lực lớn lên đội ngũ kỹ sư Liên Xô. Nhiệm vụ mới của họ là phải tạo ra vũ khí để chế áp hệ thống phòng không đối phương.

Đó chính là việc phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho lực lượng ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu.

Năm 1977, Cục thiết kế Zvezda bắt đầu chương trình phát triển tên lửa chống radar tầm xa thế hệ mới.

Năm 1982, Zvezda thực hiện lần phóng thử đầu tiên mẫu thử tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.

Dựa trên nền tảng Kh-31P, Zvezda tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35.

“Họ hàng P-270 Moskit”

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.

Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy.

Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A có khả năng tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước đến 4.500 tấn.
Trong ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa không đối hạm Kh-31A.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ.

Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.

Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.

Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).

Ngày nay, Kh-31A cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN

Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này.

>> >> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K



http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302.


heo một số nguồn tin Nga, Việt Nam đang bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 tiêm kích đa năng Su-30K đang được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy số 558 ở Belarus với mức giá hấp dẫn.

Để cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc,  xin giới thiệu bài viết về sơ lược sự phát triển của Su-30K và tính năng chiến đấu của bản hiện đại hóa Su-30KN.

Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế. Trong đó, có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU hai chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế hai chiếc.

Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi Irkutsk phối hợp với Văn phòng thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hiệu quả.

Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 đã đượcIrkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ.

Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó đã mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn một, nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay đã được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE).

Giai đoạn hai, Su-30KN tục được tăng cường thêm khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng một anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia.

Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk đã chú trọng đến việc thích nghi cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh, điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay.

Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể đảm bảo triển khai mở rộng trang bị nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55...




http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN cất cánh.

Sau khi nâng cấp, các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận gồm:

+ Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
+ Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar, và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển.
+ Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch.

Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm:

Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên.
Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E .
Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km.
Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km.
Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km.
Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km.
Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM.

Ưu thế không chiến

Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất đã trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất, nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn.

Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất.

http://nghiadx.blogspot.com
Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất.

Xét một cách tổng quát, Su-30KN là khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển, nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội.

Hơn thế, một số lượng lớn MiG-21 và Su-22 của Việt Nam đã quá già nua và cần được thay thế. Vì vậy, nếu được tăng cường bổ sung bằng Su-30KN để dần loại bỏ những máy bay lỗi thời sẽ là ưu tiên hợp lý.

Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện.

Các thông số cơ bản

Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa) 24.780/30.450 kg.
Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa) 5.270/9.400 kg.
Tải trọng hạ cánh cực đại 21.000 kg.
Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong 3.000 km.
Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không 5.200 km.
Trần bay 16.700m.


(Nguồn: Báo Đất Việt)

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

>> Su-30 của Việt Nam, Ấn Độ không bằng J-10B của Trung Quốc

J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K
>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ


Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu J-10 là J-10B của Trung Quốc đã được tiến hành thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm máy bay chiến đấu thuộc Không quân Trung Quốc và kết quả cho thấy máy bay chiến đấu phiên bản mới J-10B của Trung Quốc đã đạt đến trình độ kỹ thuật vượt trội so với phiên bản gốc của nó là J-10.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc sản xuất

Hoàn Cầu báo dẫn các nguồn tin "khó tìm" cho hay, J-10B của Trung Quốc đã được trang bị các thiết bị hiện đại hơn nhiều, trong đó có hệ thống tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không được cải thiện một cách đáng kể.

Có thể nói, J-10B đang trở thành mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.

Có nguồn tin cho rằng, máy bay chiến đấu J-10B còn được trang bị loại radar với công nghệ quét mảng pha từng giai đoạn hiện đại bật nhất hiện nay khiến cho các tính năng kỹ, chiến thuật của nó được nâng cao hơn.

Ngược lại, theo Hoàn Cầu báo với máy bay chiến đấu J-10A và J-11, máy bay J-10B có tính năng kỹ thuật được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất là Su- 30MK2/MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Ấn Độ. Thậm chí, nó còn có thể so sánh được với máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Pháp.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKV của Việt Nam và Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Chiếc máy bay nguyên mẫu đầu tiên J-10B được thử nghiệm thành công vào ngày 27/12 /2008. Nó được thiết kế tương tự như máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Kiểu thiết kế này có thể giảm diện tích phản xa radar, giúp cho nó khó bị phát hiện hơn trên màn radar của đối phương, từ đó nâng cao khả năng tàng hình.

Trước khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-20 đi vào hoạt động thì J-10B được cho là “con bài” quan trọng nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay.

( Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.

>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.

Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.

Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.

Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Trước đây, việc cung cấp các máy bay Su-30 cho Không quân Việt Nam đều được thực hiện ở nhà máy sản xuất máy bay ở Hiệp hội hàng không Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tổng công ty Hàng không quốc gia Nga (UAC). Còn 18 máy bay Su-30K đang nằm ở Belarus và thuộc sở hữu của Tập đoàn hàng không Irkut, và công ty này không thuộc bộ phận của UAC.

Thực tế, vào giữa tháng 5/2012, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến Belarus để thảo luận, Kommersant dẫn nguồn tin B.

Cũng theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga. Các chuyên gia đánh giá rằng, Su-30K không phải là hoàn hảo, nhưng vẫn đủ tốt.

Nguồn tin B của nhà máy 558 tiết lộ thêm, đại diện phía nhà máy cố gắng thuyết phục họ (Việt Nam) rằng, nhà máy này có đủ tất cả những khả năng để thực hiện việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K theo yêu cầu cụ thể của Việt Nam.

Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng hai bên chưa thảo luận về việc mua lại. "Chúng tôi mong muốn sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán", ông này nói.

Đối với 18 máy bay Su-30K ở Belarus, Nga dự định sẽ bán với giá trị ít nhất là 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD đối với một máy bay đã được hiện đại hóa), nếu so sánh với giá trị hiện tại của 18 chiếc Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) thì đây sẽ là một con số rất khiêm tốn.

Nguồn B cũng tiết lộ, trong số các quốc gia có hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) thể hiện quan tâm tới việc mua lại 18 máy bay Su-30K không chỉ có Việt Nam, còn cả Sudan, và Belarus. Họ có xu hướng sử dụng nguồn ngân quĩ tài chính tối thiểu để nâng cấp cho các phi đội không quân của mình, đặc biệt để thay thế cho các loại máy bay đã lỗi thời như MiG-21, Su-22 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn tin B dẫn lời từ Tổ hợp công nghiệm hàng không Nga cho biết, Bộ tài chính Nga đã từ chối không cấp khoản vay tín dụng cho Minsk (Belarus) để mua máy bay và yêu cầu phải thanh toán hợp đồng mà không phụ thuộc vào Belarus.

Giai đoạn thực tế để bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với Việt Nam và Sudan được xem như một giải pháp dự phòng.

Nga đã cố gắng xoay sở để tìm được một khách hàng mua lại 18 máy bay Su-30K, và họ không thể vui mừng hơn khi đã có khác hàng là Việt Nam, nước mà trước đây chỉ mua các máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.

Ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược đánh giá, giá trị của hợp đồng này là cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam và họ (Việt Nam) có khả năng thực hiện được mong muốn mua 18 máy bay Su-30K với mức giá hấp dẫn.
http://nghiadx.blogspot.com
Nếu hợp đồng mua 18 chiếc Su-30K thuận lợi, việc tiếp nhận những máy bay đầu tiên sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn.

Theo Kommersant, việc Irkut muốn bán số máy bay Su-30K mà không thông qua UAC chính là nguyên nhân để các lãnh đạo cấp cao của UAC phản đối việc thực hiện hợp đồng, họ cố gắng để bảo vệ được vị trí cung cấp các sản phẩm hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.

Tuy nhiên, UAC sẽ rất khó khăn để thuyết phục được Việt Nam từ bỏ việc mua 18 máy bay Su-30K của Irkut - chủ yếu là do mức giá "quá hấp dẫn".

Ngoài ra, nguồn tin B tiết lộ thêm, Rosoboronexport đã xác định sẽ thực hiện hợp đồng Su-30K trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên, tiết lộ gây "sốc" của nguồn tin B nói rằng, vẫn còn 4 máy bay Su-30MK2 đang được sản xuất tại nhà máy ở đây. Bởi theo báo chí trước đó đưa tin, thì chỉ còn 1 chiếc máy bay Su-30MK2 được sản xuất để bù lại chiếc đã mất cho Không quân Việt Nam.

Nguồn tin B nhắc lại rằng, cuối tháng 11/2011, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển các máy bay Su-30K bằng máy bay vận tải quân sự chuyển về nhà máy 558 ở Belarus, nơi số máy bay này sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN trước khi bán cho khách hàng thứ hai.

Năm 1996, công nghệ Nga lúc đó chưa đủ để tạo ra 18 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MKI mà Ấn Độ đã đề nghị mua. Vì vậy Nga đã sản xuất với cấu hình rút gọn là Su-30K. Nhưng sau đó Ấn Độ đã yêu cầu thay thế số máy bay Su-30K này bằng một số lượng tương tự máy bay Su-30MKI cấu hình cao cấp hơn và trả lại 18 chiếc Su-30K cho Tổng Công ty Irkut. Tuy nhiên, số máy bay này không được chuyển về Nga mà tới nhà máy sửa chữa 558 ở Baranavichy ở Belarus, nguồn tin B nói rằng việc này là để công ty nga tránh phải trả thuế hải quan khi nhập khẩu máy bay trở về Nga.

Một số hình ảnh về Tiêm kích Su-30KN :


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K

Việc Nga công bố quyết định sẽ bán lại 18 chiến đấu cơ đa năng Su-30K đã qua sử dụng cho đối tác tiềm năng đặt ra nhiều câu hỏi. Ai sẽ là đối tác trong thương vụ này?


>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam


http://nghiadx.blogspot.com
Nga lên kế hoạch nâng cấp Su-30K/MK lên Su-30KN hiện đại hơn để bán cho một nước thứ ba.

 Mới đây, RIA Novosti dẫn lời Phó Giám đốc thứ nhất Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Alexander Fomin cho hay, Nga quyết định bán lại lô máy bay tiêm kích Su-30K bị Ấn Độ từ chối trong năm 2003, do liên quan đến các vấn đề sự cố của động cơ.

Như thông báo trước các phóng viên của ông Fomin, lô 18 máy bay Su-30K trước đó được Quân đội Ấn Độ sử dụng, đang nằm trong xưởng sửa chữa máy bay ở Belarus, dự kiến sẽ bán cho "mọi khách hàng tiềm năng".

Theo RIA, 18 chiến đấu cơ này có những đặc điểm kỹ chiến thuật thấp hơn so với Su-30MKI. Do đó, Su-30K/MK không có động cơ lực đẩy vector đa chiều hoặc 2 cánh mũi ở phía trước và khả năng cơ động cũng kém hơn.

Hệ thống điện tử hàng không của Su-30K/MK cũng được xây dựng với những đặc điểm thấp hơn so với Su-30MKI do HAL trang bị sau này, gồm các hệ thống điện tử tích hợp của Pháp và Israel.

Chính vì vậy, 18 chiếc Su-30K/MK sẽ được đại tu và sẽ thực hiện đầy đủ những nâng cấp cần thiết đối với yêu cầu của khách hàng.

Theo các nguồn tin không chính thức, chi phí nâng cấp tốn 5 triệu USD/chiếc, nhưng giá trị mỗi chiếc rất có thể sẽ rẻ hơn máy bay mới.

Nhưng có thể đó mới chỉ là mặt nổi, còn phần chìm trong các cuộc đàm phán (vũ khí đi kèm) và thực hiện những nâng cấp theo yêu cầu khách hàng, giá trị của mỗi chiếc máy bay sẽ là một ẩn số.

Nước nào là khách hàng số 1?

Nói về các khách hàng tiềm năng để mua 18 máy bay Su-30K, dễ dàng có thể sơ điểm ra những khách hàng tiềm năng nhất gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Belarus, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.

Trong đó, khả năng mua lại bởi Ấn Độ là 0% bởi chính họ đã từ chối số máy bay này.

Indonesia đã có một hợp đồng mới để mua 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga, các chiến đấu cơ đa năng này đều tập trung cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Vì vậy, khả năng mua Su-30K của Indonesia là không cao.

Malaysia tuy có kế hoạch mua thêm 18 chiến đấu cơ mới nhưng cũng giống như Indonesia, chiến lược không quân của họ tập trung cho biển, vì vậy, Su-30K tác chiến ở lục địa không phải là lựa chọn hợp lý.

Khả năng Trung Quốc mua cũng không cao, bởi công nghệ sao chép máy bay dòng Su-30 của họ đang phát triển tốt.

Venezuela cũng tập trung mua biến thể Su-30MK2 giống như Việt Nam, tuy nhiên, họ có kế hoạch mua chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc bởi chi phí thấp, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai quốc gia này cũng đang không ngừng tiến triển trong thời gian gần đây.

Algeria và Nga đang xảy ra vụ "scandal" khi Algeria nghi ngờ rằng, máy tính trên khoang, bộ não của Su-30MKA chịu ảnh hưởng đáng kể của công nghệ Israel và phối hợp hoạt động với hệ thống gây nhiễu trên khoang Elta EL/M8222 của hãng IAI và màn hình hiển thị chính diện SU967 của Elbit Systems đều của Israel.

Song sát Su-30KN và Su-30MK2

Theo một blog quân sự Nga, hai ứng cử viên tiềm năng nhất là Việt Nam và nước chủ nhà Belarus - nơi đang sửa chữa 18 máy bay Su-30K của Nga.

Belarus đang có kế hoạch sẽ cho các phi đội máy bay Su-24 của họ "nghỉ hưu", sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn liên tiếp đối với loại máy bay này trong tháng 10/2011 và tháng 2/2012.

Nhiều nguồn tin suy đoán rằng nước cuối cùng sở hữu số máy bay Su-30K này có thể là Việt Nam, nhưng nó vẫn có khả năng ở lại Belarus.

Đánh giá về Việt Nam, ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung Tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược cho biết, Việt Nam đang cần bổ sung thêm các chiến đấu cơ đa năng để tiếp tục tiến thẳng lên hiện đại và củng cố tiềm lực không quân của mình.

Trong đó, khả năng Việt Nam vẫn tiếp tục lựa chọn dòng tiêm kích Su-30 của Nga làm chủ lực cho các phi đội hiện đại của bởi Không quân Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các tiêm kích Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN phóng tên lửa.

Mặt khác, 120 chiếc Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21 đang phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam, dù đã từng bước được nâng cấp, nhưng được cho là đã lỗi thời và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trước các tiêm kích hiện đại của đối phương. Chính vì vậy, chúng cần được dần thay thế bằng các chiến đấu cơ mới, có khả năng tác chiến vượt trội.

Nhu cầu về trang bị các tiêm kích chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lục quân và không chiến của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tăng lên từng ngày.

Trong cả 3 hợp đồng mua máy bay Su-30MK2 trong năm 2003, 2009 và 2010 (tổng là 24 chiếc Su-30MK2V), Việt Nam đều đặt hàng máy bay tăng cường khả năng tác chiến trên biển.

Trong khi đó, biến thể Su-30K/MK mà Nga bán lại được thiết kế tăng cường đánh đất và không chiến. Với một mức giá phù hợp và những ưu đãi hợp lý, khả năng nâng cấp liên các chuẩn tiêm kích hiện đại như Su-30KN, lúc đó, Su-30KN sẽ trở nên là một sát thủ trên không đáng gờm hơn cả.

Sự xuất hiện của Su-30KN cùng với Su-30MK2 trong Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tạo nên một cặp bài trùng "lợi hại".

Su-30MK2 chuyên đánh biển - không chiến, hỗ trợ cho Hải quân và Su-30K/MK đánh đất - không chiến, hỗ trợ cho lục quân.

Việt Nam được nhiều nguồn tin Nga đánh giá là khách hàng tiềm năng nhất trong thương vụ này, tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì đó vẫn chỉ là những phân tích "dự đoán" của họ.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang