Hàn Quốc có thể đưa ra đề xuất mua 36 máy bay trực thăng tấn công (AHX) Apache của Boeing vào đầu năm 2012, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Nhất là trong bối cảnh quan hệ Seoul với Bình Nhưỡng đang căng thẳng và quân đội Mỹ đã giảm số lượng trực thăng Boeing AH-64 Apache hiện diện trên bán đảo Triều Tiên. Đề xuất này sẽ được ban hành bởi Cục Quản lý chương trình thu mua Quốc phòng ở Seoul vào tháng 1/2012, và hạn muộn nhất mà Hàn Quốc muốn Boeing trả lời là vào tháng 4/2012. Dự kiến các bên sẽ đàm phán đưa ra các quyết định vào tháng 7/2012, và một hợp đồng có thế sẽ được ký kết vào tháng 10/2012. Apache AH-64D Block III là loại trực thăng tiên tiến của Mỹ, khi ra mắt trở thành đối tượng cạnh tranh rất lớn với các loại trực thăng nổi tiếng như AH-1Z Cobra của Bell, Eurocopter Tiger của Châu Âu hay loại trực thăng T-129B của Thổ Nhĩ Kỳ. Seoul từ lâu đã quan tâm đến Apache trong thời gian quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên tại Hàn Quốc trong thập kỉ qua. Nhưng trong những năm gân đây Mỹ đã giảm số lượng trực thăng tại khu vực này để điều tới các chiến trường Afghanistan và Iraq. Trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Boeing dự báo vai trò của Apache càng trở nên quan trọng. Nó tham gia vào tình huống chống sự xâm lược của Triều Tiên dọc bờ biển Hàn Quốc và dọc khu phi quân sự ngăn cách giữa 2 nước. Ngoài ra, Seoul đang theo đuổi chương trình trực thăng tấn công của riêng mình, nhằm thay thế cho loại Hughes MD500s và hi vọng nâng cao doanh thu bán vũ khí quốc tế cho ngành hàng không vũ trụ Hàn Quốc. Các thông số kĩ thuật của KAH chưa được tiết lộ, các chuyên gia cho rằng nó có thể khá giống với Apache, và có thể mang theò 6 - 8 binh lính, tương tự như trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Boeing cho biết, sẵn sàng chia sẻ với Hàn Quốc về loại trực thăng tấn công AH-6 để áp dụng vào trong các thông số kĩ thuật của KAH. AH-6 chỉ có thể mang 2 phi công, và có thể thêm 2 người nữa, nhưng nó được thiết kế tối ưu để hoạt động kết hợp cùng Apache. Liên quan đến trực thăng Apache, thân máy bay là sản phẩm do công ty Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc chế tạo. Công ty này đã có rất nhiều kinh nghiệm khi hợp tác với Eurocopter sản xuất trực thăng dịch vụ Surion. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
>> Hàn Quốc muốn mua 36 trực thăng Apache
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
>> Hàn Quốc có thể mua công nghệ tàng hình của Mỹ
Công ty Lockheed Martin đã công bố ý đồ chuyển giao công nghệ tàng hình cho Hàn Quốc trong khuôn khổ của việc sản xuất máy bay đa mục đích F-35.
Korea Times trích lời phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed Martin, Stephen O'Brien, "các nhà sản xuất Mỹ có thể trở thành đối tác của Hàn quốc trong chương trình KF-X và mua F-35 sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp cận với công nghệ tàng hình và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5". Ông O'Brien khẳng định rằng chính phủ Mỹ đã thông qua việc cho phép lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 tại Nhật Bản. Về phần mình, công ty Lockheed Martin cũng công bố ý định cho phép các công ty của Nhật Bản sản xuất các linh kiện của máy bay. Trước kia, quyết định như vậy đã được thực hiện đối với Italy, khi Roma có kế hoạch mua 130 máy bay F-35. Điều này sẽ tạo ra dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối trên đất Italy. Các nhà máy ở nước này sẽ lắp ráp F-35 cung cấp cho Không quân Italy và Không quân Hà Lan. Trong chiến lược, hiện đại hoá quân đội và đặc biệt là lực lượng không quân, Hàn Quốc hiện đang thực hiện chương trình quốc gia để phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng tàng hình KF-X và có kế hoạch mua sắm 60 máy bay trong khuôn khổ chương trình FX-3. Hàn Quốc là một đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực và có tiềm năng công nghiệp quốc phòng mạnh. Với lý do đó, khả năng xây dựng dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 trên đất Hàn quốc rất khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức xem xét mức độ chuyển giao công nghệ chỉ sau khi Seoul đưa ra đề nghị trong khuôn khổ của chương trình FX-3. Chương trình FX-3 của Hàn Quốc là để thay thế các máy bay đã lỗi thời F-4E và F-5E/F . Cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới vào đầu năm sau và sẽ chọn một nhà cung cấp vào tháng 10/2012. Theo ước tính của DAPA, chi phí dự án mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 sẽ vào khoảng 8.290 tỷ won (7,86 tỷ USD). Dự kiến, danh tính hãng thắng thầu sẽ được công bố vào tháng năm 2012. Danh sách các ứng cử viên gồm bốn công ty: Lockheed Martin với máy bay F-35 Lightning-2; Boeing với 15SE-F; Eurofighter với EF-2000. Ngoài ra, còn có còn có Su-T-50 của Sukhoi. Gần đây, Eurofighter thông báo, nếu thắng thầu, sẽ tổ chức lắp ráp EF-2000 tại Hàn Quốc. |
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
>> Mỹ, Hàn tập huấn phá hủy vũ khí Triều Tiên
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ luyện tập phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên trong cuộc tập trận thường niên diễn ra vào tháng này nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Hai nước đồng minh này sẽ thành lập một đơn vị hỗn hợp gọi là Lực lượng đặc nhiệm diệt trừ khi bắt đầu cuộc diễn tập Ulchi Bảo vệ Tự do kéo dài 10 ngày, bắt đầu vào 16/8, thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap hôm nay 7/8 đưa tin. Ulchi Bảo vệ tự do là cuộc diễn tập hàng năm được máy tính hỗ trợ. Khoảng 350 binh sĩ thuộc lực lượng hỗ trợ chỉ huy số 20 của lục quân Mỹ và lính Hàn Quốc sẽ giả vờ phát hiện và phá hủy bom nguyên tử, tên lửa và vũ khí hóa học của Triều Tiên. "Trong trường hợp khẩn cấp, lượng đặc nhiệm diệt trừ sẽ nhận diện các căn cứ bị nghi là sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên và tiến hành phá hủy nó", một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết. Quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, đây là cuộc diễn tập thông lệ và mang tính phòng thủ. Trong khi đó, phía Triều Tiên thường mô tả cuộc tập huấn chung là diễn tập xâm lược. Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã bùng phát kể từ khi Hàn Quốc buộc tội Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm một tàu chiến của nước này làm 46 người thiệt mạng hồi tháng 3/2010. Triều Tiên phủ nhận cáo buộc song tháng 11 năm ngoái đã bất ngờ pháo kích một hòn đảo ở biên giới hai bên, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, trong đó có 2 dân thường. Kể từ đó, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập, cả một mình lẫn hợp tác với Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh trước Triều Tiên. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)