Công ty Lockheed Martin đã công bố ý đồ chuyển giao công nghệ tàng hình cho Hàn Quốc trong khuôn khổ của việc sản xuất máy bay đa mục đích F-35.
Korea Times trích lời phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed Martin, Stephen O'Brien, "các nhà sản xuất Mỹ có thể trở thành đối tác của Hàn quốc trong chương trình KF-X và mua F-35 sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp cận với công nghệ tàng hình và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5". Ông O'Brien khẳng định rằng chính phủ Mỹ đã thông qua việc cho phép lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 tại Nhật Bản. Về phần mình, công ty Lockheed Martin cũng công bố ý định cho phép các công ty của Nhật Bản sản xuất các linh kiện của máy bay. Trước kia, quyết định như vậy đã được thực hiện đối với Italy, khi Roma có kế hoạch mua 130 máy bay F-35. Điều này sẽ tạo ra dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối trên đất Italy. Các nhà máy ở nước này sẽ lắp ráp F-35 cung cấp cho Không quân Italy và Không quân Hà Lan. Trong chiến lược, hiện đại hoá quân đội và đặc biệt là lực lượng không quân, Hàn Quốc hiện đang thực hiện chương trình quốc gia để phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng tàng hình KF-X và có kế hoạch mua sắm 60 máy bay trong khuôn khổ chương trình FX-3. Hàn Quốc là một đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực và có tiềm năng công nghiệp quốc phòng mạnh. Với lý do đó, khả năng xây dựng dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 trên đất Hàn quốc rất khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức xem xét mức độ chuyển giao công nghệ chỉ sau khi Seoul đưa ra đề nghị trong khuôn khổ của chương trình FX-3. Chương trình FX-3 của Hàn Quốc là để thay thế các máy bay đã lỗi thời F-4E và F-5E/F . Cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới vào đầu năm sau và sẽ chọn một nhà cung cấp vào tháng 10/2012. Theo ước tính của DAPA, chi phí dự án mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 sẽ vào khoảng 8.290 tỷ won (7,86 tỷ USD). Dự kiến, danh tính hãng thắng thầu sẽ được công bố vào tháng năm 2012. Danh sách các ứng cử viên gồm bốn công ty: Lockheed Martin với máy bay F-35 Lightning-2; Boeing với 15SE-F; Eurofighter với EF-2000. Ngoài ra, còn có còn có Su-T-50 của Sukhoi. Gần đây, Eurofighter thông báo, nếu thắng thầu, sẽ tổ chức lắp ráp EF-2000 tại Hàn Quốc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương trình KF-X. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương trình KF-X. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
>> Hàn Quốc có thể mua công nghệ tàng hình của Mỹ
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5
Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.
Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD. Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com) Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD). Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc. Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X. Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết. Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
[Vietnamdefence news]
|
Nhãn:
Chương trình KF-X,
Cục Trang bị Indonesia,
F-22 Raptor,
F-35 Lightning II,
Hải quân Hàn Quốc,
Hàn Quốc,
Máy bay chiến đấu thế hệ 5,
Rafale,
tiêm kích
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)