Đây là các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa hoàn tất chiến dịch hộ tống các tàu hàng của Nga tại khu vực Sừng châu Phi trở về.
Interfax trích lời người phát ngôn của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại úy Roman Martov: “Hiện biên đội tàu hải quân Nga đang có mặt ở Ấn Độ Dương, khu vực biển Laccadive gần Ấn Độ. Trên đường trở về, biên đội tàu này sẽ thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 7.5”. Tờ Sự thật Moskva cũng dẫn lời Đại úy Roman Martov cho biết: “Biên đội tàu sẽ ghé thăm và làm việc tại Đà Nẵng từ ngày 7-12.5. Tại Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ tham dự các sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng (9.5) trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”. Chiến hạm Đô đốc Vinogradov là tàu săn ngầm cỡ lớn lớp Projekt 1155 của Liên Xô, được đóng từ năm 1987 và đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương từ ngày 1.5.1989. Tàu có chiều dài 163 m, chiều rộng 19 m, chiều cao 7,8 m và có lượng giãn nước 7.480 tấn. Tàu có thủy thủ đoàn 293 người, được trang bị ngư lôi Rastrub, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal và mang theo 2 trực thăng Ka-27. Mới đây, Nga tuyên bố sẽ chi hơn 150 tỷ USD cho việc hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Giới chuyên gia cho rằng, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là vì Moskva muốn cho Trung Quốc thấy Nga vẫn có lợi ích ở các vùng chiến lược ở châu Á.
[Vietnamdefence news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Moskva. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Moskva. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
>> Tàu chiến Nga thăm Đà Nẵng
Nhãn:
Biển Laccadive,
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov,
Hải quân Nga,
Hạm đội Thái Bình Dương,
liên xô,
Moskva,
Ngư lôi Rastrub,
tàu khu trục,
Tàu săn ngầm
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc
Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.
Siêu tiêm kích Su-35 Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào. Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc. Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”. Su-27SM Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không. Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh. Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km. Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.
[Vietnamdefence news]
|
Nhãn:
Không quân Nga,
Không quân Trung Quốc,
Moskva,
Quân đội Trung Quốc,
Sông Amur,
Tạp chí Kanwa,
Thành phố Komsomolsk,
Tiêm kích Su-27SM,
Tiêm kích Su-35,
Ukraine,
Viễn Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)