Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tạp chí Kanwa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Kanwa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Kanwa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Máy bay ném bom Trung Quốc 'biến mất'?



Từ 2008, xuất hiện xu hướng liên quan tới việc tái cấu trúc 3 sư đoàn không quân ném bom tầm xa của Trung Quốc, dẫn tới số lượng máy bay này bị giảm mạnh đột biến.


Điều này nhiều khả năng là do những thay đổi tình hình quốc tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

Ngoài ra, đa số các máy bay ném bom H-6 được sản xuất trong thập niên 1980 và hầu hết sắp hết hạn sử dụng.



Máy bay ném bom H-6H.


Mặt khác, ta không thấy dấu hiệu Tập đoàn chế tạo máy bay Tây An (Xi’an Aircraft Corporation) tiến hành sản xuất quy mô lớn máy bay H-6. Rõ ràng là khả năng của không quân tầm xa của Trung Quốc đang suy giảm.

Dưới đây là quan điểm của Tạp chí Kanwa Asian Defence về vấn đề này:

Không quân Trung Quốc có 3 sư đoàn không quân tầm xa là các sư đoàn 36, 8 và 10.

Sư đoàn 10 đóng tại đại quân khu Nam Kinh và sử dựng sân bay tại An Khánh (Anqing). Trong biên chế của sư đoàn này có cả các máy bay kiểu cũ H-6H và các máy bay hiện đại nhất H-6K, nghĩa là trình độ kỹ thuật chung của các máy bay đã được nâng lên. Còn ở các sư đoàn còn lại, số lượng máy bay H-6 đã giảm mạnh.

Sư đoàn không quân 36

Sư đoàn không quân ném bom số 36 đóng tại đại quân khu Lan Châu và sử dụng các sân bay ở Wukong và Lintong. Các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 13/11/2006 cho thấy, ở Wukong có 21 máy bay ném bom, trong đó có 10 chiếc đang được sử dụng.

Năm 2003, các bức ảnh vệ tinh cho thấy, tại Wukong có 33 chiếc H-6. Tháng 8/2009, không phát hiện thấy một chiếc H-6 nào ở căn cứ Lintong, trong khi đó vào tháng 4/2009 vẫn thấy có 16 máy bay ném bom ở đây.

Có 2 lý do giải thích cho điều này. Một là, sư đoàn 36 đã bị cắt giảm, 2 trung đoàn không quân ném bom đã được sáp nhập làm một trung đoàn, điều này phù hợp với trạng thái quan hệ Nga-Trung sau chiến tranh lạnh.

Hai là, sân bay ở Lintong cần phải sửa chữa khẩn cấp nên toàn bộ máy bay được di chuyển tạm thời sang căn cứ khác. Hiện nay, Không quân Trung Quốc sửa chữa 2-3 sân bay/năm.

Sư đoàn không quân số 8

Sư đoàn không quân ném bom số 8 đóng tại đại quân khu Quảng Châu, sử dụng các sân bay Đan Dương (Dangyang) và Lôi Dương (Leiyang).

Tại sây bay Đan Dương vào tháng 1/2010, trên các bức ảnh vệ tinh không thấy có các máy bay ném bom mà chỉ có các máy bay vận tải Il-76. Trong khi vào năm 2004, vẫn thấy có 22 máy bay ném bom ở sân bay này.

Các bức ảnh vệ tinh chụp năm 2006 cho thấy, có 31 máy bay ném bom ở sân bay Lôi Dương. Sân bay này có các hầm ngầm giống như ở sân bay An Khánh của sư đoàn 10. Mỗi đường hầm có chiều rộng 10 m, trong khi đó sải cánh của các máy bay ném bom Trung Quốc tương tự sải cánh máy bay Tu-16 của Nga, tức là gần 30 m. Rõ ràng là đường hầm được dùng làm kho chứa đạn dược và nhiên liệu.

Theo giả định táo bạo của Tạp chí Kanwa, các máy bay ném bom trong các đường hầm này được trang bị vũ khí hạt nhân (tuy nhiên, phỏng đoán này trái ngược với chức năng của các đường hầm này mà Kanwa vừa nêu ra ở trên).

Sư đoàn không quân số 10

Sư đoàn không quân số 10 đóng tại đại quân khu Nam Kinh là sư đoàn duy nhất được bổ sung trang bị, và tình hình tại các sân bay Dajiaochang và An Khánh cung cấp nhiều thông tin nhất về các xu hướng mới nhất.

Một là, tại sân bay An Khánh vào tháng 6/2009 đã phát hiện 15 chiếc máy bay ném bom H-6, trong đó có 5 chiếc có lớp sơn mới. Theo Kanwa, đây là các máy bay cải tiến H-6K vừa mới được sản xuất và có thể được trang bị tên lửa hành trình CJ-10. Phải chăng các máy bay ném bom này là nhằm vào Okinawa, Đài Loan hay thậm chí Guam?

So sánh những bức ảnh này với các bức ảnh vệ tinh chụp vào tháng 3/2008 thấy rằng, hồi đó trên sân bay này chỉ có 9 chiếc H-6, còn các phần khác của sân bay không có vẻ là bị bỏ hoang. Điều đó có thể nói lên rằng, những máy bay H-6 khác đang bay.

Các bức ảnh chụp vào tháng 7/2004 cho thấy, có 20 chiếc H-6, tức là tương ứng với số lượng máy bay biên chế cho một trung đoàn. Các bức ảnh sân bay này chụp vào 3 thời điểm khác khẳng định sân bay này đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, còn các kho đạn dược và nhiên liệu được bố trí ngầm dưới đất.

Tại sân bay Dajiao (có lẽ chính là sân bay Dajiaochang) ở Nam Kinh vào tháng 8/2009, trên các bức ảnh vệ tinh thấy có 17 chiếc H-6, nhưng chỉ có 13 chiếc ở bãi đỗ và có lẽ thường xuyên được sử dụng.

Tháng 7/2007, ở đây thấy có 21 chiếc H-6, năm 2006 là 23 chiếc, tháng 1/2004 là 18 chiếc. Rõ ràng là sư đoàn 10 có 2 trung đoàn không quân ném bom.

Chúng ta hãy xem xét vấn đề sản xuất H-6. Tại trung tâm thử nghiệm Yanliang tháng 10/2009, các bức ảnh vệ tinh cho thấy có 9+1 chiếc H-6, trong đó 1 chiếc H-6 đậu ở sân đỗ riêng.

Kanwa có lần đã cho rằng, chiếc máy bay này có thể là H-6K, còn 9 chiếc còn lại có thể là là là các máy bay H-6H mới sản xuất hoặc H-6M của không quân hải quân, hoặc là một biến thể đặc biệt của H-6 có thời gian sử dụng dài hơn. Cũng có thể giả định rằng, số máy bay H-6 này là đang được cất giữ ở đây.

Dựa trên việc phân tích nhiều năm các bức ảnh vệ tinh, Kanwa cho rằng, các máy bay ném bom H-6 có phần mũi và phần đuôi được phủ bạt là các máy bay mới sản xuất. 3 trong số 9 chiếc được phủ bạt.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy, vào tháng 4/2009, chỉ có 2 chiếc H-6 trên sân bay này. Hai chiếc máy bay này là rất đáng chú ý vì xung quanh chúng có rất nhiều xe ô tô. Theo Kanwa, nhiều khả năng đây là 2 chiếc H-6K.

Tháng 6/2006, các bức ảnh vệ tinh cho thấy, tại sân bay này có 9 chiếc H-6, trong đó có 7 chiếc được phủ bạt. Điều này cho thấy rõ rằng, việc sản xuất H-6 là rất hạn chế.

Tóm lại, số lượng máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đang giảm đi, trong khi các máy bay ném bom mới vẫn còn chưa bắt đầu bay thử nghiệm.


[BDV news]


Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

>> Chia để trị - Chiến lược mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á



Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có một vai trò cực kỳ quan trọng.


Có thể nói các nước Đông Nam Á đang nắm trong tay chiếc chìa khóa hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Giải quyết mối quan hệ với các quốc Đông Nam Á đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.




Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực

Đông Nam Á án ngữ biển Đông (phía Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải), nơi có 21/39 tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đi qua khu vực này. Đông Nam Á cũng là khu vực có các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Từ lâu Trung Quốc luôn tìm mọi cách để phản đối sự đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực là cơ hội để Mỹ can thiệp vào khu vực này. Họ luôn muốn giải quyết các tranh chấp theo phương thức đàm phán song phương. Lúc đó với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự đang có họ sẽ có được kết quả có lợi nhất cho mình. Đồng thời, Bắc Kinh luôn phản đối sự hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với nước ngoài trong các dự án khai thác tài nguyên trên biển Đông.

Bên cạnh đó, các nước trong khối ASEAN chưa đạt được sự thống nhất cao trong cách giải quyết các tranh chấp, đây là cơ hội tốt để Trung Quốc chia nhỏ ASEAN.

Duy trì tranh chấp trong chiến lược "nước chảy đá mòn"

Từ lâu các nước Đông Nam Á muốn có được một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để các tranh chấp trong khu vực không lâm vào ngõ cụt, tránh các nguy cơ xung đột. Song Trung Quốc năm lần bảy lượt trì hoãn vấn đề này. Họ chỉ đáp ứng các yêu cầu của các nước Đông Nam Á một cách nhỏ giọt.

Mãi đến năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) mới được ký kết, và cả hai bên Trung Quốc và ASEAN mới chỉ thống nhất nâng cấp DOC thành một Bộ Quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng 9 năm trôi qua, Trung Quốc vẫn “án binh bất động”, bên cạnh đó các nước ASEAN cũng không thực đạt được sự nhất quán trong vấn đề này.

Đầu năm 2011, ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết: “Các bên đã mất quá nhiều thời gian để xem xét các nguyên tắc chỉ đạo. Nếu chúng ta tiếp tục để tình hình im lìm và bất động, nó có thể tạo ra những phức tạp không cần thiết”. Đó là cơ hội trời cho với Trung Quốc, trong lúc ASEAN chưa tìm được lối ra cho chính mình, Bắc Kinh có thêm nhiều thời gian để cũng cố yêu sách của mình trên biển Đông.

Trong thời gian qua họ liên tục tổ chức, quảng cáo các chuyến du lịch trên biển Đông, gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên trên các vùng biển tranh chấp. Nếu ASEAN không nhanh, dần dần thế giới chỉ biết đến biển Đông như là một phần của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc tấm bản đồ với đường “lưỡi bò”chiếm đến 80% diện tích biển Đông. Họ đưa ra những tuyên bố hết sức vô lý bất chấp sự phản đối của ASEAN. Bắc Kinh hiểu rõ tuyên bố này vi phạm công ước về Luật biển 1982, trái với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), đồng thời, cũng biết chắc các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh hải sẽ phản đối tới cùng yêu sách này. Điều đó có nghĩa họ không muốn kết thúc các vấn đề tranh chấp này.

Duy trì sự tranh chấp là cơ hội củng cố các yêu sách của mình. Một bên tiếp tục đưa ra yêu sách, một bên tiếp tục phản đối. Đồng nghĩa với các tranh chấp không có lối ra.

"Chia để trị"

Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục cũng cố và nâng tầm đối tác chiến lược với một số nước Đông Nam Á không có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ, đặc biệt là các nước có nền kinh tế yếu trong ASEAN.

Tháng 12/2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai bên đã nhất trí nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Trung Quốc cũng đã nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược với Lào. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia này, nhằm trói buộc các nền kinh tế non yếu này. Trung Quốc cũng có những động thái tích cực để đẩy mạnh quan hệ song phương với Myanmar.

Theo Tạp chí Kanwa, thời gian qua Trung Quốc liên tục gia tăng bán vũ khí cho các quốc gia ĐNA, đặc biệt là các quốc gia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển, đảo.

Hiện tại, Thái Lan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài hợp đồng bán 2 tàu tuần tra Type-053H3, Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mua tên lửa chống hạm C-802A tầm bắn 180km. Hai bên đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất pháo phản lực bắn loạt WS-1B. Đây là dự án hợp tác phát triển công nghệ tên lửa lớn nhất của quân đội Thái Lan. Một bạn hàng quan trọng khác của Trung Quốc ở khu vực là Myanmar, nước này có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời với Trung Quốc. Nhiều vũ khí trong Quân đội Myanmar có nguồn gốc từ Trung Quốc như xe tăng MBT-2000, Type-69II, Type-59D, máy bay K-8, J-7, Q-5, Y-8... Với Campuchia, phần lớn các tàu chiến trong biên chế của Hải quân nước này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong các cuộc mua bán, “giá cả phải chăng” là điểm mạnh để vũ khí Trung Quốc len lỏi vào Đông Nam Á, qua đó gây ảnh hưởng tới các quốc gia mua.

Hiện tại, trong khu vực, chỉ có Việt Nam, Philippines và Brunei là 3 quốc gia duy nhất Trung Quốc không xúc tiến các hợp đồng bán vũ khí lớn.

Đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết hơn, thống nhất trong cách giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Một ASEAN đoàn kết sẽ là đối trọng để giải quyết các tranh chấp trong khu vực với Trung Quốc.

Một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông từng nói rằng “Chia nhỏ miếng bánh để mọi người cùng hưởng, còn hơn là cố giành lấy về mình để rồi mất trắng”.
[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc



Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay!

Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế.

Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng.


Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau.


Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện.

Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế.

Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản.

Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không.


Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc.


Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định.

Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không.

Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục.

Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế.

Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không.


Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu.


Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức.

Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15".

Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì".

Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói.

(*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times.

Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag.

Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times.

Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”.

Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”.

Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo.


[BDV news]


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

>> Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2



Với Bastion và tên lửa Yakhont, Trường Sa trở thành mục tiêu khó gặm đối với Trung Quốc. Việt Nam có thể đã nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion dùng tên lửa Yakhont. Sau Việt Nam, Indonesia, Syria, Venezuela và Iran cũng muốn mua tên lửa này - Bản tin P2 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).



Ngày 21.5.2010, Việt Nam đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion sử dụng tên lửa Yakhont đã đặt mua. Chưa rõ đã diễn ra việc bàn giao chính thức hay chưa.






Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.

Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.

Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.

Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.

Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết.



Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam

Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.



Như vậy, P. 2 cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.




Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam





Việt Nam cần Bastion làm gì?
Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.

Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.

Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.

Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc.

Lịch sử hợp đồng Bastion
Tháng 8.1999, Phó Tổng giám đốc hãng NPO Mashinostroenie Viktor Tsarev đã thông báo với báo chí rằng, hãng của ông đã hoàn tất phát triển tên lửa chống hạm Yakhont và đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu với một nước ngoài.

Tháng 1.2006, báo chí đưa tin, NPO Mashinostroenie vào đầu năm 2006 đã ký được hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, kèm theo 16 tên lửa và toàn bộ cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp được ấn định vào năm 2007.

Tháng 11.2006. Giám đốc Cơ quan Hợp tác KTQS Liên bang Nga Mikhail Dmitriev cho biết, hiệp định với Việt nam về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tên lửa chống hạm Yakhonttrị giá khoảng 300 triệu USD đang được chuẩn bị.

Tháng 8.2009, Tổng Giám đốc, Tổng công trình sư tập đoàn NPO MashinostroenieAleksandr Leonov tiết lộ với báo chí rằng, các nhà máy sản xuất Yakhont và BrahMos “đang làm việc hết công suất”. Theo ông, hàng năm có “nhiều chục quả tên lửa chống hạm Yakhont được sản xuất”.

Tháng 8.2009, có tin Bastion đã thực hiện các cuộc bắn thử thành công và đang được chuẩn bị để chuyển sang Việt Nam.

Tháng 9.2009, có tin khẳng định sự tồn tại của hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, nhưng phỏng đoán việc chuyển giao còn chưa được thực hiện.

Tháng 10.2009, có tin nói rằng, Nga và Belarú bắt đầu chuyển giao 1 hoặc 2 hệ thống đã đặt mua vào năm 2005, đồng thời cũng nói rằng có cả các khách hàng khác, nhưng Việt Nam là khách hàng đầu tiên.

Các hợp đồng khác mua Yakhont
Tháng 5.2001, báo chí Nga dẫn nguồn tờ Times của Anh đưa tin về các cuộc đàm phán cung cấp Yakhont cho Iran trong chuyến thăm Nga của TT Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Tháng 10.2008, Tư lệnh Hải quân Indonesia tuyên bố rằng, “Hải quân Indonesia rất muốn mua bằng tiền mặt (không phải bằng tín dụng) các tên lửa chống hạm Yakhont.

Trước đó, vào tháng 7.2008, có tin nói về chuyến thăm Moskva khẩn cấp của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) do Nga có kế hoạch bán cho Indonesia các tên lửa chống hạm không được nêu tên, điều mà theo DRDO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường của tên lửa BrahMos. Báo chí cho biết, các cuộc đàm phán với Indonesia cho đến thời điểm đó đã diễn ra được 3 năm.

Tháng 10.2009, xuất hiện thông tin nói rằng, Indonesia đã nhận được một số lượng chưa xác định tên lửa Yakhont.

Tháng 9.2009, có tin nói rằng, Venezuela có thể mua các hệ thống Bastion.

Tháng 10.2009, báo chí Israel đưa tin nói rằng, Nga “đã đồng ý bán” cho Syria một lô tên lửa Yakhont trong khuôn khổ thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại quân cảng Tartus P. 2 cho rằng, việc cung cấp Yakhont cho Syria là rất có khả năng, còn cho Iran là cực kỳ khó xảy ra.

[Vietnamdefence. news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc



Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.




Siêu tiêm kích Su-35


Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào.

Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc.

Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”.


Su-27SM


Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không.

Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh.

Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km.

Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.

[Vietnamdefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang