Đầu tháng 9/2011, Nga đã giới thiệu biến thể mới của loại tên lửa Không đối không R-33 (NATO gọi là AA-9 Amos). Hơn 30 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được đặt tên là RVV-DB có thể được sử dụng trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào. Tầm bắn của RVV-DB lên tới 200 km và có thể tác chiến ở độ cao từ 15 - 25.000m, lớn hơn rất nhiều so với nguyên mẫu vốn có tầm bắn chỉ khoảng 120 km. Tên lửa R-33 được trưng bày gần MiG-31. Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hãng GosMKB Vympel thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV - Nga) đã đổi mới cả dòng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nhìn. RVV-BD cho phép PAK FA tấn công các mục tiêu bay quan trọng mà không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các tình huống không chiến. Tầm xa của RVV-DB đạt được bằng cách sử dụng động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét ± 60°, có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối. Tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị cho F-14 Tomcat. R-33 có tính năng tương tự như tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ (đã được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu năm 2004). Tên lửa của Mỹ đi vào phục vụ vào năm 1974 còn R-33 phục vụ từ năm 1981. Phoenix có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 200 km, được thiết kế để sử dụng duy nhất trên máy bay chiến đấu F-14, với hệ thống kiểm soát bắn và một radar mạnh, máy bay F-14 có thể theo dõi 24 mục tiêu cùng một lúc và phóng đồng thời 6 tên lửa để tiêu diệt một trong nhiều mục tiêu. AIM-54 Phoenix nặng khoảng 500 kg, di chuyển với tốc độ 1.300 m/giây và có một đầu đạn trọng lượng 61,4 kg. Theo một số nguồn (thông tin chưa được xác nhận), Iran đã sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trong giai đoạn 1980-1988. Iran là nước duy nhất nhận được tên lửa Phoenix từ Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa không đối không. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa không đối không. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> PAK FA sẽ được trang bị tên lửa R-33
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011
>> Trực thăng Rooivalk 'chào đời' sau 27 năm 'thai nghén'
[BDV news] Sau 27 năm phát triển, chương trình trực thăng tấn công của Nam Phi đã chính thức được ra mắt
Bộ Quốc phòng Nam Phi đã chính thức nhận vào trang bị máy bay trực thăng tấn công mới Rooivalk của Hãng Denel vào ngày 1/4/2011. Đây là chương trình phát triển vũ khí kéo dài tới 27 năm. Việc ra mắt trực thăng tấn công thế hệ mới này là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng quốc gia này. Chương trình phát triển máy bay trực thăng vũ trang Rooivalk tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ lên đến 613.000 tỷ Rand (tương đương với 91 tỷ USD). Rooivalk được thiết kế khá hiện đại. Khởi xướng vào năm 1984, chương trình phát triển trực thăng tấn công này luôn bị chỉ trích là quá tốn kém, lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Không quân Nam Phi và các nhà thầu quốc phòng lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Với họ, sự kiện bàn giao trực thăng tấn công mới ngày 1/4/2011 là một cột mốc đáng nhớ, một ngày đáng tự hào với công nghiệp quốc phòng Nam Phi, dấu hiệu báo trước của một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ. Antonie Visser giám đốc chương trình mua sắm trang thiết bị của Bộ Quốc phòng Nam Phi tuyên bố một cách hồ hởi: “Sự thành công của chương trình chứng minh rằng, Nam Phi đủ khả năng thiết kế, sản xuất các loại vũ khí có tính cạnh tranh toàn cầu. Từ đó, xây dựng hình ảnh của Nam Phi”. Rooivalk hay còn gọi là Denel AH-2A là trực thăng tấn công tiên tiến thế hệ mới được sản xuất bởi Tập đoàn Denel của Nam Phi. Máy bay được thiết kế với hai chỗ ngồi với phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi phía sau chịu trách nhiệm vận hành vũ khí. Deenel AH-2A với các loại vũ khí có trong trang bị. Rooivalk sử dụng hệ thống điện tử được sản xuất bởi Tập đoàn Thales của Pháp, mũ bảo hiểm tích hợp TopOwl, kết hợp với màn hình hiển thị HUD cung cấp các thông tin cho chuyến bay. TopOwl kết hợp với một hệ thống đo lường tích hợp sử dụng để điều khiển và bắn pháo, hoặc kết hợp với hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR để điều khiển các tên lửa không đối không, hoặc tên lửa chống tăng. Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp HEWSPS, giúp phi hành đoàn đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm. Rooivalk có một hệ thống quan sát và thu nhận mục tiêu TDATS gắn trước mũi. Máy bay còn được trang bị bộ cảm biến quang truyền hình cấp thấp, hệ thống chuyển tiếp hình ảnh, hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR, máy đo xa laser kiêm chỉ thị mục tiêu bằng laser cho tên lửa chống tăng. Buồng lái của chiếc Rooivalk Rooivalk có cấu trúc chống va chạm và khả năng bị phát hiện bằng radara thấp, độ bộc lộ hồng ngoại và âm thanh tương đối thấp. Ống xã của Rotor chính được hướng lên trên nhằm giảm tiếng ồn và bức xạ hồng ngoại khi hoạt động. Rooivalk được vũ trang một pháo nòng kép 20mm, tốc độ bắn 740 viên/phút, 4 điểm treo ở hai bên cánh có khả năng mang các tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Mokopa tầm bắn 8,5km, hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều kiển 70mm. Thông số cơ bản: Dài 18,73m, đường kính cánh quạt chính 15,58m, chiều cao 5,19m, trọng lượng rỗng 5.730kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.750kg. Tốc độ tối đa 309km/h, tốc độ hành trình 278km/h, tầm hoạt động 740km, tối đa 1.335km với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.100 mét. |
Nhãn:
công nghiệp quốc phòng,
Hãng Denel,
Không quân Nam Phi,
Nam Phi,
Rooivalk,
Tập đoàn Thales,
Tên lửa chống tăng,
Tên lửa không đối không,
trực thăng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)