Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay chiến đấu X47B

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay chiến đấu X47B. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay chiến đấu X47B. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ 2)



Bài toán tự động hóa trong kỹ thuật quân sự đòi hỏi các nhà khoa học không những phải làm cho vũ khí ngày càng thông minh, mà còn đảm bảo nhân bản hơn.

Kỳ 2: Cuộc đua trong không gian Điều khiển học

Thấy được hiệu quả của máy bay không người lái (UAV) khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, nhiều quốc gia đã rầm rộ phát triển phương tiện này trong năm 2011.

UAV "rợp trời"

Gần đây nhất, Trung Quốc bắt đầu những chuyến bay thử nghiệm UAV tầm xa HQ-4 với thiết kế độc đáo, kết hợp kiểu cánh truyền thống và cánh đuôi ngược dài. Trước đó, Israel hoàn thành chương trình thử nghiệm UAV trinh sát tầm xa Eitan có kích thước “khổng lồ” (dài 15m, sải cánh 26m). Eitan có thể hoạt động liên tục trên không 36 giờ, ở độ cao 13.000km. Theo nhà sản xuất, các hệ thống phòng không, thậm chí là S-300, không thể phát hiện được hoạt động của UAV này.

Ở Ấn Độ, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) dự định thiết kế UAV dùng năng lượng mặt trời có thể hoạt động liên tục 1 tháng trên không. Loại UAV này lắp thiết bị điện tử tiên tiến phục vụ do thám tầm xa, thu thập dữ liệu và truyền thông tin trong thời gian thực qua nhiều kênh.


http://nghiadx.blogspot.com
Tương lai UAV - máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B.

Tại triển lãm hàng không MAKS 2011, Tập đoàn Vega (Nga) giới thiệu UAV Lutch có trọng lượng 800kg, tốc độ đạt 270km/h, bay liên tục trên không 18h. Lutch không chỉ có nhiệm vụ do thám mà còn mang được vũ khí để thực hiện tấn công mục tiêu trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, UAV tiêu biểu nhất của năm 2011 phải kể đến máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B. UAV này có kiểu dáng tương tự máy bay ném bom chiến lược B-2 nhưng kích thước nhỏ hơn. Nó được trang bị động cơ phản lực cho phép hoạt động liên tục trên không 6 giờ liên tục, tầm bay gần 4.000km. X-47B thiết kế với khoang trong thân chứa khí tài trinh sát, tên lửa, bom có điều khiển. Đây là loại UAV vũ trang duy nhất hiện nay trên thế giới có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Đạo đức không xác định bằng thuật toán

Sự phát triển mạnh mẽ của UAV đang tạo ra kỷ nguyên mới trong kỹ thuật quân sự. Sử dụng UAV trong trinh sát và chiến đấu tạo được lợi thế nhất định đối với nhưng nước sở hữu nó. Nhưng nó đặt ra một vấn đề về tính nhân đạo. UAV với khả năng tự động hóa cao có thể tự động lựa xác định, phân biệt, chọn mục tiêu, thực hiện truyền thông thời gian thực với trung tâm xử lý… như những gì thể hiện trong chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden ở Pakistan.

Thế nhưng, đến giờ UAV vẫn chỉ là “robot bay” trong khi phương tiện này lại được trao nhiệm vụ của những người lính. Thật khủng khiếp khi sự nhầm lẫn mục tiêu có thể gây ra cái chết của hàng trăm dân thường - điều thường xảy ra ở Afghanistan, Pakistan, Iraq…

Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề này, các nhà khoa học quân sự tiếp tục đưa ra các lập luận chứng minh giá trị sử dụng UAV. Ronald Arkin - Giáo sư về robot ở Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) tin rằng có thể lập trình robot theo Công ước Geneva để các UAV từ chối nhiệm vụ trái với quy tắc của xung đột quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị băn khoăn về cái gọi là quy tắc và đạo đức bị các phần mềm kiểm soát. Không ai có thể xác định được những giá trị đạo đức mà các lập trình viên đã đưa vào bộ nhớ của các robot hay UAV. Cho dù các nhà lập trình có cố gắng để trang bị thêm các quy tắc giao chiến trong bộ nhớ của các robot hay UAV, nó vẫn là những "chiến binh máu lạnh" ngoài chiến trường. Bất kỳ thứ gì trong tầm ngắm đều dễ dàng biến thành mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran khoe xác UAV RQ-170 bị bắn rơi.

Trong khi X-47B là mẫu thử nghiệm được chủ động quảng bá, thì RQ-170, một UAV hiện đại khác của Mỹ lại xuất hiện trong tình huống bất đắc dĩ khi Iran tuyên bố đã “ép hạ cánh” trinh thám cơ tàng hình không người lái này vào đầu tháng 12/2011. RQ-170 là phương tiện trinh thám “tối mật”.

Không rõ thời gian đưa vào phục vụ và hầu như chẳng có hình ảnh nào bị rò rỉ cho tới năm 2009 khi nó vô tình xuất hiện trước ống kính phóng viên trên đường băng căn cứ Không quân Mỹ ở Kandahar (Afghanistan). Vậy mà Iran tuyên bố đã dùng tác chiến điện tử để chiếm quyền kiểm soát của RQ-170 bằng khí tài điện tử cũ kỹ của Nga là Hệ thống trinh sát điện tử mặt đất 1L222 Avtobaza. Điều này đã gây sốc với nhiều chuyên gia Mỹ. Không chỉ vậy, Iran còn tuyên bố sẽ “giải thiêng” công nghệ mật trong RQ-170.

Đối phó với hacker

Năm 2011 cũng đánh dấu những nét mới của hình thái chiến tranh mạng. Nhiều trang mạng của Bộ Quốc phòng các nước, các tập đoàn công nghiệp quân sự trên thế giới bị đánh cắp thông tin.

Giữa năm 2011, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin tuyên bố mạng máy tính công ty bị hacker tấn công trên quy mô lớn. Không lâu sau, công ty Mitsubishi Heavy Industry – nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản bị nhóm tin tặc tổ chức tấn công kiểm soát 80 máy tính. Ở Hàn Quốc, hàng chục trang web của chính phủ, văn phòng Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo bị tấn công khiến trang mạng tê liệt.

Nghiêm trọng hơn, gần đây tạp chí Wired công bố thông tin về hệ thông điều khiển máy bay không người lái của Mỹ khi được thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan đã bị nhiễm một loại virus. Nó xâm nhập vào buồng điều khiển của các loại UAV Predator và Reaper – nơi ghi lại lệnh của phi công khi học thực hiện nhiệm vụ từ xa.

Tuy Không quân Mỹ ngay lập tức trấn an rằng vụ việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng điều này cũng làm dấy lên lo ngại về việc đối phương nắm quyền điều khiển UAV để sử dụng cho âm mưu xấu. Trong khi đó, Mỹ cũng dính “nghi án” tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội Lybia, cắt đứt liên lạc giữa trạm radar cảnh giới và đơn vị tên lửa phòng không có thể đe dọa máy bay NATO.

Trước tình hình phức tạp, các nước đẩy mạnh việc thành lập đơn vị tác chiến mạng. Nga đang thử nghiệm hệ thống phòng thủ mạng đảm bảo khả năng chống lại tất cả những cuộc tấn công của hacker. NATO cũng lên kế hoạch lập đơn vị phản ứng nhanh mang tên Cyber Red Team. Thậm chí, Mỹ còn tuyên bố dùng đòn phóng tên lửa chính xác đến bất cứ nơi đâu trên trái đất để trừng phạt hacker.

Trong những năm qua, trang mạng (cơ quan chính phủ, báo chí, trang tin…) cũng là mục tiêu tấn công của Hacker nước ngoài. Trước tình hình phức tạp, tại buổi tọa đàm về bảo đảm an toàn cổng thông tin điện tử diễn ra ngày 6/7/2011, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế - Cục trưởng Cục Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an) cho biết nước ta sớm thành lập Bộ tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ F-35 bằng các UAV



Do những tính năng đặc biệt và độ an toàn cao của nó, các máy bay không người lái sẽ được Hải quân Mỹ dần thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ thế hệ F


Sáu tháng sau khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của UAV (chiến đấu cơ không người lái), lãnh đạo của lực lượng này đã lệnh cho các đơn vị xem xét khả năng giảm các đơn đặt hàng F-35B và F-35C mới để dùng số tiền đó mua dòng X-47B mới và các chiến đấu cơ rô-bốt tương tự.


http://nghiadx.blogspot.com
Khi được trang bị cho tàu sân bay, những chiếc X-47B này sẽ rất thích hợp cho các nhiệm vụ như trinh sát và ném bom trong vùng chiến sự


Quyết định này có lẽ đã nhận được sự hậu thuẫn của DARPA (Vụ tổ chức nghiên cứu quốc phòng Mỹ), khi đầu năm nay cơ quan này đã cho triển khai các chiến đấu cơ rô-bốt hỗ trợ mặt đất. Chương trình này được tiến hành theo hai xu hướng.

Một là, DARPA sẽ biến F-16, F-18 và A-10 thành những chiến đấu cơ hỗ trợ mặt đất không người lái, để xem nó có hoạt động được như các dòng không người lái thông thường hay không. Hai là, DARPA sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng của dòng MQ-9 Reaper hiện tại.

DARPA dự kiến thực hiện việc này trong vòng 2 năm. Hiện tại Hải quân đang có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình khoảng 100 triệu USD. Một hệ thống chiến đấu cơ không người lái có giá chỉ bằng một nửa con số trên, nhưng lại có những tính năng tương tự.

Trong những năm gần đây, hải quân đã gấp rút chế tạo các chiến đấu cơ không người lái X-47B để trang bị cho tàu sân bay và vào các mục đích chiến đấu. Trong vòng 5 năm, hải quân có kế hoạch sẽ đưa X-47B trở thành dòng chiến đấu cơ tác chiến phù hợp trên tàu sân bay, và phục vụ chiến đấu (bao gồm cả sứ mệnh trinh sát và giám sát).

Mục tiêu tiếp theo là những chiến đấu cơ không người lái này sẽ được đưa vào sử dụng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất, điều mà những chiếc Predator đã làm trong suốt thập kỷ qua. Những chiếc UAV Reaper lớn hơn sẽ được thiết kế để mở rộng khả năng tấn công mặt đất, và nó sẽ nhanh chóng được sản xuất để thay thế cho dòng F-16 và các máy bay ném bom khác trong vùng chiến sự.

X-47B nặng như một chiếc F18, hai khoang chứa bom của nó có thể mang theo 2 tấn bom thông minh. Một khi được trang bị cho tàu sân bay, X-47B sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ ném bom. Hải quân đã rất ấn tượng với những thành công của Predator và Reaper. Nhưng Reaper chỉ nặng có 4,7 tấn, trong khi X-47B nặng hơn nhiều, tới 15 tấn, sử dụng động cơ F100-P220, hiện đang được trang bị cho F-16 và F-15.


http://nghiadx.blogspot.com
Chi phí cho một chiếc X-47B chỉ bằng một nửa so với một chiếc F-35 như thế này, lại an toàn và hiệu quả hơn nhiều


Hải quân Mỹ mới tung X-47B ra chỉ một năm trước, đây là thế hệ máy bay không người lái UAV đầu tiên của nước này. Đây là một phần trong hợp đồng kéo dài 6 năm (trị giá 636 triệu USD) nhằm thiết kế và thử nghiệm 2 chiếc X-47B.

Với nhiện liệu mang theo, X-47B có thể bay được 2.700 km và quay trở lại tàu sân bay. Điều này giúp mở rộng khả năng trinh sát của các tàu sân bay.
Không quân Mỹ cũng có kế hoạch tương tự khi đang phát triển dòng máy bay không người lái X-45. Hải quân và không quân luôn có cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng rộng rãi UAV. Trong khi không quân thận trọng với việc sử dụng dòng máy bay này thì hải quân lại rất nôn nóng sử dụng chúng để trang bị trên các tàu sân bay.

Lý do rất đơn giản, vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay rất nguy hiểm, và để đào tạo được một phi công đủ tiêu chuẩn điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay rất khó khăn và tốn kém. Bộ Quốc phòng Mỹ rất ủng hộ dự án này của Hải quân và cũng đang hối thúc Không quân triển khai để bắt kịp với hải quân.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Quân đội Mỹ 'khoe' một loạt siêu vũ khí



Hải quân Mỹ sẽ trang bị đại bác laser có thể làm chảy thép trong vài giây, tàu tuần tra dưới nước hoạt động liên tục 60-70 ngày, tàu ngầm và trực thăng chiến đấu không người lái.



Đô đốc Hải quân Mỹ Gary Roughead cho biết, các nhà khoa học công tác tại Phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ nghiên cứu sâu về công nghệ Laser để chế tạo ra súng đại bác bắn đạn năng lượng điện từ với tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (trong không khí khô ở nhiệt độ 20 độ C, vận tốc âm thanh là 343,2 m/giây, tương đương 1.236 km/giờ), làm nóng chảy lớp thép dày trong vòng vài giây.

Các nhà khoa học nói rằng, đến năm 2020, tàu chiến Mỹ có thể được trang bị đại bác laser có năng lượng ở mức kilowatt, thậm chí megawatt.

Theo ông Gary Roughead, việc phát triển đại bác laser cho tàu chiến, đặc biệt là hàng không mẫu hạm trị giá hàng tỷ USD, rất hữu ích vì tàu có thể đến gần bờ biển hoặc tàu đối phương mà không bị tên lửa đối phương bắn hạ. Đại bác Laser chỉ cần gắn vào máy phát điện của tàu, không phải nạp đạn nên dễ dàng đánh chặn tên lửa đang bay tới.


Quân đội Mỹ đang tích cực nghiên cứu chế tạo đại bác Laser.


Song song với việc phát triển công nghệ vũ khí laser, Quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường phát triển sức mạnh hải quân bằng việc nghiên cưu chế tạo loại tàu có khả năng hoạt động dưới nước trong vòng 60-70 ngày, được phóng đi từ tàu chiến đấu ven biển hoặc tàu khu trục, có khả năng hoạt động xa khoảng 13.000km mà không phải quay lại tàu mẹ.

Loại tàu ngầm không người lái này được lắp nhiều loại vũ khí hoặc bộ cảm biến, có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, rà phá thủy lôi, tấn công tàu có người lái của đối phương…

Tàu ngầm không người lái của Hải quân Mỹ hiện nay chủ yếu được dùng để gỡ thủy lôi và hoạt động trong cự ly ngắn tối đa 222km.

Đặc biệt Hải quân Mỹ coi trọng nhất loại máy bay chiến đấu X47B bay thử hồi tháng 2/2011 và có thể được sử dụng rộng rãi từ năm 2018. X47B có thể hạ cánh, cất cánh từ tàu sân bay. Ngoài ra, BAMS - một loại máy bay giám sát tầm xa, sẽ phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 2015.

Fire Scout, loại trực thăng không người lái tương tự của Mỹ, có nhiều bộ cảm biến cũng như camera đã được sử dụng để theo dõi những kẻ buôn lậu ma túy ở châu Mỹ Latinh và mới đây hoạt động trên chiến trường Afghanistan.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang