Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Hùng Phong 3

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Hùng Phong 3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Hùng Phong 3. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của tên lửa Đài Loan

Lần đầu tiên Đài Loan đã bố trí hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do chính hòn đảo này sản xuất có tầm bắn lên đến 500 km có khả năng tấn công vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc bờ biển phía Đông Nam.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 2 E của Đài Loan


Theo đó, sau rất nhiều năm bị tên lửa Trung Quốc đe dọa lần đầu tiên Đài Loan đã trang bị hỏa tiễn trả đũa.

Theo tờ Nhật báo Tự do hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E đã chính thức đưa vào bệ phóng. Việc này nằm trong kế hoạch bí mật mang tên Diều Hâu trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc.

Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng của Giải phóng quân Trung Quốc nhất là khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc đại lục.

Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết, hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E ở khu vực này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan thể hiện rõ lập trường hướng tên lửa hàng trình số 1 của mình vào lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan đang có lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E hướng về phía Đông Nam Trung Quốc

Cách đây ít lâu tờ China Post cho biết: máy bay chiến đấu tấn công và tên lửa đất-đối-không được triển khai tại một căn cứ không quân mới ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với bán kính hoạt động bao phủ cả Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vũ khí đang được triển khai bao gồm các loại máy bay chiến đấu J-10, Sukhoi Su-30, máy bay tấn công không người lái, và tên lửa S-300.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Đài Loan không quá quan tâm, nói rằng dự án có thể nhằm để để tăng cường sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc có thể bùng phát trong vùng Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Không quân mới của Trung Quốc mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến cách Đài Bắc 246km, đảo Điếu Ngư 380km và mỏ dầu biển Đông Hải 200km

Sân bay mới của Trung Quốc chỉ cách Đài Bắc 246 km về phía đông nam; quần đảo Điếu Ngư (gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản) 380 km về phía đông của nó, và các giếng dầu Chunxiao ở nước ngoài, 200 km về phía đông bắc của nó. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong phạm vi radar của Đài Loan.

Máy bay cất cánh từ đường băng có thể tiếp cận bầu trời của Đài Bắc trong ít hơn 10 phút.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?



Từ lâu, thế giới đã biết đến tên lửa Hsiung Feng III hay còn gọi là “Hùng phong-3” của Đài Loan như một loại vũ khí chuyên “săn” tàu sân bay.



http://nghiadx.blogspot.com

"Hùng phong-3" tại triển lãm quốc phòng năm 2011.


Trong triển lãm quốc phòng tổ chức tại Đài Bắc ngày 11/8, Đài Loan lại một lần nữa đưa ra giới thiệu loại tên lửa đối hạm siêu thanh mới Hsiung Feng III hay “Hùng phong-3” mà họ vẫn gọi là “thợ săn tàu sân bay”.

Khác với những lần giới thiệu trước đó, trong triển lãm quốc phòng lần này, phía Đài Loan còn chứng tỏ cho du khách thấy, tên lửa của mình tiêu diệt tàu sân bay như thế nào.

Biến thể của “Hùng phong-3” đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com

"Hùng phong-3" trong buổi lễ diễu binh.


Tuy nhiên, từ khi đưa vào biên chế cho tới nay, “Hùng phong-3” vẫn chưa thật sự khẳng định được vai trò của mình như một loại vũ khí chuyên săn tàu sân bay.

Liệu khả năng này có đúng như những gì Đài Loan tuyên bố. Điều này rất khó phán đoán, song nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khả năng này là rất khó xảy ra.

Ngay sau khi Trung Quốc đưa tàu sân bay “tái chế” đầu tiên của mình đi thử nghiệm hành trình trên biển, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra tuyên bố, sẽ theo dõi sát sao hoạt động này cũng như những động thái khác có liên quan.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sự hiện diện của “Hùng phong-3” trong biên chế tác chiến của Hải quân Đài Loan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiềm chế trong trường hợp xuất hiện các mối nguy cơ đe dọa từ phía cụm tàu sân bay của Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đối hạm "Hùng phong-2" của Đài Loan.


Mặc dù chưa biết khả năng thật sự của “Hùng phong-3” thế nào và liệu nó có thể tiêu diệt tàu sân bay như Đài Loan tuyên bố hay không, song các chuyên gia phân tích vẫn phải thừa nhận những tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội của loại tên lửa mới này như: tốc độ bay của đầu đạt có thể đạt tới gần 2M (gấp hai lần vận tốc âm thanh) và có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong vòng bán kính 130 km.

Tính đến nay, mới chỉ có Nga nghiên cứu và phát triển loại tên lửa có sức mạnh như “Hùng phong-3” của Đài Loan. Theo dự kiến ban đầu, Đài Loan sẽ trang bị “Hùng phong-3” cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa “Hùng phong-3”.

Liên quan đến việc Trung Quốc thành lập hạm đội tàu sân bay, Đài Loan tiết lộ, để đối phó với lực lượng này, Đài Loan sẽ chế tạo hải phòng hạm tàng hình thế hệ mới vào năm 2012 có trang bị tên lửa đối hạm “Hùng phong-3” và “Hùng phong-2” dự kiến sẽ chuyển giao cho Hải quân Đài Loan vào năm 2014.


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc ép Đài Loan chạy đua vũ trang



Lo ngại sức mạnh quân sự Trung Quốc, Đài Loan tích cực phát triển các loại vũ khí trang bị hiện đại để nâng cao khả năng phòng thủ.


Đài Loan cho rằng mặc dù quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan có cải thiển trong thời gian qua, nhưng Trung Quốc vẫn là mối đe dọa quân sự tiềm tàng đối với hòn đảo này.

Đài Bắc không có ý định chạy đua vũ trang, nhưng họ luôn cho rằng cần phải hiện đại hóa quân đội, tổ chức tuyến phòng thủ để sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến phi đối xứng. Đồng thời, Đài Bắc còn có ý gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với nhưng tranh chấp biển đảo trong khu vực.

Vũ trang bằng vũ khí nội địa

Đầu tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã công bố việc sản xuất các tên lửa “Hùng Phong 3” (HF-3) và dự kiến trong tương lai có thể sẽ sản xuất cả tên lửa bố trí cơ động trên bộ.

Không chỉ vậy, Đài Loan đã bắt đầu triển khai tên lửa HF-3 trên các tàu chiến nhằm đối phó với sức mạnh của hải quân của Trung Quốc.

Theo đó, tên lửa loại này sẽ được trang bị cho 8 tàu khu trục và 7 tàu tuần tra trong một dự án trị giá 413 triệu USD. HF-3 là tên lửa siêu âm đầu tiên do Đài Loan phát triển, có tầm bắn khoảng 130 km, vận tốc 2.300 km/h.

Dự kiến, đến năm 2012, Đài Loan sẽ đóng loại tàu chiến lớp Corvette mới và sẽ bàn giao cho Hải quân vào năm 2014 (>> chi tiết). Các tàu mới sẽ đóng theo công nghệ tàng hình và sẽ được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm HF-2 và HF-3.

Theo thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lin Yupa, Đài Loan đóng các tàu này nhằm đối phó với Hải quân của Trung Quốc.



Tên lửa đối hạm “Hùng Phong 3” (HF-3) của Đài Loan.


Trước đó, ngày 7/4/2011 Đài Loan đã hạ thủy 10 xuồng cao tốc gắn tên lửa tự chế để biên chế cho lực lượng hải quân.

Đài Loan cũng đang đóng thêm 10 tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6, được trang bị 4 tên lửa hạm đối hạm để thay thế cho các tàu loại Seagull đã lõi thời.

Ngày 26/1/2011, tại một cầu cảng phía Nam thành phố Cao Hùng, Đài Loan đã hạ thủy 2 tàu tuần dương mới mang tên Tainan và Hsunhu 77 tự thiết kế và chế tạo.

Tàu Tainan có tải trọng 2.000 tấn, dài 99m, rộng 13m, vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ, tầm hoạt động 13.500km, có thể mang 1 trực thăng vũ trang trên boong, được dùng để tuần tra trên biển. Tàu Hsunhu7, tải trọng 1.000 tấn, tầm hoạt động 27.000km.



Tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6.

Hợp tác quân sự với Mỹ

Ở một số dự án, việc tăng cường mua sắm vũ khí trang bị không phải chạy đua vũ trang, mà là để thay thế một số vũ khí đã quá cũ, không đủ khả năng phòng thủ cho các hòn đảo. Song song với việc tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị, Đài Loan còn tích cực mua sắm và nâng cấp vũ khí.

Ngày 25/2/2011 Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ngỏ ý với Mỹ muốn mua các máy bay F-16C/D và tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ (>> chi tiết) để tăng cường khả năng tự vệ.

Mới đây, ngày 12/5, Tổng thống Mã Anh Cửu lại một lần nữa hối thúc Mỹ bán cho Đài Loan các loại vũ khí trang bị như đề nghị trước đây. Tổng thống Mã Anh Cửu nhấn mạnh, chỉ có sự cam kết mạnh mẽ và sự hỗ trợ bằng uy tín của Mỹ tại Đông Á mới có thể bảo đảm cho hòa bình và ổn định trong khu vực này.

Cụ thể, Đài Loan đề nghị Mỹ nâng cấp các máy bay F16A/B Block 20 hiện có. Theo đó, Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp 150 máy bay F-16A/B Block 20 lên chuẩn mới hiện đại hơn. Trong tương lai gần, những máy bay này sẽ được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho buồng lái; được trang bị động cơ và hệ thống radar cải tiến có khả năng tác chiến tầm xa, chống nhiễu điện tử và có thể mang được tên lửa đối không tầm trung AIM -120 phiên bản C5 và C7.

Tăng cường tập trận

Ngày 18/1/11, tại căn cứ quân sự Jiu-peng ở phía Nam Đài Loan, Lực lượng vũ trang Đài Loan tiến hành diễn tập phòng không bắn đạn thật, với tình huống giả định là các máy bay chiến đấu của đối phương xâm lược Đài Loan, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị phòng không.

Đây là một động thái của Đài Bắc thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ hòn đảo này, sau khi Trung Quốc tiến hành bay thử máy bay chiến đầu tàng hình J-20.

Tham gia cuộc diễn tập này có 12 đơn vị của Lữ đoàn cơ động đường không số 602 của Lục quân, Lữ đoàn số 77 của Thủy quân lục chiến và Liên đội chiến đấu số 427 của Không quân với biên chế máy bay F-CK-1A/B.

Các khoa mục gồm các chiến thuật, chiến lược tác chiến, phản công đường không có bắn nhiều loại tên lửa như: Thiên cung, Hawk, Sparow, Avenger Stinger, Cobra, MICA Thiên Tiễn-1 và Thiên Tiễn-2 từ các bệ phóng mặt đất và các may bay chiến đấu.

Ngoài ra, từ đầu năm 2011 đến nay, Đài Loan đã tổ chức 3 đợt huấn luyện quân sự. Gần đây nhất vào ngày 19/3/2011 Đài Loan đã triển khai Biên đội huấn luyện viễn dương gồm tàu tiếp tế Vũ Di, tàu hộ vệ Thừa Đức và tàu hộ vệ Trịnh Hòa đến Nam Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và kết hợp ngoại giao.

Đài Loan đang thực sự quan ngại trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Để đối phó với vấn đề này, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường phát triển tiềm lực quân sự hơn nữa để sãn sang đương đầu với những nguy cơ đe dọa.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang