Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Đài Loan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

>> Hợp tác quân sự Mỹ - Đài Loan

Những đơn hàng vũ khí mới nhất mà Mỹ dự định bán cho Đài Loan khẳng định quan hệ khắng khít giữa hai bên suốt hơn 30 năm qua.

>>Kho tên lửa của Đài Loan có gì ?


Ngày 17.1, cổng thông tin điện tử chính phủ Trung Quốc China.org.cn đăng bài viết mang tựa: Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tổn hại quan hệ Mỹ - Trung. Bài viết được đăng đúng 1 ngày sau khi báo The Washington Times đưa tin Washington và Đài Bắc sắp đạt thỏa thuận một hợp đồng vũ khí khủng với nhiều “đồ chơi” tối tân.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan dự kiến sẽ sớm sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 - Ảnh: Army.mil

Đơn hàng khủng

Tờ báo dẫn lời thượng nghị sĩ Mỹ James M.Inhofe, Chủ tịch Ủy ban về Đài Loan tại thượng viện Mỹ, xác nhận thông tin này. Theo đó, chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ, do ông Inhofe dẫn đầu, đến thăm Đài Loan hồi đầu tháng, hai bên đã đạt nhiều tiến bộ về thỏa thuận trên. Cụ thể hơn, Washington đang lên kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64E Apache cho Đài Bắc trong năm nay. Trong đó, 6 chiếc đầu tiên dự kiến được giao vào tháng 10 và số còn lại sẽ đến Đài Loan vào tháng 7.2014. Cũng trong năm 2014, Mỹ sẽ bán tiếp 60 trực thăng chiến đấu đa nhiệm UH-60M Black Hawk cho Đài Loan. Đến năm 2015, Washington chuyển tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 tối tân cho Đài Bắc.

Như vậy, sau vài năm trì hoãn vì các lý do khác nhau, giờ đây Đài Bắc đã tiến gần đến mục tiêu sở hữu tên lửa đánh chặn PAC-3 như mong muốn. Khi đạt mục tiêu này, thực lực phòng không của Đài Loan sẽ tăng lên đáng kể trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phát triển các loại tên lửa tấn công hiện đại.

Vì thế, điều này có thể khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội như những lần trước. Hồi tháng 9.2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hồng Lỗi từng tuyên bố Bắc Kinh cương quyết phản đối việc Mỹ nâng cấp máy bay chiến đấu cho Đài Loan. Tuyên bố được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin nước này thông qua đơn hàng nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B. Nhờ đó, dù không được mua mới loại F-16 C/D như đề xuất, Đài Bắc sẽ vẫn sở hữu lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại không kém.

Tuy nhiên, bất chấp những phản đối từ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau đó vẫn xúc tiến nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Thậm chí, theo trang China.org.cn, tổng giá trị của các đơn hàng vũ khí mà nước này dành cho Đài Loan dưới thời ông Obama từ năm 2009 - 2017 dự báo sẽ tăng cao. Con số có thể tương đương 1/3 tổng giá trị vũ khí mà Đài Bắc mua của Washington kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1979.

Đối tác lâu năm

Thực tế, mối quan hệ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan khá thân thiết suốt hơn 20 năm qua. Cuối tháng 12.2012, quốc hội Mỹ nhận báo cáo đánh giá về quan hệ này từ năm 1990 với nhiều thống kê chi tiết về số khí tài mà Washington đã bán cho Đài Bắc.

- Từ năm 1990 - 1995: 13 máy bay vận tải C-130H, 250 ngư lôi MK-46, 314 tên lửa phòng không SM-1, 110 xe tăng M60A3, 150 chiến đấu cơ F-16 A/B, 12 trực thăng chống tàu ngầm SH-2F, 38 tên lửa đối hạm Harpoon, 4 máy bay cảnh báo sớm E-2T, 6 hệ thống pháo hạm MK-75, 6 hệ thống pháo cận chiến Phalanx.

- Từ năm 1996 - 2000: 30 trực thăng huấn luyện TH-67, 1.825 tên lửa Stinger, 55 hệ thống phóng tên lửa Stinger, 74 xe phóng tên lửa Avenger, 196 xe quân sự HMMWV, 241 ngư lôi MK-46, 183 tên lửa đối hạm Harpoon, 1.786 tên lửa chống xe bọc thép TOW 2A cùng 114 hệ thống phóng, 21 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 13 trực thăng tấn công đa nhiệm OH-58D Kiowa, 3 tàu hộ tống lớp Knox, 1 hệ thống pháo cận chiến MK-15, 9 trực thăng chiến đấu CH-47SD Chinook, 240 tên lửa không đối đất AGM-114KS Hellfire, 2 máy bay cảnh báo sớm E-2T Hawkeye, 162 tên lửa đối không Hawk, 146 pháo tự hành M109A5, 200 tên lửa không đối không AIM-120C dùng cho máy bay F-16.

- Từ năm 2001 - 2005: 40 tên lửa không đối đất AGM-65G Maverick dùng cho F-16, 360 tên lửa chống tăng Javelin và 40 hệ thống phóng, 54 xe tấn công đổ bộ AAV7A1, 192 tên lửa không đối không AIM-9M, 449 tên lửa AGM-114M3 chuyên tấn công các khí tài bọc thép, 290 tên lửa chống tăng TOW 2B, 4 tàu khu trục lớp Kidd, 2 hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa.

- Từ năm 2006 - 2011: 218 tên lửa không đối không AMRAAM và 235 tên lửa không đối đất Maverick trang bị cho chiến đấu cơ F-16, 72 tên lửa đối hạm Harpoon Block II, 144 tên lửa phòng không trang bị cho tàu khu trục lớp Kidd, 12 máy bay tuần tra và cảnh báo sớm P-3C, 32 tên lửa đối hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm, 182 tên lửa chống tăng Javelin, nâng cấp 4 máy bay E-2T, 2 tàu quét mình lớp Osprey, nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 A/B.

Với những diễn biến mới nhất, Mỹ chắc chắn tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Đài Loan trong thời gian tới. Vì thế, theo giới quan sát, đây sẽ là vấn đề tiếp tục gây bất đồng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc.

Những đơn hàng đang xem xét (Nguồn 
Army.mil )

Theo tài liệu từ quốc hội Mỹ, Washington đang xem xét một số đơn hàng vũ khí, thiết bị quân sự có thể bán cho Đài Bắc trong tương lai như sau:

- Máy bay vận tải cỡ trung C-27J.

- Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.

- Xe bọc thép Stryker.

- Trực thăng quét mìn CH-53X.

- Máy bay huấn luyện T-6C để thay thế dòng T-34C.

- Máy bay tiếp liệu trên không KC-135 Stratotanker.

- Hệ thống pháo cận chiến Phalanx.

- Máy bay trực thăng HH-60G Pave Hawk.

- Nâng cấp tàu hộ tống lớp Lafayette.

- Hệ thống điều khiển không lưu.

- Tàu hộ tống lớp Perry.

- Tàu đổ bộ lớp Newport.

- Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên mặt đất.

- Máy bay không người lái Sky Warrior.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

>> Kho tên lửa của Đài Loan có gì ?

Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000... Sắp tới là hệ thống phòng không Patriot PAC-III.

>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra
>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nếu thông tin trên là chính xác, thì tên lửa mới này sẽ bổ sung thêm vào kho tên lửa hiện đại của Đài Loan, tạo nên sức mạnh lớn cho lực lượng tên lửa nước này. Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000, và trong tương lai gần là hệ thống phòng không Patriot PAC-III... (Tên lửa Ray Ting 2000)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong-2E có chiều dài 6,25 m, đường kính 0,50 m, trọng lượng khoảng 1.600 kg, và mang đầu đạn 200 kg (có nguồn nói 400-450 kg).
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa có tầm bắn trên 600km đã được triển khai khu vực phía Bắc đảo Đài Loan, hiện nước này đã hoàn tất việc triển khai các hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và điều phối mục tiêu cho 3 trung đội được trang bị Hùng Phong – 2E.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan phát triển Hùng Phong-2E để làm phương tiện răn đe Trung Quốc. Một khi xảy ra xung đột vũ trang, bằng các tên lửa này, Đài Loan có thể tấn công các sân bay và căn cứ quân sự ở Đông Nam Trung Quốc, cũng như hàng loạt thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Hong Kong.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan cho biết, Hùng Phong-2E chỉ là tên lửa chống hạm và bác bỏ khả năng tên lửa này có chức năng tấn công mặt đất, tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-2E có khả năng tấn công các mục tiêu chính trị và quân sự ở khắp Đông Nam Trung Quốc và vì thế, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định quan hệ 2 bờ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 3: Biến thể của Hùng phong-3 đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong - 3 phiên bản mới có tầm bắn tới 400 km, đạt tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh), và có độ chính xác rất cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình Hùng Phong - 3, được mệnh danh là “sát thủ Liêu Ninh”, có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. Với phiên bản mới này, sức mạnh của các tàu chiến Đài Loan được tăng lên một cách mạnh mẽ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan sẽ trang bị Hùng phong-3 trên các bệ phóng di động, để tránh bị phát hiện trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ném bom. Hoặc trang bị cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa Hùng phong-3. Ông Chiang Wu-ying – Phó Giám đốc dự án nghiên cứu tên lửa cho biết: “Tốc độ của Hùng Phong III là quá nhanh và quá khó để có thể chống cự lại với nó”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-7 Sparow: RIM-7 Sparrow là loại tên lửa không-đối-không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động được sử dụng bởi Không quân và Hải quân Hoa Kỳ cùng lực lượng của nhiều nước đồng minh khác. Tên lửa Sparrow và các biến thể của nó là công trình phát triển tên lửa không-đối-không truy kích ngoài tầm nhìn (BVR: beyond visual range) chủ yếu của phương Tây từ thập niên 1950 cho đến những năm 1990. Hiện nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong quân đội nhiều nước.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên Đài Loan cho biết, quân đội nước này đã chuyển vào kho dự trữ hàng trăm tên lửa không đối không và đất đối không AIM/RIM-7 Sparrow sau nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệp hồi đầu năm 2011.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong quá trình thử nghiệm hồi tháng 3/2011, 2 trong số 4 tên lửa được phóng đi không tiêu diệt được mục tiêu giả định. Trước đó, vào tháng 1/2011, 3 tên lửa cũng bị trục trặc kỹ thuật, 1 chiếc RIM-7 chỉ phóng lên không được 200 m thì đâm đàu xuống biển, còn 2 chiếc khác trượt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan mua tên lửa Sparrow của Mỹ từ nửa đầu thập niên 1990. Tổng cộng, không quân Đài Loan đã được trang bị khoảng 1.100 tên lửa Sparrow, phần lớn đã được cải tiến. Đây là loại tên lửa tầm trung, phóng được trong mọi điều kiện thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ray Ting 2000: Được biết, Ray Ting 2000 được phát triển bởi các nhà khoa học quân sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan. Nó có thể khởi động 40 tên lửa trong vòng 1 phút ở phạm vi 45 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ray Ting 2000 có thể gắn trên xe tải và chỉ mất 8 phút để triển khai hoạt động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện Đài Loan có kế hoạch sản xuất 50 hệ thống tên lửa loại này với chi phí 14,5 tỷ Đài tệ (483 triệu USD).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa mới có khả năng vô hiệu hóa quân đổ bộ của đối phương từ trước khi tiến được đến bờ. Tên lửa được gắn trên xe tải nhằm tăng tính cơ động. "Sau khi được trang bị các vũ khí mới, khả năng chống lại quân đổ bộ của quân đội Đài Loan sẽ tăng lên nhiều lần", tờ Liberty Times dẫn lời một quan chức quân sự Đài Loan nói.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III: Theo cam kết mới nhất được Mỹ đưa ra ngày 8/1, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-III. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho tên lửa của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp.
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III được nâng cấp từ Patriot PAC-II được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot. Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù Đài Loan cho biết việc mua sắm và sản xuất tên lửa của mình chỉ mang tính chất phòng thủ, nhưng với kho vũ khí của mình hiện có khiến cho Trung Quốc tỏ ra lo lắng thực sự.


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

>> Pháo chống đổ bộ Ray Ting 2000 của Đài Loan

Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng một hệ thống pháo phản lực bắn loạt hoàn toàn mới, được cho là có khả năng vô hiệu hóa mọi cuộc đổ bộ của đối phương.

>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Ray Ting 2000

Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng một hệ thống pháo phản lực bắn loạt hoàn toàn mới, được cho là có khả năng vô hiệu hóa mọi cuộc đổ bộ của đối phương.

Hệ thống tên lửa mới này có tên gọi là Ray Ting 2000 hay còn gọi là Thunder 2000. Thực ra, đây là một hệ thống pháo phản lực bắn loạt mới được thiết kế để thay thế cho hệ thống pháo phản lực bắn loạt Kung Feng VI.

Hệ thống mới dự kiến được đưa vào sử dụng trong tháng 8/2012, phương tiên truyền thông Đài Bắc cho biết, hệ thống mới này sẽ đi vào phục vụ sau ba thập kỷ chế tạo và phát triển.

Nguồn tin quân sự Đài Loan tuyên bố, sau khi hệ thống vũ khí mới đi vào hoạt động, Quân đội Đài Loan sẽ có khả năng chống lại mọi cuộc đổ bộ.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Đài Loan không đưa bất cứ bình luận nào về thông tin này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ray Ting 2000 có noi gương Hùng Phong, Thiên Kiếm hay không vẫn là một ẩn số
Ảnh: Military Today

Ray Ting 2000 là hệ thống pháo phản lực bắn loạt được thiết kế bởi Viện khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung Shan). Hệ thống được giới thiệu là có khả năng phóng 40 đạn rocket chỉ trong vòng 1 phút, với tầm bắn 45km.

Nguồn tin quân sự giấu tên của Đài Loan tự hào tuyên bố: "Đây là hệ thống pháo phản lực bắn loạt mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay. Với hệ thống này, mọi cuộc đổ bộ vào Đài Loan đều bị gẻ gãy".

Theo Military Today, Ray Ting 2000 là một hệ thống pháo phản lực bắn loạt được thiết kế hiện đại. Hệ thống sử dụng ba loại module tên lửa khác nhau gồm Mk15, Mk30, Mk45. Cơ số đạn tên lửa cho mỗi module như sau, 60 quả cho loại Mk15 117mm, 27 quả cho loại Mk30 180mm, 12 quả cho loại Mk45 230mm.

Hệ thống có thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ 8 phút, ít hơn một nửa thời gian so với hệ thống Kung Feng VI. Đặc biệt, loạt 12 quả đạn của module Mk45 có thể phá hủy tất cả các loại xuồng đổ bộ cỡ nhỏ, hư hại nặng các loại xuồng đổ bộ cỡ lớn trong diện tích tới 200.000 m2.

Một khả năng đặc biệt khác của hệ thống là có thể bắn trong khi đang cơ động, khả năng mà chưa có loại pháo phản lực nào làm được.

Hệ thống được trang bị trên khung gầm xe tải M977 HEMTT. Xe được trang bị động cơ diesel Detroit Diesel 8V92TA công suất 450 mã lực. Tuy nhiên, một số nguồn tin khác cho rằng, hệ thống được trang bị trên khung gầm xe tải MAN HX81 8x8 bánh.

Ray Ting 2000 được giới quân sự Đài Loan đánh giá có nhiều ưu điểm hơn cả hệ thống pháo phản lực bắn loạt hiện đại M270 của Mỹ, một trong những ưu điểm đó là chi phí chỉ bằng 1/3 so với M270, hệ thống được trang bị trên khung gầm xe bánh lốp nên có khả năng cơ động cao hơn so với M270.

Dự kiến, Đài Loan sẽ chế tạo khoảng 50 hệ thống với chi phí đầu tư dự tính 483 triệu USD. Tổng số hệ thống Ray Ting 2000 mà hòn đảo này cần lên đến 150 hệ thống.

Thời gian gần đây, công nghiệp quốc phòng Đài Loan liên tục giới thiệu các hệ thống vũ khí mới được quảng bá là rất hiện đại, song các hệ thống này chưa thể hiện khả năng như mong muốn mà quân đội hòn đảo này mong muốn.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của tên lửa Đài Loan

Lần đầu tiên Đài Loan đã bố trí hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do chính hòn đảo này sản xuất có tầm bắn lên đến 500 km có khả năng tấn công vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc bờ biển phía Đông Nam.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 2 E của Đài Loan


Theo đó, sau rất nhiều năm bị tên lửa Trung Quốc đe dọa lần đầu tiên Đài Loan đã trang bị hỏa tiễn trả đũa.

Theo tờ Nhật báo Tự do hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E đã chính thức đưa vào bệ phóng. Việc này nằm trong kế hoạch bí mật mang tên Diều Hâu trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc.

Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng của Giải phóng quân Trung Quốc nhất là khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc đại lục.

Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết, hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E ở khu vực này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan thể hiện rõ lập trường hướng tên lửa hàng trình số 1 của mình vào lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan đang có lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E hướng về phía Đông Nam Trung Quốc

Cách đây ít lâu tờ China Post cho biết: máy bay chiến đấu tấn công và tên lửa đất-đối-không được triển khai tại một căn cứ không quân mới ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với bán kính hoạt động bao phủ cả Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vũ khí đang được triển khai bao gồm các loại máy bay chiến đấu J-10, Sukhoi Su-30, máy bay tấn công không người lái, và tên lửa S-300.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Đài Loan không quá quan tâm, nói rằng dự án có thể nhằm để để tăng cường sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc có thể bùng phát trong vùng Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Không quân mới của Trung Quốc mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến cách Đài Bắc 246km, đảo Điếu Ngư 380km và mỏ dầu biển Đông Hải 200km

Sân bay mới của Trung Quốc chỉ cách Đài Bắc 246 km về phía đông nam; quần đảo Điếu Ngư (gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản) 380 km về phía đông của nó, và các giếng dầu Chunxiao ở nước ngoài, 200 km về phía đông bắc của nó. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong phạm vi radar của Đài Loan.

Máy bay cất cánh từ đường băng có thể tiếp cận bầu trời của Đài Bắc trong ít hơn 10 phút.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

>> Bài học từ hợp đồng vũ khí Mỹ - Đài Loan



Các đồng minh Mỹ ở Châu Á rồi sẽ nhận ra rằng, dù có hướng đến cái ô an ninh của Mỹ thì cũng không thể không để ý đến sự cân bằng Bắc Kinh - Washington.

Những rắc rối xung quanh hợp đồng nâng cấp vũ khí trị giá gần 6 tỷ USD của Mỹ giành cho Đài Loan dường như vẫn chưa có hồi kết. Giới phân tích nhận thấy, qua đây sẽ có nhiều bài học được rút ra trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực.

Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt và yêu cầu Mỹ xem xét lại bản hợp đồng nhạy cảm trên, nếu không sẽ hạ cấp quan hệ quân sự. Việc bán vũ khí cho Đài Loan luôn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là một hợp đồng thương mại. Nhưng tình hình hiện tại báo hiệu còn nhiều dấu hiệu phức tạp hơn nữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có thân Mỹ thế nào thì Đài Loan vẫn phải hướng về Trung Quốc để phát triển kinh tế


Trong bối cảnh suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á, Trung Quốc đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vốn được cho là sân nhà bị lãng quên mà nước này không thể đảm nhiệm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Những vấn đề nhạy cảm liên quan đến hợp đồng vũ khí với Đài Loan thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều nước Châu Á khác.

Rất nhiều nền kinh tế cần Trung Quốc để phục vụ việc phát triển, và vẫn tự hỏi quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh là có lợi hay không có lợi. Khi lên nắm quyền, người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu đã có bước cải thiện quan hệ hai bờ rõ rệt bằng việc tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (ECFA).

Đây thực sự là một chiếc ô đảm bảo cho các công ty Đài Loan làm ăn ở Trung Quốc. Nếu so với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển, người luôn nêu cao quan điểm đòi tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, thì rõ ràng Mã Anh Cửu khôn ngoan hơn rất nhiều trong quan hệ với Bắc Kinh.

Nếu giới chức Bắc Kinh có bất cứ động thái nào phá ngang ECFA, người bị ảnh hưởng đầu tiên ở Đài Loan chính là ông Mã Anh Cửu, bởi ông là người mà Bắc Kinh muốn sẽ tiếp tục ngồi chiếc ghế cao nhất điều hành hòn đảo này. Mặc dù hiện nay, đối thủ của ông ở Đảng Dân chủ Cấp tiến có nhiều biểu hiện thân thiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn chiếm được lòng tin của Trung Quốc.

Để phủ đầu người đứng đầu tương lai của Đài Loan, Bắc Kinh đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng, nếu Đài Loan không tôn trọng quan điểm đồng thuận “Một Trung Quốc”, thì mọi giao dịch thương mại sẽ bị ảnh hưởng.

Năm 1996, để phản đối ứng cử viên Lý Đăng Huy, Trung Quốc đã cho khởi động một loạt tên lửa dọc eo biển Đài Loan ngay trước kỳ bầu cử, nhưng hành động này lại mang đến kết quả ngược, và ông này đã thắng cử với một tỷ lệ ủng hộ còn cao hơn trước.

Cùng thời điểm này, Mỹ đã triển khai rất nhiều tàu hải quân tiến sâu vào eo biển Đài Loan để phô trương sức mạnh và tăng cường cam kết. Đây chính là một khía cạnh cần phải xem xét trong bối cảnh hợp đồng vũ khí lần này: sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong những năm qua, nhiều nước trong khu vực đã tăng cường thắt chặt an ninh với Mỹ, không chỉ riêng với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine mà còn cả Ấn Độ. Điều này xuất phát từ những lo ngại do sự quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp hải đảo, và việc Trung Quốc tăng cường bảo vệ Bình Nhưỡng.

Nhưng ngay cả khi nhiều nước Châu Á đã nhận được sự bảo đảm an ninh của Mỹ thì vẫn còn nhiều quan ngại về khả năng duy trì sức mạnh của Mỹ ở khu vực. Dù Chính quyền Obama được cho là đã có nhiều bước đi đúng đắn, nhưng nền kinh tế tiếp tục suy yếu và món nợ công khổng lồ vẫn còn là mối lo.

Đối với nhiều người Mỹ, việc quân đội nước này hiện diện ở Châu Á thực sự là một cuộc chơi xa xỉ và cần phải cắt giảm. Khi mà cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần thì dư luận nước này lại dấy lên câu hỏi tại sao Mỹ chi tiêu quá nhiều tiền cho sự hiện diện của mình ở Châu Á và sẽ hiện diện ở đây đến bao giờ.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể đảm bảo an ninh cho các đồng minh Châu Á tới bao giờ khi mà gánh nặng ngân sách đang ngày một phình to? - ảnh minh họa


Vì thế, không chỉ Đài Loan, mà các đồng minh khác của Mỹ ở Châu Á phải đặt câu hỏi Mỹ sẽ phản ứng để bảo vệ mình như thế nào. Các đồng minh này rồi sẽ nhận được một bài học về giá trị của sự độc lập trong quan hệ với Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Đáng chú ý, hợp đồng vũ khí Mỹ - Đài lần này đã nhẹ nhàng đi rất nhiều khi Mỹ quyết định chỉ nâng cấp thay vì bán vũ khí mới cho Đài Loan. Hơn nữa, ngay cả khi việc nâng cấp này hoàn thiện, thì theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì lợi thế quân sự hơn hẳn so với Đài Loan. Với thực tế này, chính quyền Obama không thể nhắm mắt làm ngơ mà không lo bị sói mòn quan hệ với Đài Loan.

Về phần mình, Bắc Kinh hiện cũng giới hạn phản ứng ở mức độ ngoại giao, thay vì những phát biểu đao to búa lớn hoặc đe dọa hành động trả đũa. Bắc Kinh cũng đủ tỉnh tảo để hiểu rằng, bối cảnh hiện nay, phản ứng như vậy là vừa đủ.

Hướng đến cái ô an ninh của Mỹ trong khi vẫn tăng cường trao đổi thương mại với Trung Quốc đang là bước đi phổ biến của các đồng minh Mỹ ở khu vực. Đó là thực tế hiện nay, không chỉ với Đài Loan, mà tất cả các đồng minh khác của Mỹ đều nhận thấy rằng, để thay đổi nó đột ngột là rất khó.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Đài Loan đẩy mạnh sản xuất vũ khí



Đài Loan đang nỗ lực phát triển và tự chế tạo vũ khí khi các hợp đồng quân sự với Mỹ ngày càng trở nên khó khăn.


Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan được đẩy mạnh và họ tập trung và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến.

Hiện nay, Học viện khoa học và công nghệ Trung Sơn (Chungshan) (CSIST) và Tập đoàn phát triển công nghiệp vũ trụ (AIDC) do nhà nước điều hành là 2 đơn vị chính chịu trách nhiệm phát triển các loại vũ khí mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu IDF-II là một biểu tượng của việc tự lập trong sản xuất vũ khí của Đài Loan.


Theo kế hoạch, những chương trình chế tạo vũ khí hiện đại mà quốc đảo này đang theo đuổi gồm: UAV chống radar, vũ khí phát xung điện từ, các vũ khí siêu thanh, UAV tầm xa, công nghệ tàu tàng hình và tàu 2 thân.

Trong những năm gần đây, Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các vũ khí được xếp vào loại tấn công như tên lửa chống radar siêu tốc AGM-88.

Vào ngày 6/9/2011, ông Lin Yu-fang – nghị sĩ đại diện cho Quốc dân Đảng cầm quyền tuyên bố kế hoạch sản tên lửa Vạn Kiếm bắt đầu trong khoảng từ năm 2014-2018.

Vạn Kiếm được thiết kế dựa trên nguyên mẫu AGM-154 của Mỹ và sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu F-CK-1 IDF.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 "đình đám" do Đài Loan tự chế tạo.


Ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan đã sử dụng chính sách “phát triển theo hình xoắn ốc”, dần dần nâng cao kỹ thuật từng bước thông qua quá trình sản xuất, mỗi sản phẩm mới sẽ là một bước tiến nhỏ về mặt công nghệ.

Máy bay chiến đấu IDF-II là một ví dụ điển hình khi được trăng bị hệ thống do thám, quan sát, giao tiếp, điều khiển và ra lệnh Po Sheng/Syun An mới. Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 và tên lửa đất đối không Thiên Cung cải tiến do CSIST thiết kế cũng là ví dụ tương tự.

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển của CSIST, Bộ quốc phòng Đài Loan đã lên kế hoạch nâng cấp CSIST trở thành một học viện cấp bộ có tên Học viện khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Sơn.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Trấn an tinh thần bằng tên lửa Hùng Phong



Đài Loan đã khoe biến thể của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III ngay sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong-III được giới thiệu tại triển lãm TADTE, phía sau là pano quảng cáo tên lửa này đang đánh chìm một tàu sân bay (ảnh: CNA)


Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang dõi theo từng bước tiến triển của tàu sân bay Thi Lang. Sự kiện tàu sân bay Thi Lang rẽ những bước sóng đầu tiên bằng tàu kéo đánh dấu một cột mốc quan trong trọng lộ trình sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc.

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hôm qua 10/8, Đài Loan cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu khá hoành tráng về một tên lửa chống tàu mới tại Triển lãm công nghệ quốc phòng Đài Loan TADTE được tổ chức tại Đài Bắc.

Loại tên lửa mới được giới thiệu chính là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III. Gian hàng trưng bày tên lửa Hùng Phong-III được bố trí ngay tại vị trí nổi bật nhất trong triển lãm.

Các phóng viên cũng như khách tham quan đã có được một cái nhìn đầy đủ nhất về tên lửa chống tàu mới này, ít nhất là hình dáng khí động học đầy đủ của tên lửa.


Tập trung đánh thủng đáy tàu

Hùng Phong-III là một tên lửa chống tàu siêu âm, có thể triển khai hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. Có thể phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ tàu khu trục. Tên lửa có tầm bắn tối đa là 300km.

Tên lửa được phát triển tại Viện khoa học công nghệ Trung Sơn (Chung Shan) CSIST, được khởi xướng từ năm 1995, bắt đầu sản xuất vào năm 2007, dự định chính thức đưa vào trang bị trong năm 2012.

Tên lửa này được giới thiệu là có công nghệ phát triển khá hiện đại, tên lửa sử dụng radar chủ động băng tần X cải tiến khả năng bắm bắt và xử lý mục tiêu. Thời gian phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu tốt hơn so với biến thể Hùng Phong-II.

Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 225kg, với ngòi nổ thông minh, đầu đạn được thiết kế với lực nổ có định hướng. Theo đó, ngòi nổ thông minh sẽ kích hoạt đầu đạn và hướng toàn bộ sức mạnh của vụ nổ xuống phía dưới sau khi tên lửa đã xuyên thủng qua vỏ tàu.

Các nhà thiết kế của Đài Loan cho rằng, kiểu thiết kế này sẽ phát huy tối đa sức mạnh của đầu đạn, hướng vụ nổ để đánh thủng đáy tàu là cách nhanh nhất để nhấm chìm bất kỳ tàu chiến nào.

Sản xuất ít nhất 900 tên lửa Hùng Phong-III

Ban đầu tên lửa được thiết kế với tầm bắn tối đa là 300km, nhưng thực tế tên lửa chỉ đạt được tầm bắn tối đa là 130km, các nhà thiết kế đã phải giảm khối lượng của đầu đạn từ 225kg xuống còn 120kg để tăng tầm bắn.

Khi các phóng viên tham dự triển lãm đặt câu hỏi, có bao nhiêu tên lửa sẽ được sản xuất và triển khai trong thời gian tới. Ông Chiang Wu-ing, Phó giám đốc chương trình Hùng Phong tại CSIST đã từ chối xác nhận điều này. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin không chính thức, Đài Loan sẽ sản xuất và đưa vào trang bị khoảng 900 tên lửa Hùng Phong-III.

Buổi giới thiệu trước công chúng khá hoành tráng này cũng úp mở cho thấy mục tiêu của chương trình phát triển tên lửa này không nằm ngoài mục đích đối trọng lại với sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Ukraine.

Nhìn nhận về sự phát triển của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III, một số ý kiến tại Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-III sẽ là một “sát thủ” đối với tàu sân bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các lần thử nghiệm thực tế, không ít lần tên lửa này bắn trượt mục tiêu.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Hùng Phong 'xịt', Đài Loan 'ngượng' với Trung Quốc




Hôm thứ 3 (28/6), Bộ quốc phòng Đài Loan chính thức xác nhận vụ thử tên lửa hành trình đối hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III đã thất bại.


Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Hsiung Feng III đã không đánh trúng mục tiêu trên biển trong một cuộc diễn tập hải quân thường niên. Bộ quốc phòng nước này giải thích việc thất bại này là do lỗi trục trặc của hệ thống máy tính.

Đài Loan bắt đầu triển khai Hsiung Feng III trên chiến hạm từ năm 2011 để đáp trả lại sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Nhưng giới lãnh đạo Quân đội Đài Loan đã được phen “đỏ mặt” khi hai vụ thử tên lửa đều thất bại đầu năm nay và phải nhận sự chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Mã Anh Cửu.



Sát thủ diệt hạm Hsiung Feng III tiếp tục "tịt ngòi".


Theo tờ China Times (trụ sở tại Đài Bắc), vụ thử tên lửa mới nhất bị thất bại này đã gây sự “lúng túng” cho Hải quân Đài Loan, bởi nó “trùng” với sự kiện Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận ở trên biển Đông (Trung Quốc và Đài Loan gọi là Nam Hải) vào giữa tháng 6.

Mối quan hệ Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện nhiều kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống năm 2008. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực để thu hồi.

Tên lửa hành trình tầm xa Hsiung Feng III do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo. Hsiung Feng III có tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp radar dẫn đường chủ động ở pha cuối.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Đài Loan - khách hàng đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất



Defense News dẫn lời đại diện Lực lượng Lục quân Mỹ cho biết, Đài Loan sẽ nhận 30 trực thăng phiên bản mới nhất AH-64D Block-3 Apache Longbow trong khuôn khổ hợp đồng ký kết với chính quyền Mỹ.



Trực thăng AH-64D Apache của Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)


Theo đánh giá của Flight International, hợp đồng tỏ rõ việc duy trì chính sách ủng hộ quân sự Đài Loan của Mỹ bất chấp sự phản đối gay gắt của Bắc Kinh.

Theo tuyên bố của giám đốc dự án AH-64, đại tá Shane Openshaw, việc sản xuất trực thăng đầu tiên dành cho Lực lượng Vũ trang Đài Loan sẽ được bắt đầu vào tháng 10 trong khuôn khổ giai đoạn sản xuất quy mô nhỏ trực thăng AH-64D Block 3 Apache dành cho Lục quân Mỹ. Dự kiến, việc cung cấp tất cả trực thăng Mỹ cho Đài Loan sẽ kết thúc trong năm 2012-2013.

Chương trình mua trực thăng AH-64D Apache Block-3 được biết đến ở Đài Loan với tên gọi Sky Eagle.

Tháng 10/2008, Cơ quan hợp tác quốc phòng và an ninh (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo lên Quốc hội Mỹ kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow cho Đài Loan trong chương trình “Mua bán quân sự nước ngoài” trị giá 2,532 tỷ USD kèm theo vũ khí và thiết bị. Trực thăng AH-64D cần được trang bị tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire Longbow và tên lửa “không đối không” Stinger Block 1.

Đài Loan đã trở thành khách hàng nước ngoài chính thức đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất. Tháng 10/2010, DSCA cũng thông báo lên Quốc hội việc khả năng bán cho Ả Rập Xê út 36 trực thăng AH-64D Block-3.

Trực thăng AH-64D Block-3 là phiên bản mới nhất của dòng trực thăng Apache.

Thỏa thuận máy bay trực thăng này “chắc chắn giúp tăng cường khả năng tác chiến hải quân, chống đổ bộ và tác chiến mặt đất” vào cả ban ngày lẫn ban đêm cũng như duy trì cân bằng quân sự trong khu vực.

Công ty Boeing dự định cung cấp trực thăng đầu tiên AH-64D Block-3 cho Lục quân Mỹ vào tháng 10/2011. Hiện nay, công ty đang hoàn thành việc lắp ráp 3 trực thăng đầu tiên. Đến năm 2026, Lực lượng Lục quân Mỹ có kế hoạch đưa 699 trực thăng phiên bản mới nhất vào sử dụng. Trong số này có 643 chiếc sẽ có được nhờ vào việc nâng cấp những trực thăng đang vận hành và 56 chiếc sẽ được chế tạo mới.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang