Giữ Trường Sa bằng tiêm kích, tàu ngầm hay tên lửa tầm xa? Câu trả lời của Đại tướng Phạm Văn Trà là bằng con người. Bờ mạnh, biển mới vững. >> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam >> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông Tiêm kích Su-27 Ngày 15/6/2012, Trung đoàn KQ 940, Sư đoàn 372, đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Trao đổi kinh nghiệm trước giờ xuất kích Kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay Su-27 xuất kích Tiêm kích đánh chặn Su-27 hùng dũng lướt trên vùng trời tổ quốc Cùng với Su-27 và Su-30, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân đội Việt Nam còn có tên lửa S-300PMU1, Yakhont, tương lai là BrahMos… quan trọng nhất trong số tên lửa Việt Nam hiện có là loại tên lửa được Liên Xô bán cho Việt Nam và nó đã tồn tại trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu. Hình ảnh tên lửa chống hạm hạng nặng của Việt Nam được trang bị cho tàu chiến Molniya thuộc dự án 1241. Những chiếc tàu chiến này của Việt Nam có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm loại này. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Tuy đã có trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ rất lâu, nhưng loại tên lửa này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong lực lượng tên lửa của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được tên lửa loại này dùng cho tàu chiến và tàu ngầm nhưng đã sản xuất được loại dùng chở bằng xe đặc chủng. Hiện trong kho tên lửa của Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion P trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont. Cùng với máy bay, tên lửa, Hải quân Việt Nam chuẩn bị thành lập hạm đội tàu ngầm. Phía Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giáo cho Việt Nam 2 chiếc đầu tiên vào cuối năm 2013. Với việc thành lập hạm đội tàu ngầm sẽ đưa Hải quân Việt Nam có thêm sức mạnh đáng kể để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cùng với việc trang bị những vũ khí hiện đại, Quân đội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước. (Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam) “Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia vững mạnh và sâu sắc” - Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman đã khẳng định tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình “Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam” diễn ra chiều 26/2 tại Hà Nội. Tuy có vũ khí hiện đại nhưng yếu tố con người vẫn được Quân đội Việt Nam đặt lên hàng đầu. Nói về điều này, Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được" |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Shaddock. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Shaddock. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
>> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 1)
Tên lửa đối hải, vũ khí chủ công để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, luôn là mối đe dọa đáng sợ đối với các tàu chiến hiện đại.
>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 2) >> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 3) >> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ cuối) Tên lửa đối hải là vũ khí của các tàu chiến, hầu hết bay ở tầm thấp, có thể bay với vận tốc dưới âm hay vượt âm. Tên lửa đối hải thường sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và rada chủ động hay hệ thống hồng ngoại thụ động, viết tắt là ASM (Anti-Ship Missile), nhưng cũng thường được gọi là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất. Trước đây, loại tên lửa này thường được chú trọng vì có tầm bắn xa, đầu nổ có sức công phá lớn hơn nhiều so với các loại hỏa lực trên tàu khác như pháo tàu, ngư lôi. Ảnh khu trục hạm Eilat chụp 3 tháng trước khi bị bắn chìm. Việc tầu khu trục Eilat của Israel bị tên lửa SS-N-2 bắn hạ trong cuộc chiến với Ai Cập đánh dấu một bước ngoặt mới đối với tác chiến trên biển. Tên lửa đối hải là một mối đe dọa đáng kể đối với các tàu chiến hiện đại và nó được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điều khiển thông minh được ứng dụng rộng rãi thì việc sử dụng các tên lửa đối hải tầm xa lại càng được các nước quan tâm để trang bị cho hải quân của mình. Tên lửa đối hải có thể được phóng từ nhiều trạm phóng khác nhau, gồm: tàu chiến (các loại tàu tham chiến trên mặt nước); tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và các phương tiện cơ giới trên bộ. Nga là nước nghiên cứu chế tạo nhiều loại tên lửa đối hải để sử dụng cho hải quân và xuất khẩu. Một số loại tên lửa đối hải của Nga qua các thời kỳ gồm: Họ tên lửa SS-N-2 SS-N-2 (NATO gọi là Styx) có tên thiết kế đặt theo các phiên bản khác nhau là P-15, P-20, P-21, P-22 và P-27. SS-N-2 là tên lửa hành trình, đối hải đầu tiên của Nga. SS-N-2 được thiết kế từ đầu những năm 1950 và chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô vào năm 1967. SS-N-2 tham chiến lần đầu vào năm 1967 trong cuộc chiến giữa Ai Cập và Israel. Trong cuộc chiến này, Ai Cập đã bắn ba tên lửa SS-N-2, đánh chìm khu trục hạm Eilat của Israel. Thông số kỹ thuật SS-N-2 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, có tầm hoạt động từ 40 đến 80 km, vận tốc đạt 0,9M (0,9 lần tốc độ âm thanh). Tên lửa được thiết kế có chiều dài 5,8 m, chiều rộng 0,76 m và sải cánh rộng 2,4 m. Khối lượng của tên lửa phụ thuộc vào từng phiên bản khác nhau, 2.125 kg (kiểu SS-N-2A), 2.500 kg (kiểu P-20); đầu nổ 480 kg (kiểu SS-N-2A), 500 kg (kiểu P-20). Với khối lượng đầu nổ lên tới 500kg, SS-N-2 trở thành nỗi ám ảnh của các loại tàu chiến nổi.Các phiên bản khác nhau của SS-N-2 P-15M Termit: đây là phiên bản cải tiến của P-15, được trang bị hệ thống dẫn đường mới và các cánh của tên lửa có thể gập lại. P-20 Rubezh cũng là một biến thể của P-15 thông qua việc tăng tầm bắn bằng cách sử dụng một loại nhiên liệu mới. Một số tính năng khác cũng được cải tiến trên phiên bản này, gồm: tăng tầm hoạt động của radar, cải tiến hệ thống khóa mục tiêu và bổ sung tính năng chống nhiễu do Ấn độ sản xuất. P-20 Rubezh sử dụng đầu dò MS-2A, là một loại rada có tầm hoạt động rộng, khả năng chính xác cáo, khó bị phát hiện bởi đối phương và chống phân mảnh. P-21 Rubezh cũng là một biến thể của P-15, được trang bị thêm đầu dò hồng ngoại. P-22 Rubezh được cải tiến từ phiên bản P-20M, trang bị đầu dò hồng ngoại, được đặt ở mũi của tên lửa. Đầu dò này được sử dụng dự phòng trong trường hợp đầu dò radar bị gây nhiễu. P-27 Rubezh cũng được cải tiến từ P-20M, trang bị đầu dò hoạt động ở dải tần L. Cơ chế hoạt động SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Đây là loại tên lửa được điều khiển theo chế độ “bắn và quên”, đầu tự dẫn chủ yếu dùng radar chủ động, có loại dùng hồng ngoại. Khi tên lửa được phóng từ tầu, trong thời gian đầu, tên lửa sẽ hoạt động ở chế độ tự dẫn cho đến khi đến gần mục tiêu, rada tích cực sẽ kích hoạt, giúp điều khiển tên lửa tấn công chính xác mục tiêu. SS-N-2 thường được trang bị cho các tàu lớp Osa-Il, Tarantul I. Ảnh nạp tên lửa trên tàu chiến lớp Tarantul I. Điểm yếu lớn nhất của loại tên lửa này là thay vì dùng động cơ phản lực dùng không khí thì nó lại dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nó. Ngày nay, với tốc độ chậm, kích thước lớn và thiết kế khí động kém không cho phép cơ động gấp, các tên lửa dòng P-15 dù được nâng cấp hệ dẫn đường tiên tiến cùng thiết bị chống nhiễu mới nhất cũng khó còn đảm đương được nhiệm vụ nguyên thủy của nó là chống chiến hạm được nữa do quá dễ bị phát hiện từ xa và bắn hạ dễ dàng nhưng bù lại nó có khung thân rất rộng cùng đầu đạn lớn nên rất thuận lợi cho việc hoán cải công năng thành tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Họ tên lửa SS-N-3 SS-N-3 là loại tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, nhằm chống lại các hạm đội tàu sân bay. SS-N-3 (NATO gọi là Shaddock và SS-C-1) có tên thiết kế theo các phiên bản khác nhau là P-5, P-6, P-35 và S-35. SS-N-3 có kích thước 0,96x11,85 m; sải cánh rộng 3,2 m; tầm hoạt động từ 460-500 km; đầu tự dẫn dùng radar chủ động kết hợp điều khiển bằng lệnh; trọng lượng tùy theo phiên bản, giao động từ 4.600-5.400 kg; đầu nổ nặng 900 kg; động cơ đẩy dùng động cơ nhiên liệu lỏng. Tên lửa Shaddock được Liên Xô chế tạo nhằm tiêu diệt các cụm tàu sân bay của đối phương. Phiên bản đầu tiên của SS-N-3 là P-5, sử dụng hệ dẫn đường bằng quán tính, được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II, Whiskey Conversion và Juliett. P-5 sử dụng loại cánh gập được, do đó có thể trang bị cho các loại tầm ngầm loại nhỏ. P-5 có tầm bắn lên tới 500 km, hoạt động ở độ cao từ 100-400 m và hành trình ở tốc độ 0.9 M. Vào những năm 1960, P-5 có thể xuyên thủng qua hệ thống phòng thủ bờ biển của Mỹ. Phiên bản P-6 được thiết kế với độ chính xác cao hơn so với P-5 và sử dụng vào mục đích tấn công các tàu sân bay của Mỹ. P-6 được trang bị cho các tàu ngầm loại Echo II và Juliett, sử dụng hệ dẫn đường bằng rada tích cực. P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Tàu ngầm Juliett được trang bị tên lửa Shaddock mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường Phiên bản P-35 (NATO gọi là SEPAL), cũng sử dụng hệ dẫn đường bằng radar, được trang bị cho các tàu khu trục lớp Grozny và Sevastopol. P-35 có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoạt động với vận tốc 1,2 M, đây là loại tên lửa có tốc độ vượt âm. Phiên bản S-35 được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đặt trên xe chuyên dùng. Phiên bản S-35 được khai hỏa. Để phóng P-5, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên mặt nước, kích hoạt radar dẫn đường để điều khiển tên lửa hướng tới mục tiêu. Sau khi phóng, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới vận tốc cực đại, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với radar dẫn đường. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV. Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không. Thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động. Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp (nhưng vẫn ở tốc độ siêu âm) rồi chui xuống nước 10 - 20 m trước khi tới mục tiêu và phát nổ để phá hoại mục tiêu dưới nước, tăng mức độ thiệt hại cho đối phương. |
Nhãn:
Hải quân Việt Nam,
liên xô,
Nga,
Styx,
Tàu lớp Osa-Il,
tên lửa,
Tên lửa chống hạm,
Tên lửa đối hải,
Tên lửa Shaddock,
Tên lửa SS-N-2,
Tên lửa SS-N-3
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)