Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công ty Northrop Grumman

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Northrop Grumman. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Northrop Grumman. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Mỹ thử nghiệm vũ khí viba thế hệ 2



Quân đội Mỹ đã sẵn sàng thử nghiệm một mẫu vũ khí đối kháng điện tử sử dụng sóng viba năng lượng cao (High-power microwave) có tên HPM-CE.

Theo hãng Northrop Grumman, dự án chế tạo vũ khí sử dụng chùm sóng viba gắn trên các loại xe cộ chiến đấu có tên HPM-CE đã hoàn tất và sẵn sàng cho những thử nghiệm thực địa đầu tiên.

Công ty cho biết, loại vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại các hệ thống điện tử của quân địch như các cảm biến, các hệ thống điều khiển bắn, radar.



Vũ khí viba có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị điện tử với hiệu quả rất cao.


Sóng viba được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc.

Không những thế, thứ vũ khí này còn có thể dễ dàng chuyển đổi thành “tấm khiên” phòng thủ chống lại các loại bom đạn dẫn đường thông minh, UAV tấn công của đối phương hay trang bị trên máy bay giúp chống lại các loại tên lửa tầm nhiệt.


Sóng viba năng lượng thấp đã được nghiên cứu sử dụng làm vũ khí giải tán đám đông không gây chết người.



Thiết bị HPM-CE của Northrop Grumman là vũ khí viba năng lượng cao thế hệ mới có kích cỡ nhỏ, dễ dàng tích hợp nên các loại xe cộ hạng nhẹ

Vũ khí sóng viba năng lượng cao HPM không phải là mới. Trước đây, Mỹ đã sử dụng máy phát sóng viba năng lượng cao gắn trên tên lửa Tomahawk để tấn công các hệ thống phòng thủ của Iraq hay các loại bom viba đã được máy bay B-2 thả xuống Nam Tư

Tuy nhiên, Northrop Grumman cho biết vũ khí viba họ phát triển lần này tinh xảo hơn rất nhiều so với những loại đã được sử dụng. Nếu như các loại đầu đạn viba kiểu cũ đều sử dụng dầu làm chất cách điện và có kích cỡ rất to thì HPM-CE lại sử dụng nhựa epoxy và có kích cỡ chỉ bằng 1/3 thiết bị kiểu cũ.

Hơn nữa, HPM-CE chỉ sử dụng nguồn điện một chiều 12V công suất chỉ có 200 mW khiến việc cung cấp năng lượng cho thiết bị đơn giản hơn nhiều. Chùm sóng viba phát ra có tần số 1,2-1,3 GHz và có góc mở đạt 30 độ.

Toàn bộ hệ thống HPM-CE có hình ống với đường kính 30cm, dài 3,66m và chỉ có khối lượng 227kg.

Với kích cỡ này, HPM-CE có thể dễ dàng gắn lên rất nhiều loại thân xe thiết giáp chở quân hay xe bọc thép chống mìn trang bị trong quân đội Mỹ hay các nước đồng minh.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát triển 'đòn tấn công nhanh toàn cầu'



Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ AFRL đã công bố yêu cầu cung cấp thông tin về các dự án phát triển vũ khí động học hoặc phi động học.


Tất cả để thực hiện “đòn tấn công nhanh toàn cầu”.

AFRL chỉ nêu rằng, các hệ thống vũ khí mới phải đem lại khả năng thực hiện các đòn tấn công nhanh, chính xác cao chống các mục tiêu đối phương ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, không phụ thuộc vào việc ở khu vực đó có các căn cứ quân sự Mỹ hay không.

Đơn dự thầu đã được các công ty Northrop Grumman và Boeing của Mỹ nộp. Không loại trừ sẽ có cả sự tham gia của Lockheed Martin. Hiện chưa rõ, các công ty Mỹ sẽ đưa ra các loại vũ khí nào để dự thầu.

Boeing đang hợp tác với Không quân Mỹ phát triển tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider với động cơ phản lực không khí dòng thẳng siêu vượt âm. Lockheed Martin thì đang nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu vượt âm Falcon HTV-2.



X-51A Waverider chuẩn bị lắp lên B-52 phóng thử nghiệm.


Hơn nữa, do trong bản giới thiệu cuộc thầu của AFRL không hề nhắc đến từ “siêu vượt âm” nên có thể người ta nói đến cả các tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường.

Tháng 4/2010, có tin dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta đang phát triển tên lửa đường đạn xuyên lục địa mang đầu đạn thông thường dùng để tấn công bất cứ vị trí nào trên trái đất trong vòng 1 giờ. Loại vũ khí mới sẽ được triển khai trên lãnh thổ Mỹ, còn các bệ phóng lại có thể mở cửa cho các thanh sát viên nước ngoài.

Dự đoán, loại tên lửa mới có biên dạng bay thay đổi của Mỹ sẽ được nhận vào trang bị sớm nhất là vào năm 2015. Năm 2011, Mỹ chi cho việc chế tạo vũ khí này 240 triệu USD.

Cần lưu ý là Mỹ sẽ phải đàm phán đồng thời với một số nước trước khi đưa tên lửa mới vào trang bị. Bởi lẽ, việc phóng một tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường trên lãnh thổ Mỹ song bay ra ngoài biên giới nước này có thể đánh động hệ thống báo động tấn công tên lửa trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc.


[BDV news]



Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

>> Phát hiện kẻ thù qua “con mắt” của UAV



Trong cuộc tập trận của Lục quân Mỹ tại bãi tập Dugway, đã thử nghiệm thành công hệ thống không thám HART của công ty Northrop Grumman.

Lần đầu tiên, những khả năng của các phương tiện quan sát không người lái khác nhau đã được hợp nhất thành một tổ hợp đòi hỏi sự tham gia ít nhất của người lính và nâng cao đột biến khả năng nắm tình hình của binh sĩ.




Hệ thống HART (Heterogeneous Airborne Reconnaissance Team), ở chế độ tự động, điều khiển các loại máy bay có người lái và không người lái khác nhau, các sensor của chúng và sau đó theo yêu cầu thì cung cấp cho người lính bộ binh luồng tin video, dữ liệu ảnh và thông tin khác. Nói một cách khác, toàn bộ sự đa dạng của máy bay từ các máy bay trinh sát “chiến lược” có người lái E-8 JSTARS cho đến máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ Raven được hợp nhất vào một mạng ảo.

Người lính trên chiến trường không cần gánh vác công việc điều khiển UAV hay các sensor, mà chỉ cần từ máy tính xách tay gửi yêu cầu tới HART và hầu như nhận được toàn bộ thông tin thời gian thực chẳng hạn về các vị trí của đối phương ở sau ngọn đồi. HART cung cấp cho binh sĩ những khả năng thực sự hiếm có để tạo bức tranh 3 chiều chiến trường khi mà bất cứ người lính nào cũng có thể lập tức tận dụng những thông tin chi tiết về bất cứ điểm nào trong không gian. HART Đồng thời duy trì hoạt động với đến 50 máy bay và xử lý tới 50 yêu cầu.

HART cho phép không chỉ xem truyền trực tiếp từ phương tiện trinh sát trên không mà còn nhanh chóng nhận được thông tin địa lý cần thiết, điều giúp loại trừ gần như hoàn toàn ưu thế am hiểu địa hình của mình của đối phương. Bao vây, vu hồi, phục kích sẽ hầu như bất khả thi đối với những người lính sử dụng hệ thống HART. Hiển nhiên là để làm việc đó cần phải giành được ưu thế trên không và triển khai các UAV và máy bay trinh sát có người lái.

Trong cuộc tập trận, phần mềm và thiết bị của hệ thống HART đã có thể tự hoạt điều khiển một số hệ thống UAV chiến thuật, trong đó có các UAV Shadow, Raven, Hunter và Bat. HART cũng có khả năng làm việc với các UAV cỡ lớn như Global Hawk, Predator, Х-47В và trực thăng không người lái Fire Scout.

Một trong những phẩm chất chủ yếu của HART là nó không phụ thuộc vào phương tiện mang và không đòi hỏi bất kỳ sự sửa đổi nào đối với máy bay, trạm điều khiển UAV hay máy tính của binh lính. Điều đó cho phép triển khai hệ thống trong thời gian cực ngắn.




Dự định, các cấp chỉ huy phân đội nhỏ sẽ được trang bị các thiết bị đầu cuối của HART. Họ sẽ có thể nhận được toàn bộ thông tin từ UAV mà hiện nay chỉ có người điều khiển UAV có được. Ngoài ra, nhờ có thiết bị đầu cuối, sẽ có thể yêu cầu quan sát một khu vực nhất định, trong khi người chỉ huy không cần quan tâm đến việc điều khiển UAV vì nó sẽ làm việc hoàn toàn tự hoạt. Phần mềm của HART có khả năng thực hiện các chức năng chính của trinh sát viên: tuần tra khu vực ấn định, phát hiện các đối tượng khả nghi, tập trung vào chúng, theo dõi sự di chuyển của chúng.

Chương trình HART giải quyết được một trong những khó khăn chính trong sử dụng UAV cỡ nhỏ. Vấn đề là ở chỗ, trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đã vấp phải khó khăn khi sử dụng các UAV nhỏ gọn Raven. Được phóng lên từ bàn tay, chúng thường bị hỏng, còn những người lính thì cố sử dụng chúng để quan sát liên tục địa hình (tức là làm vai trò của UAV hạng nặng Predator), điều đó không đúng với chức năng của các UAV có thời gian bay ngắn này. Kết quả là các UAV thường không được sử dụng hoặc hỏng, không thể hoạt động, còn binh sĩ lại cố gắng theo khả năng sử dụng các sensor của các máy bay trinh sát lớn hơn và đắt tiền hơn. HART sẽ gỡ bỏ gánh nặng khai thác và điều khiển UAV này khỏi các cấp chỉ huy và cho phép hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ chính của mình.
[Vietnamdefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang